2. Ưu điểm của lễ hội hiện đại:
3.2 Lễ hội tràn lan, tốn kém:
Trong bài: “Lễ hội tràn lan, tốn kém: Bây giờ phải xiết chặt!” trên báo điện tử VietNamNet (27/5/2005) phỏng vấn ông Tạ Hữu Thanh- Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương với tít dẫn như sau: “Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Tạ Hữu Thanh tỏ ra rất bức xúc trước “hàng nghìn loại lễ hội” tổ chức tràn lan và tốn kém hiện nay. Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội, ông cho rằng cần xiết chặt ngay: “Lễ hội được làm ở cấp này, không được làm ở cấp kia, mức kinh phí bao nhiêu…”
Phóng viên đặt câu hỏi: “Dư luận và báo chí lên tiếng rằng năm nay có nhiều lễ hội tổ chức đình đám, tốn kém. Có phải mình đang hô hào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng chính là người lãng phí?”
ông Tạ Hữu Thanh trả lời: “Tôi cho rằng, lãng phí trong lễ hội bây giờ là rất lớn. Đáng lẽ những ngày lễ lớn của 2004, 2005 quy định cho rõ chỉ được làm lễ này thôi, ở cấp này thôi. Thế nhưng lễ hội như thế, trên làm một mức, dưới càng mở rộng hơn. Trung ương kỷ niệm, địa phương cũng kỉ niệm, ngành cũng có kỷ niệm. Cuối cùng, tất cả đều kỷ niệm cả, chi phí rất tốn kém. Cái đó dân kêu lắm!
Thứ hai, bây giờ ngày hội văn hoá, ngày hội du lịch chỗ nào cũng có. Thế thì cái đó, lễ thì ít mà hội thì nhiều, tràn lan thế này. Chi phí tốn kém mà hiệu quả rất thấp. Lễ hội mang tính hình thức, chủ yếu là sân khấu hoá. Chứ còn thật ra lễ hội mang tính chất quần chúng, động viên khí thế của quần chúng thì sử dụng quần chúng làm việc đó là rất ít. Chủ yếu là văn nghệ sĩ, anh em lên múa hát, làm màn trình diễn rườm rà, lãng phí ghê gớm. Tôi chưa tổng hợp hết nhưng mà có ý kiến nói là hiện nay tính đến có hàng nghìn loại lễ hội. Mà mỗi lễ hội phải chi phí tốn kém trong điều kiện chúng ta đang khó khăn. Thế thì bây giờ phải xiết chặt cái này”.
Cũng theo ông, “điều này phụ thuộc rất nhiều vào các cấp lãnh đạo. Ông nào cũng muốn địa phương mình, ngành mình cũng phải có cái gì đó để đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, khuếch trương cái bề thế của mình. Nhưng còn đem lại cái gì thì không. Bây giờ trên kỉ niệm, dưới kỉ niệm, ngành này kỉ niệm, ngành kia kỉ niệm.”
Trả lời câu hỏi: “Nhưng không thể đổ hết cho lãnh đạo địa phương vì tiền ngân sách vì nếu trung ương không duyệt thì lấy ở đâu?”
Ông cho biết: “…điều này chưa có văn bản mang tính quy phạm pháp luật điều chỉnh. Ngành, địa phương chưa có quy định, ở đây vẫn mang tính chất hô hào. Thế cho nên người hưởng ứng hô hào thì không làm, người không hưởng ứng vẫn làm bình thường. Đón huân chương, hội nghị là kỉ niệm…chứ
ta chưa có quy định: Lễ hội được làm ở cấp này, không được làm ở cấp kia, mức kinh phí bao nhiêu…Cho nên có hiện tượng mạnh ai người ấy làm. Nhiều khi tất cả các ngành, các cấp làm, ngành này ngành kia không làm cảm thấy mình lạc lõng.”
Trả lời câu hỏi: “Liệu vấn đề trên có được khắc phục trong Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?”
Ông cho biết: “Quan trọng nhất là cơ chế chính sách…Dùng lực lượng quần chúng ở đây giám sát. Đồng thời chế độ trách nhiệm của người đứng đầu phải rõ ràng.”
Cũng trong bài: “Kịch bản lễ hội giống nhau đến mức nhàm chán” trên báo Lao Động có đoạn viết: “Mỗi chương trình lễ hội khá tốn kém từ vài trăm triệu tới hàng tỉ đồng…Nhiều tiền của bỏ ra mà không thu lại hiệu quả là bao. Công chúng mất dần sự hào hứng theo dõi lễ hội văn hoá du lịch tại các địa phương.”
Báo VietNamNet (16/08/2005) có bài: “Lãng phí cơ hội& tiềm năng
là lãng phí lớn nhất” viết: “Lâu nay chúng ta đã “phê” nhiều về lãng phí, đã
bàn nhiều về những cách thức để tiết kiệm. Nhưng có vẻ như chưa có một cuộc thảo luận ráo riết về chủ đề: “Đâu là lãng phí lớn nhất và nên tiết kiệm như thế nào cho có hiệu quả thiết thực” Bài báo cũng tuyên dương việc Quảng Nam thực hiện biện pháp tiết kiệm khi: … “ quyết định gộp hàng chục buổi lễ kỷ niệm 60 năm thành lập nước thành một buổi lễ chung, bởi điều đó hoàn toàn nằm trong mục đích duy nhất trong tổ chức lễ hội của lãnh đạo tỉnh: Quảng bá hình ảnh Quảng Nam nhằm thu hút đầu tư. Với mục đích như vậy thì việc tổ chức một buổi lễ chung được tổ chức hoành tráng, ngoài ý nghĩa tiết kiệm, sẽ thu hút được giới truyền thông và cái tên Quảng Nam sẽ lại có dịp được quảng bá. Và có lẽ, những người tham dự lễ chung hoành tráng “cấp tỉnh” cũng sẽ tự hào hơn là tham dự những cái lễ lẻ tẻ cấp ngành ở nơi đang còn tìm cách thoát khỏi danh sách những tỉnh nghèo ở Việt Nam”. Bài báo
mất rất nhiều thời gian, năng lượng cho việc tổ chức, mời tham gia, ăn uống hội hè.. Vì vậy việc giản tiện các lễ hội, chú trọng đến yếu tố tinh thần hơn vật chất là việc rất có ý nghĩa. Lâu nay chúng ta kêu ca nhiều về lễ hội, về phung phí trong đầu tư và chi tiêu công nhưng thay đổi chưa được bao nhiêu.”