Thương mại hoá lễ hội- vấn đề làm đau đầu những người có tâm huyết với truyền thống dân tộc.
Nhiều năm trở lại đây, đáp ứng tâm lý “trở về cội nguồn”, lễ hội đã phát triển thành phong trào trên khắp cả nước, lễ hội có thể nói “nhiều như nấm sau mưa”, có làng chẳng có đền thiêng chùa lớn cũng cố tạo ra thần nọ, phả kia rồi dựng cờ, dựng rạp làm lễ. Còn những lễ hội có tiếng từ xưa có nơi nay đã thay màu biến sắc, thành nơi nhốn nháo làm ăn kiếm chác bằng mọi mánh lới. Đi lễ hội ở những nơi này về tâm không sáng thêm lòng không thanh tịnh mà bực bội mệt mỏi vì bị hành hạ, bị lừa…thì còn đâu niềm vui lễ hội. Hiện tượng thương mại hoá lễ hội đang diễn ra hầu khắp các lễ hội trong cả nước.
Báo Lao Động số 47 /2005, mục Sự kiện và bình luận bài “Văn hoá lễ
hội” của Tô Phán có viết: “…Thế nhưng đáng lo ngại là ngày nay lễ hội đang
bị thương mại hoá. Không ít người lợi dụng lễ hội để kiếm lợi nhuận cao bằng cách kinh doanh các loại hình dịch vụ ăn nghỉ với giá cắt cổ, bán các sản phẩm mê tín dị đoan, thậm chí có nơi còn phục hồi thủ tục trái với thuần phong mỹ tục dân tộc, làm mất trật tự trị an. Người đi dự hội trở thành đối tượng để họ móc túi dưới nhiều hình thức…Và chỉ vì có chỗ bán hàng và được quyền kinh doanh, tổ chức hoạt động nào đó mà nảy sinh ra những chuyện đau lòng, hàng xóm đánh nhau, thôn làng kiện nhau các cơ quan đưa nhau ra toà…Thương mại hoá lễ hội là một cuộc xâm lấn đầy nguy cơ, lúc thầm lặng, lúc công khai dữ dội. Điều nguy hiểm là những người tổ chức cũng như những người đi dự hội đã dần dần quen với cuộc xâm lấn đó và coi thương mại hoá lễ hội là chuyện bình thường.”
Trang nhất Báo Lao động số 45 ra ngày 15/2/2005 có bài đinh, ảnh đinh:” Cảm hứng miền quê dấu Phật”- lễ hội chùa Hương 2005 của tác
giả Việt Văn. Tác giả đưa thông tin về những hoạt động đã chuẩn bị của ban
tổ chức lễ hội như việc nạo vét suối Yến, xây dựng và cải tạo đường vào chùa…bên cạnh đó là những điều còn tồn tại chưa được giải quyết như: Chưa xây dựng được cáp treo phục vụ đành lỗi hẹn với du khách, hay nạn tắc đường, xe đò lậu vé, các loại hình dịch vụ phục vụ du khách như ăn uống không đảm bảo vệ sinh; dân chụp ảnh quấy nhiễu du khách…
Mục Sự kiện và Bình Luận trên báo Lao Động số 80 ra ngày 22/02/2005 có bài: “Chuyện Buồn ở chùa Hương” phản ánh tình trạng rác ở chùa Hương quá nhiều mà không hề được can thiệp. Đồ ăn uống, hàng hoá bày bán tràn lan, nhà trọ bẩn thỉu, nạn tắc đường…Đó là những hiện tượng không phải là mới mà đã tồn tại quá lâu ở các lễ hội nói chung. Chuyện cũ nhưng không thể không nói.
đáng buồn nhiều địa phương tổ chức lễ hội theo cách cho tư nhân đấu thầu khiến Bộ VH- TT rất không đồng tình”.
Tiếp theo tác giả trình bày: “Năm nào hội cũng đông. Và năm sau còn đông hơn năm trước. Đứng từ đồi Lim nhìn xuống dòng người đầy màu sắc cuồn cuộn đổ về đúng ngày chính hội, mới thấy Hội Lim còn duyên lắm. Nhưng đắm mình vào không gian lễ hội, lại có cảm giác Hội Lim như tấm áo đã phai nhạt màu, hay đúng hơn là sắc màu qua năm tháng đã không còn giữ được tinh khôi như thuở ban đầu”
Phần tiếp theo tác giả viết với tít phụ ‘Vẫn muốn hoài niệm”. Tại đây tác giả đã miêu tả lại những hoạt động lễ hội đặc trưng của Hội Lim trước đây mà giờ theo tác giả đã “phai nhạt”: “Hội Lim làm to…nhiều trò vui hơn do tỉnh tổ chức. Lễ tế từ mùng 10 đến hết 13 tháng Giêng tại các đình, đền chùa trong cùng Lim …Đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh biểu diễn và các tối…múa rối nước, múa kỳ lân, múa trống…của đoàn Nhà hát Tuổi Trẻ từ thủ đô về biểu diễn…Các môn thể thao mới như: Bóng chuyền được tổ chức…Giao lưu thơ, thi dệt vải, tổ tôm điếm…Văn hoá ẩm thực với Bún cá, nem làng Bùi, rượu làng Vân không lôi kéo được mấy khách. Ngược lại, mực nướng, cá chỉ vàng, dứa, táo xanh…những đồ ăn mất vệ sinh được bầy bán ở đồi Lim thì lại rất đông khách. Sản phẩm địa phương như tranh dân gian Đông Hồ được xếp cạnh các loại kính mắt, tượng thần tài, đĩa hài “Thẩy Dởm” in lậu. Các trò xiếc môtô bay, các trò chơi có thưởng nhan nhản với tiếng loa nhức đầu… Quan họ vẫn là đặc sản nhưng trên đồi Lim khó nghe được do ồn quá, không có giọng hát suất sắc. Dưới thuyền làng Lộ Bao, quan họ không hát hết mình, các “liền anh liền chị” hát vì tiền… Quan họ “chất” muốn được nghe thì phải đến nhà nghệ nhân nhưng không phải ai cũng biết và đủ thời gian để tìm lại phần ký ức đẹp đó.”
Sự biến chất, biến dạng của lễ hội truyền thống do có sự mô phỏng hay du nhập, đan xen văn hoá của các dân tộc trong và ngoài nước. Lễ hội bị thương mại hoá gây ra lãng phí, tốn kém làm mất trật tự trị an và tinh thần xã
hội gây nguy hiểm cho xã hội và nguy hại đến cá nhân con người. Không ít người trước nguồn lợi thu được từ lễ hội đã không ngần ngại biến hoạt động tinh thần này trở thành một dịch vụ kinh doanh kiếm lời béo bở. Hàng loạt nhà hàng, khách sạn, quán ăn vây quanh lễ hội, thậm chí lấn át cả lễ hội làm ảnh hưởng tới môi trường cảnh quan lễ hội và tâm lý của người trảy hội.
Báo Lao Động ra ngày 22/02/2005 có bài: “Du xuân mùa lễ hội còn
nhiều chuyện đáng buồn”. Tác giả liệt kê một số hiện tượng với các dịch vụ
đổi tiền ở Kiếp Bạc bắt chẹt du khách hay chuyện “Tiền công đức đi đâu ở Yên Tử”. Đền Trình không được tu sửa trong khi có hàng triệu du khách hàng năm…Chuyện du khách mua phải thuốc Nam giả, cây cảnh giả tại cá chùa. Đền Cửa Ông có rất nhiều ăn xin…rồi cả những người quét chùa cũng ngả nón xin tiền. Tại Cao Bằng tác giả đặt câu hỏi : “ Hội Xuân hay chợ phiên?” phản ánh tình trạng những lễ hội truyền thống tại đây tổ chức một cách lộn xộn trên những triền đất đầy rác rưởi.
Báo Lao Động số 38 ra ngày 08/02/2006 có bài: “ Hội Vật làng Sình
bị Thương mại hoá” tác giả H.V.Minh – Q.Tiến : “ Hội Vật làng Sình diễn
ra vào ngày 10 -1 Âm lịch tại đình làng Sình (Lại Ân) xã Phú Mậu- Phú Vang- Thừa Thiên Huế. Là một lễ hội giàu truyền thống thượng võ của người bản địa với lịch sử hơn 200 năm, ông cha ta mở hội để giải trí đơn thuần chứ không phải với mục đích tuyển dụng tráng sĩ.” Trong bài báo, tác giả dùng từ “Mùi tiền”, “Mùi kinh tế” để nói về hiện tượng “thương mại hoá” tại đây. Tác giả miêu tả: “giá trông xe ở đây là 5000đồng/ 1 xe máy, 2000đồng/ 1 xe đạp, 8000 đồng/ 1 người/ một vé xem hội”. Hội vật làng Sình vốn dĩ do nhân dân tổ chức để giải trí, nay người dân phải trả tiền cho chính sản phẩm văn hoá mình sáng tạo ra?? Người dân nơi đây không có tiền để vào xem, đành đứng ngoài vọng vào. Hơn thế nữa, những chiếu bạc với mức sát phạt lên tới 200.000 đồng/1 ván đã lôi kéo bao người tham gia. Các đô vật lên sới với mục đích kiếm tiền. Nhiều đô vật tham gia chỉ với mục đích chịu thua để có
(Đỏ đen công khai tại Chùa Thầy-Hà Tây)
Lễ hội biến thành nơi ăn chơi, trưng diện, tiêu tiền một cách lãng phí trở nên phổ biến. Điều này thể hiện sự kém hiểu biết và truyền thống lịch sử, cội nguồn, bản sắc dân tộc của lễ hội làm biến dạng màu sắc lễ hội.
Tình trạng lãng phí trong việc tổ chức cũng như tham gia lễ hội diễn ra tại nhiều lễ hội. Quần áo nghi lễ các loại rồi hương khói, vàng mã đã tiêu phí một số tiền không nhỏ. Theo thống kê hàng năm trong cả nước đã đốt cháy 350 tỷ đồng tiền vàng mã. Dường như ở nơi nào có đền chùa đều có nhiều vàng mã. Đồ vàng mã còn được làm mô phỏng theo thị hiếu và sinh hoạt của người dân thành phố như ti vi, tủ lạnh, xe máy, ôtô con…Đã đến lúc phải ngăn chặn tình trạng lãng phí xa xỉ với đầu óc mê tín dị đoan có xu hướng phát triển.
Tình trạng quá tải lượng khách tham gia lễ hội cũng là một vấn đề. Báo Lao Động số 43 (13/02/2006) có bài: “ Lễ hội rằm tháng Giêng đông vui
hơn nhưng không an toàn”, ở Hà Nội tất cả các đền chùa đều bị quá tải, tại
chùa Hương có 2 người chết vì bị đò chở quá tải, tại thành phố Hồ Chí Minh người dân đến chùa đông hơn mọi năm. Bình Dương có nhiều dịch vụ ăn theo lễ hội chùa Bà.
Mục đích của lễ hội là thực hiện những hoạt động văn hoá nổi trội trong đời sống con người với nhiều hình thức khác nhau nhằm phục vụ lợi ích của con người. Lễ hội là dịp để tưởng nhớ tạ ơn và “đòi hỏi” của đông đảo quần chúng nhân dân đối với đối tượng họ thờ cúng. Đồng thời cũng giúp con người ta trở về, đánh thức cội nguồn, góp phần gìn giữ và bảo lưu, phát triển
những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương dân tộc. Lễ hội cũng góp phần cố kết nâng cao các mối quan hệ trong xã hội. Với mỗi cá nhân, lễ hội là dịp vui chơi giải trí, thu nạp năng lượng cho cuộc sống mới. Tuy nhiên, điều đáng buồn là những mụcđích tốt đẹp đó của lễ hội đã bị bóp méo, thành cơ hội cho những người lợi dụng lễ hội để kiếm lời và phá hoại các giá trị văn hoá dân tộc.