Phương pháp xác định các thông số xử lý nước thải tối ưu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật và vi tảo lam Spirulina trong xử lý nước thải làng nghề bún Phú Đô (Trang 47 - 49)

2.2.3.1 Phương pháp xác định thời gian lắng tối ưu

Để xác định thời gian lắng tối ưu, chúng tôi tiến hành lấy 10 lít nước thải sản xuất bún ở cống chung cuối làng bún Phú Đô. Lượng nước này được đưa vào một can nhựa để vào một nơi cố định. Kiểm tra pH của nước thải bằng giấy quỳ đo pH. Tiến hành chia đều lượng nước thải này vào 7 can nhựa, mỗi can nhựa chứa 1 lít nước thải. Nước thải trong 7 can nhựa này lần lượt được để lắng tại các thời điểm: 0, 6, 12, 14, 16, 18 và 24 giờ. Sau đó tiến hành trang đĩa để kiểm tra số lượng VSV trong các mẫu nước thải tương ứng với các khoảng thời gian để lắng nói trên. Dựa vào kết quả số lượng VSV thu được, chúng tôi tìm ra thời gian lắng hiệu quả nhất.

Mẫu nước thải sản xuất bún ở cống chung cuối làng được lấy về, sau khi kiểm tra và điều chỉnh pH về giá trị trung tính, để lắng khoảng 1 ngày, nước thải được chia làm năm phần bằng nhau và cho vào 5 bình tam giác dung tích 500ml. Các bình được bổ sung tương ứng 2, 3, 4 và 5 và 7% bùn hoạt tính, và lắc mẫu trên máy lắc có tốc độ 200 vòng/phút, nhiệt độ 28 – 30 0

C trong 24 giờ. Sau khi lắc các bình tam giác được lấy ra, để lắng 30 phút, rồi dùng pipet để hút phần cặn bùn và tiến hành cấy trải trên đĩa thạch. Dựa số lượng VSV thu được ở 5 mẫu trên, chúng tôi xác định được tỷ lệ bùn hoạt tính tối ưu cho quá trình xử lý.

2.2.3.3 Phương pháp xác định nồng độ nitơ tối ưu

Nước thải sau khi đã để lắng và bổ sung bùn hoạt tính theo tỷ lệ tối ưu đã xác định được ở trên được bổ sung tiếp phân lân. Sau đó, chia dung dịch thành 5 phần bằng nhau vào 5 bình tam giác dung tích 1 lít. Tiếp tục bổ sung phân đạm với hàm lượng khác nhau: 40, 70, 100, 130 và 160 mg/l vào 5 bình tam giác nêu trên. Tiếp theo, cả 5 bình tam giác trên được lắc trên máy lắc có tốc độ 200 vòng/phút, nhiệt độ 28 – 300

C trong 1 ngày. Sau đó, tiến hành xác định số lượng VSV ở cả 5 mẫu trên. Dựa trên số lượng VSV thu được trong 5 mẫu, chúng tôi xác định được lượng N cần bổ sung tối ưu.

2.2.3.4 Phương pháp xác định nồng độ photpho tối ưu

Các bước được tiến hành tương tự như phần xác định nồng độ N tối ưu: Nước thải sau khi đã để lắng, bổ sung bùn hoạt tính và phân đạm theo tỷ lệ tối ưu như đã xác định ở phần trên vào. Sau đó, chia nước thải thành 5 phần bằng nhau vào 5 bình tam giác dung tích 1 lít. Tiếp tục bổ sung phân lân theo các nồng độ khác nhau: 50, 80, 110, 140 và 170 mg/l vào 5 bình tam giác nêu trên. Sau đó, cả 5 bình tam giác trên cũng được lắc trên máy lắc có tốc độ 200 vòng/phút, nhiệt độ 28 – 30 0

C trong 1 ngày và tiến hành xác định số lượng VSV ở cả 5 mẫu trên. Dựa trên số lượng VSV thu được, lượng P tối ưu cần bổ sung được xác định.

2.2.3.5 Phương pháp xác định thời gian sục khí tối ưu

Sau khi tìm ra các điều kiện tối ưu về N và P, chúng tôi tiến hành xử lý mẫu nước thải trong các bình xử lý dung tích 10 lít. Quá trình sục khí được thực hiện trong thời gian 24 giờ. Trong quá trình sục khí tiến hành lấy mẫu nước ở các thời gian: 0, 4, 10, 16, 20 và 24 giờ. Sau đó xác định số lượng VSV tổng số phân hủy tinh bột ở tất cả các mẫu trên để tìm ra thời gian sục khí tối ưu cho quá trình xử lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật và vi tảo lam Spirulina trong xử lý nước thải làng nghề bún Phú Đô (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w