Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức văn hóa, ngoại ngữ và bản lĩnh chính trị của những người làm

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin thời sự tiếng Anh của VTV4 (Trang 69 - 75)

- Đối thoại chiến lược Việt Nam–Hoa Kỳ lần thứ

3.1.1Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức văn hóa, ngoại ngữ và bản lĩnh chính trị của những người làm

kiến thức văn hóa, ngoại ngữ và bản lĩnh chính trị của những người làm thông tin đối ngoại

Yếu tố đầu tiên có vai trò quyết định đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình BTTA cũng như các chương trình của VTV4 là con người. Bởi vậy, có thể nói, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức văn hóa, ngoại ngữ chính là bản lĩnh chính trị của những ngi làm THĐN vừa là giải pháp có tính trước mắt, vừa là giải pháp cơ bản, lâu dài.

Trong một công việc, yếu tố con người bao giờ cũng là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công, thất bại. Trên thực tế, Ban THĐN mới chính thức được thành lập từ tháng 2/2002. Đội ngũ nhân sự của phòng tiếng Anh chưa thực sự hoạt động có hiệu quả tốt nhất và còn có nhiều sự thay đổi, không ổn định. Bởi vậy, như trong đề án nâng cao chất lượng chương trình, Ban THĐN đã đánh giá về đội ngũ làm truyền hình của VTV4 “mặc dù có thừa nhiệt tình, tâm huyết với công việc, nhưng hầu như chưa được đào tạo qua một khóa đào tạo cơ bản nào về TTĐN, sự hiểu biết về công tác này còn hạn chế, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu”.

Hiện nay, đa số cán bộ, công chức và hợp động lao động dài hạn của Ban THĐN nói chung và Phòng biên tập tiếng Anh nói riêng cơ bản đều có trình độ đại học, trên đại học. Tuy nhiên số người học chuyên ngành báo chí không nhiều. Đa phần thuộc các chuyên ngành khác mà chủ yếu là ngoại ngữ. Phần lớn các phóng viên, biên tập viên của chương trình BTTA, tuổi đời còn trẻ. Điểm mạnh của họ là năng động, xông xáo, nhiệt tình nhưng lại thiếu kinh nghiệm và nghiệp vụ báo chí đối ngoại, kinh nghiệm và bản lĩnh chính trị lại là những đòi hỏi hết sức quan trọng đối với những người làm báo. Sẽ không thể có một tác phẩm đối ngoại sâu sắc, hấp dẫn nếu tác giả của nó không có một trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có bản lĩnh và nhạy cảm chính trị, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân. Bởi vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra trước mắt và lâu dài là phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bổ sung lực lượng những người làm truyền hình giỏi chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về bản lĩnh chính trị giàu tâm huyết để đảm bảo đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình BTTA của VTV4 phục vụ nhu cầu thông tin của cộng đồng NVNONN và người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam. Ở đây, cần nói thêm rằng, sản phẩm truyền hình là kết quả của quá trình lao động, sáng tạo tập thể.

Bởi vậy, những người làm truyền hình phải được hiểu bao gồm đội ngũ phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, quay phim, kỹ thuật và cả những người làm công tác quản lý, hành chính. Điều này cũng đã được Đài THVN khẳng định, để thực hiện được mục tiêu của đề án phát triển Truyền hình đến 2010, một trong những giải pháp chủ yếu là phải “xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phù hợp với trình độ phát triển của truyền hình; cải tiến hình thức và nâng cao chất lượng đào tạo, kết hợp với các hình thức đào tạo trong nước và ngoài nước với một tỷ lệ hợp lý; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm đáp ứng nhiệm vụ được giao và chủ động nguồn cán bộ quản lý cho Đài THVN”.

Trong xã hội có sự cạnh tranh gay gắt, để đáp ứng yêu cầu của công việc, người làm truyền hình hiện đại cần phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hóa và phải tinh thông về nghiệp vụ kỹ thuật. Bởi mỗi thông điệp, mỗi tác phẩm báo chí mà người làm báo chuyển đến công chúng phải là đại diện cho sự chuẩn mực. Muốn làm được điều đó, người làm báo phải am hiểu sâu sắc, toàn diện vấn đề mà mình phản ánh trong tác phẩm.

Đây cũng là yêu cầu đòi hỏi của Đảng ta về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà báo với nội hàm cụ thể: “Chất lượng nhà báo bao gồm nhiều mặt : từ vốn kiến thức chung và kiến thức chuyên môn, năng lực nghiệp vụ và khả năng nhanh nhạy nắm bắt tình hình và định hướng đúng đắn suy nghĩ, cho đến đạo đức, tác phong và phẩm chất chính trị…”[6,tr75]. Với những người làm BTTA, ngoài những kiến thức được đề cập, mỗi cán bộ, mỗi phóng viên, biên tập viên cần không ngừng trau dồi trình độ ngoại ngữ của mình bảo đảm đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, cần có sự học hỏi, quan sát những đồng nghiệp của mình trong Ban THĐN, cũng như ở các kênh THĐN nổi tiếng trên thế giới.

Cần đặc biệt quan tâm đến nâng cao vốn kiến thức văn hóa cho những người làm truyền hình. Thứ nhất, nghề làm báo là nghề đòi hỏi phải giao tiếp rộng rãi với nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp xã hội. Bởi vậy người làm báo cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức văn hóa sâu rộng mà trước hết là văn hóa giao tiếp, ứng xử. “Trình độ tri thức và kinh nghiệm là yếu tố nền móng tạo nên tầm văn hóa của nhà báo” [40, tr.149]. Người làm báo chí truyền hình phải là người đại diện cho sự chuẩn mực từ lời ăn tiếng nói, phong cách giao tiếp. Sẽ không thể có một tác phẩm báo chí nào đạt đến độ chuẩn mực về phông kiến thức văn hóa. Đây không phải là vấn đề lý thuyết mà đòi hỏi của hiện thực. Trên thực tế, có nhiều phóng viên, biên tập viên rất thành thạo chuyên môn nghiệp vụ nhưng lại yếu về kiến thức văn hóa. Những yếu kém này biểu hiện qua sự thiếu chuẩn mực trong cử chỉ, lời nói, thái độ, phong cách khi phỏng vấn, quay phim, lên hình…Điều này gây phản cảm với công chúng. Không thể truyền bá cái hay, cái đẹp với công chúng – mà ở đây là đối tượng công chúng đặc biệt, những NVNONN và người nước ngoài – nếu bản thân những người làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền lại thiếu đi cái cơ bản nhất đó là văn hóa.

Thứ hai, sản phẩm của nhà báo viết và nghề báo có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Thông qua sản phẩm báo chí, người làm báo vừa cung cấp thông tin, vừa hướng dẫn, định hướng tư duy cho xã hội. Do đó, người làm báo cần phải có kiến thức văn hóa sâu rộng, thậm chí nhiều lĩnh vực họ phải am hiểu sâu sắc và trước mọi người. Kiến thức văn hóa phải đủ cho người làm báo có khả năng nắm bắt, phản ánh sự vật, hiện tượng nhanh và chính xác hơn mọi người. Có như vậy, người làm báo mới có thể làm tốt sứ mệnh cao cả của “loài chim báo bão”. Từ những phân tích trên, có thể nói nâng cao vốn kiến thức văn hóa cho những người làm cũng là một vấn đề quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chương trình BTTA trên VTV4.

Trong xã hội, nghề nghiệp nào cũng cần lấy cái gốc là đạo đức. Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc mang tính kế thừa luôn được xã hội thừa nhận và bổ sung. Các quan niệm về đạo đức quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội, hay nói cách khác, mỗi cá thể trong xã hội có bổn phận gìn giữ và tuân theo đạo đức. Đạo đức điều chỉnh hành vi của con người không mang tính chất cưỡng chế mà trên cơ sở tự giác. Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương sáng về phẩm cách đạo đức của dân tộc Việt Nam. Người coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, của suối. Người ta thường nhắc đến luận điểm “chính tâm, tu than…” của Khổng Tử, từ đó rút ra ý nghĩa tích cực để vận dụng vào việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng của mỗi người. Phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày. Đó cũng là công phải phải làm kiên trì, bền bỉ suốt đời không người nào có thể chủ quan, thỏa mãn bởi: “đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [28, tr.293].

Do phân công xã hội, với đặc điểm của từng ngành nghề, trên cơ sở những nguyên tắc đạo đức chung đã xuất hiện trong các mối quan hệ giữa những người cùng nghề nghiệp và giữa những người có nghề nghiệp khác nhau. Đạo đức nghề nghiệp gắn với cá nguyên tắc đạo đức của xã hội, tạo điều kiện cho mỗi người hoàn thành tốt hơn trách nhiệm, công việc chuyên môn của mình, mang lại lợi ích cho xã hội. Đó là nguyên nhân hình thành nên đạo đức thầy thuốc, nhà giáo, luật sư…

Với nghề báo, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là phấn đấu vì sự công bằng, lẽ phải, vì hạnh phúc và tiến bộ nhân loại: đấu tranh với sự bất công, các tệ nạn, mặt trái của xã hội. Bản quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của nhà

báo Việt Nam (nay là quy định) là một trong những chuẩn mực để nhân dân thẩm định, kiểm tra hoạt động của báo chí và tư cách của đội ngũ người làm báo, đồng thời cũng là ràng buộc tinh thần đối với đội ngũ nhà báo. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, một số ít nhà báo đã có những biểu hiện tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp.

Với những người làm THĐN, đạo đức nghề nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Đạo đức phải được rèn luyện thẻ thách thường xuyên, lien tụcl nó phải đợc kahwngr định qua từng chương trình; từng nội dung mà ngowif làm truyền hình thể hiện trên song. “Đường từ trái tim sẽ đến với trái tim”, những thông điệp được phát đi từ tấm lòng, suy nghĩ, tình cảm của người làm báo chắc chắn sẽ lay động con tim và khối óc của công chúng. Đây là cơ sở để chương trình BTTA của VTV4 thuyết phục, tập hợp, đoàn kết coong chúng và kiều bào ta ở nước ngoài hướng về Tổ quốc.

Nâng cao bản lĩnh chính trị của người làm THĐN là một vấn đề quan trọng cần phải đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “người hoạt động báo chí xuất bản phải theo định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước. có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính chiến đấu cao, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiến thức sâu rộng, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ ngày một nâng cao, luôn gắn bó với thực tiễn đất nước”.

Bản lĩnh chính trị của người làm báo nói chung và của những người làm THĐN nói riêng được hình thành trên cơ sở sự thấm nhuần sâu sắc Chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản lĩnh chính trị giúp cho người làm truyền hình biết lựa chọn sự kiện bản chất trong vô vàn sự kiện trong nước, quốc tế để TTĐN. Nhờ có bản lĩnh chính trị mà người làm truyền hình điều tiết được liều lượng, mức độ thông tin, nhanh nhạy, khách quan nhưng bảo đảm được tính định hướng, tuyên truyền sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội về chính trị, kinh tế, xã hội;

về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các vấn đề quốc kế dân sinh nhưng không làm lộ bí mật quốc gia, tổn hại tới lợi ích đất nước.

Làm báo là một nghề đặc thù bởi lao động cua nhà báo là lao động khoa học, tinh vi, phức tạp, có tính khám phá và phát hiện. Những người làm báo phải lăn lộn, bám sát thực tiễn, bởi báo chí phản ánh cuộc sống bằng thực tiễn, chi tiết, sự kiện, không chấp nhận sự lặp lại của thông tin cũ, nhàm chán. Truyền hình với đặc điểm thông tin trực tiếp lại càng không thể chấp nhận sự lặp lại nhàm chán đó. Hơn nữa, cộng đồng kiều bào xa Tổ quốc đa phần sống ở các nước phát triển, thường xuyên chịu áp lực về thông tin, thời gian, họ sẽ không thể kiên nhẫn tiếp nhận những thông tin đơn điệu, tẻ nhạt về cả nội dung lẫn hình thức.

Tóm lại, muốn đổi mới, nâng cao chất lượng của BTTA của VTV4 trên lĩnh vực TTĐN, giải pháp quan trọng vừa mang tính trước mắt, vừa cơ bản lâu dài là phải nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ những người làm truyền hình. Đội ngũ này bao gồm các nhà làm quản lý, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, quay phim, kỹ thuật…Những lĩnh vực cần chú trọng là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức nghề nghiệp; kiến thức văn hóa; trình độ ngoại ngữ và bản lĩnh chính trị. Đây là cơ sở để thực hiện một đội ngũ những người làm truyền hình vận động cộng đồng NVNONN trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin thời sự tiếng Anh của VTV4 (Trang 69 - 75)