Lễ hội hiện đại không thực hiện tốt chức năng giao tiếp:

Một phần của tài liệu 232143 (Trang 58 - 60)

2. Ưu điểm của lễ hội hiện đại:

3.3 Lễ hội hiện đại không thực hiện tốt chức năng giao tiếp:

Giao tiếp lễ hội là cái lôi cuốn tích cực mọi người tham gia. Chính đặc điểm này phân biệt lễ hội với những hình thức quy mô lớn có thể quan sát từ xa hoặc bằng ti vi hoặc những sự kiện mà trong đó những người tham dự chỉ tiếp nhận các thông điệp một cách thụ động mà không có sự lựa chọn gì về vai trò của họ. Vì thế ta có thể mô tả hành động của lễ hội như một sự kết hợp của người tham dự và diễn xướng trong một bối cảnh giữa công chúng. Hầu như không có hoạt động lễ hội nào mang tính riêng tư.

Lễ hội hiện đại dường như chỉ được diễn ra để dành cho báo chí đưa tin ghi hình chứ chưa thực sự là lễ hội của nhân dân. Đó là chưa kể lễ hội hiện nay đang bị sân khấu hoá, chỉ còn hướng tới mục đích thu hút khách du lịch, tạo ra nguồn tài chính từ du lịch và tham quan, chứ không giữ được bản chất và mục đích nguyên thuỷ là tạo nên tinh thần và sức kết cấu cộng đồng nữa. Lễ hội hiện đại không xuất phát từ nhu cầu thực tế nội tại của người dân mà do nhu cầu phát triển kinh tế dịch vụ thương mại của từng địa phương muốn nhấn mạnh vào thế mạnh du lịch văn hoá mà các Cục VHTT cơ sở tổ chức.

Báo Lao động số 87(29/03/2005) có bài của Trương Tâm Thư: “Lễ hội

hành trình di sản Quảng Nam” viết: “Lễ hội hành trình di sản Quảng Nam

đã khép lại sau một tuần, lời khen “hoành tráng, ấn tượng” nhưng có những “hạt sạn” đáng tiếc trong tổ chức và điều hành các chương trình được xem là mới nhất tại lễ hội. Màn khai mạc tại sân khấu tại Thánh địa Mỹ Sơn bằng việc trình diễn thời trang áo dài Minh Hạnh xem ra không có liên quan gì tới thánh địa Mỹ Sơn, áo dài Mỹ Hạnh gần như lấy tháp Di sản để “làm nền’ trình diễn mặc dù Mỹ Hạnh đã quả quyết với báo giới là đây không phải là

trình diễn thời trang. Để phục vụ cho việc xây dựng sân khấu người ta đã chặt cây ở thánh địa, nhiều viên gạch bị rơi ra dưới tác động của nhiều người…Chỉ một số VIP, báo giới được trực tiếp dự lễ, còn hầu hết người dân và du khách bị chặn lại ở ngoài…Nhiều người bất bình vì cho rằng lễ khai mạc chỉ dành cho quan chức và truyền hình trực tiếp. Và điều này trái ngược lại hoàn toàn với quan điểm của chính ban tổ chức là “người dân và du khách là chủ thể của lễ hội”…Một số du khách thiếu ý thức và hiểu biết đứng ngồi lên cả những hiện vật thờ cúng mang tín ngưỡng tôn giáo.”

Trong cuốn “Folklore và một số thuật ngữ đương đại” của Viện Nghiên cứu Văn Hoá xuất bản 2005 có ghi: “Các cấu trúc xã hội của thành phần tham dự lễ hội là rất quan trọng. Mặc dù các lễ hội có đặc điểm chung nhưng chúng vẫn có thể khác nhau ở vẻ bề ngoài. Con đường dẫn đến sự hiểu biết thấu đáo một lễ hội nào đó là thông qua khái niệm về thành phần tham dự. Một lễ hội dựa trên cơ sở cộng đồng các cá nhân tham dự với nhiều cách và không phải tất cả mọi người đến tham dự vào những hoạt động giống nhau. Nhưng nếu những người có mặt là những người quan sát và tiêu dùng mà không phải là những người tham dự thì sự kiện đó không phải dựa trên cơ sở cộng đồng xã hội…Lễ hội phải tạo ra nhiều cơ hội cho sự tham gia rộng rãi bởi vì mục đích chung của nó phù hợp với mọi thành viên. Vì thế, nó thu hút các mối quan tâm xã hội riêng rẽ bằng cách thừa nhận sự khác biệt bên trong những ranh giới của một nhóm xã hội.”

Sở dĩ lễ hội truyền thống thu hút được sự tham gia của đông đảo nhân dân có lẽ bởi vì ngoài vui chơi giải trí ra những người tham dự lễ hội đều mơ hồ cảm thấy mình thu lại được cái gì đó như là điều may mắn, điều tốt lành… Thứ quyền lợi tinh thần vô hình đó cũng là một động lực để người dân tham gia lễ hội ngày càng đông. Lễ hội hiện đại chưa làm được điều này, mặc dù lễ hội hiện đại cũng chính là thành quả của văn hoá, là những giá trị do nhân dân làm ra. Trong thời đại ngày nay, lễ hội hiện đại là dịp để mỗi công dân của đất

những giá trị văn hoá, những di sản của dân tộc với niềm tin vào cơ đồ tươi sáng của đất nước.

Một phần của tài liệu 232143 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w