Tích vô hướng và tích hữu hướng

Một phần của tài liệu Mô hình hóa các hiện tượng vật lý bằng Octave (Trang 161 - 162)

12 Bây giờ véc-tơ mới thật là véc-tơ

12.2 Tích vô hướng và tích hữu hướng

>> norm(Vhat) ans = 1

Để tínhFdta chỉ cần nhân các đại lượng vô hướng vớiVˆ. Fd = - 1/2 * C * rho * A * v^2 * Vhat

Tương tự như vậy, ta có thể tính gia tốc bằng cách chia véc-tơFdcho số vô hướng

m.

Ad = Fd / m

Để biểu diễn gia tốc trọng trường, ta tạo nên một véc-tơ gồm hai phần tử: Ag = [0; -9.8]

Phần tửxcủa gia tốc trọng trường bằng 0; phần tửybằng9,8 m/s2. Cuối cùng ta tính gia tốc tổng cộng bằng cách cộng véc-tơ lại: A = Ag + Ad;

Một điều hay trong cách tính này là ta không cần phải nghĩ nhều về từng thành phần của véc-tơ. Bằng cách coi véc-tơ không gian như những đại lượng cơ bản, ta có thể diễn tả các phép tính phức tạp một cách ngắn gọn.

12.2 Tích vô hướng và tích hữu hướng

Việc nhân một véc-tơ với số vô hướng là quá rõ ràng; cộng hai véc-tơ cũng vậy. Nhưng nhân hai véc-tơ thì tinh vi hơn. Hóa ra rằng có hai phép toán véc-tơ trông tựa như phép nhân, đó làtích vô hướngtích hữu hướng.

Tích vô hướng của hai véc-tơAB cho kết quả là số vô hướng:

d=abcosθ

trong đó a là độ lớn của A, b là độ lớn của B, còn θ là góc giữa hai véc-tơ. Ta đã biết cách tính các độ lớn, và có thể hình dung ra cách tínhθ, nhưng không cần thiết phải làm việc đó. Octave có một hàm,dot, để tính tích vô hướng.

dottính được với số chiều bất kì, miễn làAvàBcó cùng số phần tử.

Nếu một trong hai toán hạng là véc-tơ đơn vị thì bạn có thể dùng tích vô hướng để tính ra thành phần của véc-tơAtheo hướng véc-tơ đơn vịˆiđó:

s = dot(A, ihat)

Ở ví dụ này,shình chiếu vô hướngcủaAlên phươngˆi. Cònhình chiếu véc-tơ

là một véc-tơ có độ lớnstheo phươngˆi: V = dot(A, ihat) * ihat

Tích hữu hướng của hai véc-tơAB là một véc-tơ hướng vuông góc vớiAB

và có độ lớn:

c=absinθ

trong đó (một lần nữa)alà độ lớn củaA,blà độ lớn củaB, cònθlà góc giữa hai véc-tơ. Octave có một hàm,cross, để tính tích hữu hướng.

C = cross(A, B)

cross chỉ tính được với véc-tơ 3 chiều; và kết quả cũng là một véc-tơ 3 chiều khác.

Một cách hay dùng củacrosslà để tính các mô-men lực. Nếu bạn biểu diễn tay đòn mô-menRvà lựcF dưới dạng các véc-tơ 3 chiều, thì mô-men lực sẽ được tính một cách đơn giản:

Tau = cross(R, F)

Nếu các thành phần của Rđược tính bằng mét và các thành phần của F tính bằng newton, thì các thành phần trong mô-men lựcTauđược tính bằng newton- mét.

Một phần của tài liệu Mô hình hóa các hiện tượng vật lý bằng Octave (Trang 161 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)