Những hạn chế

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin thời sự tiếng Anh của VTV4 (Trang 63 - 68)

- Đối thoại chiến lược Việt Nam–Hoa Kỳ lần thứ

2.3.2. Những hạn chế

Tìm hiểu thực trạng chương trình Bản tin thời sự tiếng Anh dành cho NVNONN trên sóng VTV4, chúng ta đã phân tích và làm rõ những ưu điểm, thế mạnh của chương trình trong công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại thời gian qua. Cùng với việc khẳng định ưu điểm, chỉ ra những mặt hạn chế của chương trình là một việc hết sức cần thiết. Nó giúp cho chương trình ngày một hoàn thiện hơn và phục vụ tốt hơn cho công tác thông tin, tuyên truyền vận động, tập hợp cộng đồng NVNONN.

- Về nội dung: Hạn chế dễ nhận thấy là BTTA của VTV4 còn mang tính tuyên truyền áp đặt khá nặng nề. Lượng thông tin chưa thực sự dồi dào và hấp dẫn. Hay nói cách khác là BTTA chưa có sự cạnh tranh về thông tin. Điều này hết sức rõ ràng khi so sánh BTTA của VTV4 với những kênh truyền hình nổi tiếng thế giới như CCTV9, Arirang, CNN, Reuters…về nguồn thông tin, tốc độ cập nhật thông tin cũng như hình thức đưa tin. Nếu xét về những tin về Việt Nam, người xem có thể theo dõi các kênh như Reuters, AP – những kênh rất thu

hút được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới.

Bên cạnh đó, chất lượng thông tin được đưa lên sóng chưa cao, kém sức hấp dẫn. Nội dung thông tin còn nghèo nàn, kém phong phú, thông tin chủ yếu là phát lại, khai thác lại, hạn chế tính thời sự của thông tin.

Nguyên nhân của hạn chế này là do đội ngũ biên tập chương trình chưa chủ động trong sản xuất; còn lệ thuộc quá nhiều vào khai thác các chương trình trong nước. Các thông tin này được sử dụng để phục vụ công tác thông tin đối nội, chưa được xử lý ở mức phù hợp với TTĐN. Nhiều thông tin chỉ mới xử lý ở mức chuyển ngữ mà chưa chú trọng đúng mức về nội dung.

Khảo sát chương trình BTTA trong thời điểm tháng 7 năm 2007 cho chúng ta thấy rõ vấn đề này. Chương trình BTTA có tổng số 30 bản tin 30 phút với 54 tin trong đó chỉ có 15 tin phát mới do Ban đối ngoại sản xuất (chiếm tỷ lệ 27,8%).

Trên thực tế, năng lực sản xuất của Ban Truyền hình Đối ngoại còn rất khiêm tốn. Ngoài hạn chế về đội ngũ nhân sự, thiết bị máy móc kỹ thuật phục vụ cho sản xuất chương trình chưa đảm bảo so với yêu cầu. Hiện tại phòng biên tập tiếng Anh chỉ có 01 máy quay hệ DVCAM, 01 máy quay BETACAM liền xe lưu động, 01 phòng dựng chuyên cho bản tin từ 17-23 giờ hàng ngày. Bởi vậy, chương trình khai thác được sử dụng là rất lớn.

Trong BTTA của VTV4 còn thấy rõ một vấn đề về sự mất cân đối giữa tin trong nước và tin ngoài nước. Điều này có nguyên nhân sâu xa từ quan điểm chính trị của nước ta. Trước nhiều vấn đề nhạy cảm của quốc tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phát ngôn bình luận về những sự kiện đó. Bản than cách đưa tin cũng là một hình thức thể hiện quan điểm của ta, do vậy việc thận trọng trong phát ngôn đưa ra quan điểm, tránh dẫn đến tình trạng bất lợi cho nước ta trong ngoại giao cũng là một lý do trong việc mất cân đối giữa tin trong nước và tin

nước ngoài.

Qua khảo sát cho thấy ở nhiều lĩnh vực, thông tin về các vấn đề, sự kiện trong BTTA phát trên sóng VTV4 chưa tương xứng với vai trò, vị trí của một chương trình bản tin của kênh truyền hình quốc gia thực hiện nhiệm vụ TTĐN. Hạn chế này bộc lộ rõ hơn nếu so với các loại hình truyền thong đại chúng khác trong hệ thống TTĐN như Đài TTVN, TTXVN…Đơn cử sự kiện một số giáo dân tranh chấp đất đai ở phường Thái Hà, quận Đống Đa. Việc tranh chấp đất đai diễn ra khá căng thẳng trong khoảng thời gian tháng 8 năm 2008. Lợi dụng vấn đề này, một số báo chí của các phần từ phản động đã thổi phồng, xuyên tạc sự thật gây hoang mang trong dư luận thế giới và cộng đồng NVNONN.

Rất nhiều báo chí trong nước, các báo đối ngoại đã tích cực thông tin làm rõ bản chất của sự kiện này. Qua khảo sát liên tục trong tháng 8 năm 2008, hầu hết trong chương trình đều có đề cập đến vụ việc. Tuy nhiên, ngoài một số tin, phóng sự ngắn của các bản tin thời sự, có rất ít bài đi sâu vào phân tích, bình luận làm sang tỏ sự việc. Đây cũng là một hạn chế của VTV4. Hạn chế này cũng được phản ánh qua phân tích ý kiến khán giả. Có tới 60,9% số người được hỏi đánh giá chất lượng chương trình BTTA của VTV4 là bình thường; có 16,3% cho là yếu (Bảng 2). Có tới 54,9% ý kiến cho rằng đề tài phản ánh của BTTA trên VTV4 phù hợp với đối tượng công chúng là NVNONN ở mức bình thường.

- Về hình thức: Chúng ta đã phân tích hình thức đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm báo chí hay của chương trình phát thanh, truyền hình. Như vậy, những hạn chế của yếu tố hình thức cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng, hiệu quả thông tin tuyên truyền. Đối tượng của chương trình BTTA đa phần sống tập trung ở các nước phát triển, có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện truyền thong hiện đại. Bởi vậy, ngoài vấn đề nội dung, hình thức của các chương trình VTV4 cũng là yếu tố kiều bào

quan tâm. Điều này thể hiện trong số 1000 thư của khán giả gửi về cho Phòng Biên tập tiếng Anh có 34,9% thư góp ý về hình thức của chương trình.

Ý kiến đánh giá cho rằng, có 38,6% số người được hỏi cho rằng hình thức thể hiện của BTTA trên VTV4 ở mức bình thường; 31,2% nhận xét là kém hấp dẫn (Bảng 5). Ở những câu hỏi cụ thể hơn về yếu tố hình thức, như số lượng các tin, bài, có tới 32,1% ý kiến cho là thiếu (Bảng 6).

Hình thức cũng có thể được hiểu về “diện mạo” của BTTA trên VTV4, cụ thể hơn là hình ảnh của Biên tập viên, giọng nói, cách phát âm, những hình ảnh của chương trình…Những vấn đề này vẫn còn là điều thiếu sót trong BTTA của VTV4 bởi vì nguồn nhân lực thực hiện chương trình chưa thực sự được nâng cao và đảm bảo. Ngôn ngữ chưa được chuẩn về văn phong và phát âm. Những hình cắt, hình hiệu…chưa bắt mắt, hấp dẫn.

Thể loại là cơ sở để những người làm báo sang tạo tác phẩm, Truyền hình với đặc trưng là hình ảnh và âm thanh làm phươnng tiện chuyển tải thông tin, nên thế mạnh của truyền hình tập trung ở một số thể loại như tin, phóng sự, bình luận,…Nếu như các thể loại tin, bài truyền hình, BTTA cơ bản đã phát huy được vai trò của mình, thì các thể loại như phóng sự, bình luận vẫn còn rất mờ nhạt. Thế mạnh của phóng sự, theo Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn: “Là cái nhìn tươi rói của một mảnh sinh động từ cuộc sống” [31, tr.295], thì VTV4 nói chung và BTTA thiếu cái mà nó mạnh nhất – đó là nét tươi rói ấy.

Hạn chế về việc sử dụng thể loại phóng sự có nhiều lý do, nhưng theo người viết có hai lý do cơ bản. Thứ nhất: do VTV4 nói chung và BTTA nói riêng chưa chủ động trong sản xuất chương trình, đa số khai thác nội dung từ các kênh khác để phát sóng. Tỷ lệ khai thác ở chương trình lên tới 70 – 80%. Thứ hai, lý do nằm ở yếu tố con người. Hiện nay, trên phương diện lý luận vẫn chưa có sự thống nhất về phóng sự truyền hình. Bởi vậy tình trạng hiểu chưa đúng về phóng

sự hoặc chưa nắm vững tiêu chí của thể loại gắn liền với đặc trưng của loại hình báo hình vẫn còn coi trọng việc phân định “rạch ròi dẫu chỉ là tương đối” ranh giới giữa phóng sự truyền hình với các thể loại khác [31, tr.293]. Nhiều người vẫn quan niệm đơn giản phóng sự chỉ là sự kéo dài của tin và khu biệt với các thể loại khác bằng dung lượng tác phẩm. Điều này dẫn tới sự dễ dãi trong cách khai thác, xử lý đề tài, lựa chọn nhân vật, cách phỏng vấn, viết lời bình, tiếng động âm nhạc.v.v..Hệ quả tất yếu là hiệu quả thông tin, sức lay động của tác phẩm tới cộng động bị hạn chế.

Qua phân tích thực tế và ý kiến của khán giả VTV4, người viết khóa luận thấy có một số hạn chế như sau: Thứ nhất, về nội dung: nhiều tin bài chưa bám sát nhu cầu của khán giả. Một số chương trình thông tin còn nặng về tuyên truyền áp đặt một chiều. Các sự kiện liên quan đến vấn đề quan trọng chưa được phân tích, bình luận đúng mức. Nội dung thông tin nghèo nàn, kém hấp dẫn, thiếu tính cạnh tranh với các đài khác. VTV4 chưa chủ động trong việc sản xuất chương trình, công tác biên tập cũng gặp nhiều khó khăn. Thứ hai, về hình thức: Kết cấu chương trình chưa thật sự linh hoạt, chưa tạo bản sắc riêng, chưa phát huy thế mạnh của thể loại phóng sự. Đội ngũ biên tập viên chưa thực sự có tính chuyên nghiệp về hình ảnh và sử dụng ngôn ngữ, phát âm tiếng Anh. Sử dụng các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh, tiếng động, lời bình, âm nhạc trong sáng tạo tác phẩm chưa hiệu quả…

Chỉ ra những mặt hạn chế đó từ đó tìm ra giải pháp khắc phục cũng chính là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của BTTA cũng như VTV4 để chương trình phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu thông tin của công chúng là NVNONN và người nước ngoài.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin thời sự tiếng Anh của VTV4 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w