Sinh trưởng của tảo lam Spirulina platensis CNTĐB thu được trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật và vi tảo lam Spirulina trong xử lý nước thải làng nghề bún Phú Đô (Trang 68 - 71)

Sau giai đoạn xử lý nước thải làng nghề bún Phú Đô bằng bùn hoạt tính và sục khí trong 14 giờ, nước thải tiếp tục được sử dụng để nuôi chủng tảo lam S. platensis CNTĐB trong điều kiện có bùn hoạt tính và sục khí. Chúng tôi tiến hành đo mật độ ở bước sóng 420 nm để xác định tốc độ sinh trưởng của tảo qua các ngày nuôi cấy trong nước thải. Sự thay đổi mật độ OD của chủng tảo lam S. platensis CNTĐB được nuôi trong nước thải sản xuất bún sau khi được xử lý bằng bùn hoạt tính và sục khí được trình bày ở hình 10.

Hình 10. Sinh trưởng của chủng tảo lam Spirulina platensis CNTĐB qua các ngày nuôi cấy trong nước thải sản xuất bún đã qua giai đoạn xử lý

bằng bùn hoạt tính và sục khí

Kết quả trình bày ở hình 10 cho thấy chủng tảo lam S. platensis CNTĐB phát triển tốt trong môi trường nước thải sản xuất bún. Tốc độ sinh trưởng của tảo tuy giảm trong ngày đầu tiên được nuôi cấy trong nước thải (mật độ OD giảm từ 0,202 xuống còn 0,183) song bắt đầu tăng dần từ ngày thứ 2 được nuôi trong nước thải (từ 0,183 trong ngày thứ 2 đến 0,301 trong ngày thứ 7) nhưng tăng với tốc độ chậm. Sở dĩ mật độ OD tăng chậm như vậy có thể được giải thích do đây là giai đoạn thích nghi của tảo trong môi trường nước thải. Từ ngày thứ 8 được nuôi cấy trong nước thải, tốc độ sinh trưởng của tảo bắt đầu tăng

với tốc độ nhanh hơn và đến ngày thứ 15, tốc độ sinh trưởng của tảo đã đạt 0,758. Bắt đầu từ ngày thứ 16, sinh trưởng của tảo đã vào giai đoạn ổn định. Sau 18 ngày nuôi cấy trong nước thải, mật độ OD của tảo đạt 0,779. Đến ngày thứ 20 được nuôi cấy trong nước thải, mật độ OD của tảo đạt 0,781 (gấp 3,87 lần so với tốc độ sinh trưởng ban đầu là 0,202).

Như vậy, với đặc thù nước thải sản xuất bún Phú Đô, chúng ta có thể sử dụng chủng tảo S. platensis CNTĐB để nuôi thử nghiệm thu sinh khối tảo, đồng thời góp phần xử lý triệt để nước thải sau giai đoạn xử lý bằng VSV.

Ngoài ra, trong quá trình nuôi trồng chủng tảo S. platensis CNTĐB trong nước thải sản xuất bún, chúng tôi cũng đã tiến hành quan sát hình thái sợi tảo. Hình thái của sợi tảo S. platensis CNTĐB trước và sau khi nuôi cấy trong nước thải sản xuất bún được trình bày ở hình 11. Kết quả trên hình 11 cho thấy hình thái sợi tảo không bị thay đổi, sợi tảo không bị đứt gẫy, vẫn giữ được màu sắc đặc trưng của tảo lam S. platensis CNTĐB.

Hình 11A. Hình thái sợi tảochủng

CNTĐB trước khi nuôi trong

Hình 11B. Hình thái sợi tảo chủng

nước thải 20 ngày

Kết quả chỉ ra trên hình 11 cho thấy chủng tảo lam Spirulina platensis CNTĐB có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nước thải sản xuất bún.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật và vi tảo lam Spirulina trong xử lý nước thải làng nghề bún Phú Đô (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w