0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Khảo sát khả năng thu hồi Cu bằng dung dịch Fe2(SO4)3 H2O

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ, THU HỒI CU TỪ BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI BỎ (Trang 45 -48 )

3.4.1.1 Khảo sát ảnh hưỏng của nồng độ Fe2(SO4)3

Cân 5g bản mạch hoà tan trong các cốc chứa sẵn dung dịch Fe2(SO4)3 ở các nồng độ 0,05M; 0,1M; 0,5M; 1M; 2M. Trong các cốc thêm 10ml H2O2 30%.

Tiến hành phản ứng trong 2h. Sau đó lọc lấy dung dịch đem chuẩn độ Cu2+ thu được kết quả ở bảng 10 và đồ thị ở hình 18. Bảng 10: Kết quả khảo sát nồng độ Fe3+ CFe3+(M) 0.05 0.1 0.5 1 2 %Cu 1.792 2.56 3.712 4.096 4.736 Hình 18: Đồ thị khảo sát nồng độ Fe3+

Từ đồ thị và bảng số kiệu chúng tôi thấy rằng: Nồng độ Fe3+ càng cao thì khả năng hoà tan Cu càng lớn nhưng vì điều kiện thực nghiệm và kinh tế nên nồng độ Fe3+ thích hợp cho nghiên cứu là 0.5M.

3.4.1.2 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng

Cân 5g bản mạch hoà tan trong các cốc chứa sẵn Fe2(SO4)3 0,5M. Trong cốc thêm 10ml H2O2 30%. Tiến hành phản ứng trong các khoảng thời gian như sau: 1h, 2h, 3h,5h, 6h, 7h, 8h, 10h, 24h. Sau đó lọc lấy dung dịch đem chuẩn độ Cu2+ thu được kết quả ở bảng 11 và đồ thị ở hình 19.

Bảng 11: kết quả khảo sát thời gian Thời gian (h) 1 2 3 5 6 7 8 10 24 %Cu 2.176 3.712 4.096 4.86 4 6.01 6 7.0 4 7.424 7.6 8 7.936

Hình 19: Đồ thị khảo sát thời gian

Từ đồ thị và bảng số kiệu chúng tôi thấy rằng: Hàm lượng Cu thu được tăng theo thời gian. Tuy nhiên, sau 10h lượng Cu thu được không thay đổi nhiều, chúng tỏ quá trình hoà tan đã gần như dừng lại. Chúng tôi chọn thời gian thích hợp cho nghiên cứu là 8h.

3.4.1.3 Khảo sát hàm lượng H2O2

Cân 5g bản mạch hoà tan trong các cốc chứa sẵn dung dịch Fe2(SO4)3

0,5M. Trong các cốc thêm H2O2 30% lần lượt như sau: 0ml, 5ml, 7ml, 10ml, 15ml. Tiến hành phản ứng trong 2h. Sau đó lọc lấy dung dịch đem chuẩn độ Cu2+

thu được kết quả ở bảng 12 và đồ thị ở hình 20.

VH2O2 (ml) 0 3 5 7 10 15

%Cu 1.28 1.664 1.92 2.816 3.712 4.48

Hình 20: Đồ thị khảo sát hàm lượng H2O2

Từ đồ thị và bảng số liệu chúng tôi thấy rằng: hàm lượng H2O2 thêm vào càng nhiều thì khả năng hoà tan Cu càng lớn, phản ứng xảy ra nhanh hơn. Nhưng vì điều kiện thực nghiệm và kinh tế nên chúng tôi chọn hàm lượng H2O2 thích hợp cho nghiên cứu là 10ml.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ, THU HỒI CU TỪ BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI BỎ (Trang 45 -48 )

×