Ngôn ngữ đặc trưng của truyền hình

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin thời sự tiếng Anh của VTV4 (Trang 57 - 59)

- Đối thoại chiến lược Việt Nam–Hoa Kỳ lần thứ

2.2.3. Ngôn ngữ đặc trưng của truyền hình

Mỗi loại hình báo chí đều có những đặc trưng riêng, gắn liền với một ký hiệu thông tin. Với báo in, ký hiệu thông tin là con chữ, phát thanh là âm thanh (gồm tiếng động và âm nhạc). Còn với truyền hình, ký hiệu thông tin chính là hình ảnh động kết hợp với âm thanh. Đây là đặc trưng đồng thời là ngôn ngữ của truyền hình.

“Ngôn ngữ là một yếu tố sống còn của tác phẩm báo chí” [40, tr.172]. Ngôn ngữ chính là hệ thống tín hiệu vật chất để chuyển tải các thông điệp. Nó là phương tiện để người làm báo sáng tạo tác phẩm. Sẽ không thể có một nhà báo tài năng nếu nhà báo đó hạn chế về khả năng sử dụng ngôn ngữ. Tương tự như vậy, truyền hình chỉ thực sự hấp dẫn công chúng nếu trong mỗi tác phẩm yếu tố hình ảnh và âm thanh được phát huy tối đa vai trò của mình.

Đối với một tác phẩm truyền hình, hình ảnh là yếu tố chính hay còn có thể gọi là chính ngôn. Chỉ có nó mới có khả năng thực hiện việc phản ánh thực tế một cách sinh động và hấp dẫn cho công chúng. Nói một cách khác, để chương trình truyền hình đạt được hiệu quả thông tin tuyên truyền, cần phải quan tâm đúng mức đến yếu tố hình ảnh. Không có sự thể hiện nào lột tả được bản chất nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố đầy đủ hơn khi các thiết bị truyền hình ghi lại và phát đi hình ảnh những kẻ khủng bố dùng máy bay hành khách tấn công tòa

tháp đôi của Mỹ trong sự kiện 11/9. Cũng không bài báo, chương trình của phát thanh nào mô tả được sự tàn khốc, sức mạnh khủng khiếp của tự nhiên trong nạn động đất và sóng thần ở châu Á diễn ra năm 2004. Hình ảnh đã làm nhiệm vụ khắc họa sự kiện một cách sáng rõ nhất thông qua những cảnh then chốt hay còn gọi là cảnh lột tả bản chất. Tuy nhiên, hiệu quả thông tin còn phụ thuộc chất lượng hình ảnh. Yếu tố chất lượng hình ảnh không chỉ khẳng định giá trị nội dung mà còn tạo nên giá trị thẩm mỹ cho mỗi tác phẩm truyền hình. Cộng đồng kiều bào không thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tinh hoa văn hóa dân tộc nếu không xem một vở kịch, một tích tuồng của VTV4 với hình ảnh không rõ nét, kém chất lượng. Để hình ảnh của chương trình truyền hình đảm bảo bảo chất lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là hai yếu tố: kỹ thuật và con người. Hình ảnh trong BTTA của VTV4 trong thời gian 1.5 năm qua về cơ bản đã có sự chú trọng đến yếu tố hình ảnh.

Bên cạnh hình ảnh, âm thanh có vai trò không kém phần quan trọng. Âm thanh trong truyền hình bao gồm tiếng động tự nhiên, âm nhạc nhưng để biểu đạt nội dung thông tin thì yếu tố lời (bao gồm lời nói, lời bình) là quan trọng nhất. Lời trong truyền hình đóng vai trò khẳng định những nội dung mà hình ảnh không thể diễn tả được. Chẳng hạn, nếu trong chương trình BTTA đưa hình ảnh thiền sư Thích Nhất Hạnh và các tăng ni trở về Tổ quốc thì công chúng chỉ mới hiểu được tầng thông tin thứ nhất. Nhưng chính yếu tố lời đã nhấn mạnh thông điệp, khắc sâu dụng ý của chương trình muốn gửi đến người xem. Yếu tố lời bính đã làm rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về hòa hợp, hòa giải, đại đoàn kết dân tộc. Còn lời nói, lại bộc lộ tâm tư, tình cảm, nhận thức của người xa xứ khi trở về Tổ quốc sau nhiều năm xa cách. Ý nghĩa và hiệu quả tuyên truyền nằm chính ở tầng thông tin này và chỉ được khẳng định đầy đủ khi người làm truyền hình biết kết hợp hài hòa giữa yếu tố hình và lời. Trên cơ sở

đặc trưng của loại hình báo chí, để đạt hiệu quả thông tin, khi viết cho truyền hình cần lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc: dễ hiểu; trực tiếp không vòng vo; dùng thời hiện tại khi viết; thay danh từ bằng động từ, tránh những từ sáo rỗng… Khi viết cho truyền hình nên sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, bởi “một lời bình tốt không phải là một văn bản độc lập, nó không thể được đọc tách rời khỏi hình ảnh và âm thanh đi kèm” [9, tr.145].

Âm thanh còn bao gồm tiếng động tự nhiên, tiếng động nhân tạo và âm nhạc. Nếu biết sử dụng hợp lý, âm thanh sẽ làm cho chương trình truyền hình sinh động và giàu sức thuyết phục hơn.

Qua những lập luận trên đây, có thể khẳng định: các yếu tố ngôn ngữ kết cấu, thể loại đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên diện mạo và sức hấp dẫn của một chương trình truyền hình. Nhờ đó, nội dung thông tin được chuyển tải tới công chúng đầy đủ, sinh động, hấp dẫn. Xác định được tầm quan trọng của yếu tố hình thức, thời gian vừa qua BTTA chú trọng phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế của thể loại báo truyền hình. Chương trình BTTA của VTV4 đã thu hút được công chúng, bảo đảm được hiệu quả thông tin về mọi mặt đời sống, xã hội đến với cộng đồng NVNONN. Kết quả trưng cầu ý kiến khán giả đã cho chúng ta một cái nhìn khách quan hơn khi đánh giá về hình thức của VTV4. Khi được hỏi về hình thức thể hiện của VTV4,có 30,2 đánh giá là hấp dẫn, 38,6% cho là bình thường. Kết quả này ghi nhận những tiến bộ bước đầu của BTTA, đồng thời cho thấy cần phải quyết tâm phấn đấu hơn nữa để dành được sự quan tâm của khán giả.

Một phần của tài liệu Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin thời sự tiếng Anh của VTV4 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w