Việc đưa tin lễ tân ít đổi mới

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin ở trung tâm sản xuất tin - Đài tiếng nói Việt nam (Trang 59)

6. Kết cấu khóa luận

2.2.3.1. Việc đưa tin lễ tân ít đổi mới

Tin lễ tân là một khái niệm thường thấy trong ngành phát thanh. Trong cuốn “Các thể loại báo chí thông tấn”, PGS.TS Đinh Văn Hường gọi tin này là tin công báo.

Có thể hiểu, tin lễ tân là tin khai thác các sự kiện mang tính lễ tân. “Sự

kiện lễ tân là sự kiện liên quan đến hoạt động của các nhà lãnh đạo, thường là sự kiện quan trọng, có chứa đựng giá trị thông tin (ngầm). Các loại sự kiện chính được coi là sự kiện lễ tân:

Hoạt động của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước

Các kỳ họp Quốc hội và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp

Đón tiếp các đoàn đại biểu quốc tế đến thăm Việt Nam

Các đoàn đại biểu của Việt Nam ra nước ngoài

Kỷ niệm quốc khánh và những ngày lễ quan trọng của các nước

Ký kết văn kiện, trình quốc thư

Kỷ niệm các ngày lễ lớn và hội nghị các ngành

Lễ tang cấp Nhà nước”4.

Những thông tin như thế này do có chứa đựng giá trị thông tin ngầm, vậy nên đòi hỏi phóng viên và biên tập viên phải khai thác đúng mức, nhấn mạnh 4 Lê Nghiêm, Cải tiến cách viết tin và những sự kiện lễ tân, Tham luận gửi Đài Tiếng Nói Việt Nam

điểm nào là điểm chính yếu của sự kiện trên, đánh giá hiệu quả của nó để thông báo cho công chúng.

Nhưng thực tế cho thấy, các nhà báo thường quá coi trọng khai thác khía cạnh lễ tân mà “quên” đi mất khía cạnh hiệu quả mà thông tin mang lại. Điều này dẫn đến nội dung tin mang tính xã giao, nghi lễ, dễ gây nhàm chán cho thính giả.

Vấn đề này đã được Đài TNVN tổ chức nhiều hội thảo cũng như các buổi tổng kết rút kinh nghiệm, nhưng cách viết của phóng viên, biên tập viên vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi lối viết tin cũ. Họ thường mắc lỗi là dẫn dông dài, nhất là với các tin về hội nghị, hội thảo triển lãm. Đa phần với các tin có nội dung này, tên của hội nghị, hội thảo hay triển lãm sẽ được đẩy lên làm câu mở đầu, trong khi đây chỉ là thông tin bề ngoài, không có sức nặng.

Ví dụ:

Ấn Độ tổ chức Hội nghị về chính sách hướng Đông

# Tại thành phố Côncata (Kolkata), thủ phủ bang Tây Bengan (West Bengal), Ấn Độ vừa tổ chức Hội nghị cấp cao về chính sách hướng Đông. Hội nghị diễn ra ngày 27/3, với sự tham dự của nhiều quan chức cấp cao chính quyền Trung ương Ấn Độ và hai bang Tây Bengan, Arunachan Prađét (Arunachand Pradesh), lãnh đạo một số tổ chức, tập đoàn thương mại và công nghiệp lớn của Ấn Độ cùng đại diện đại sứ quán của một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, Lào, Thái Lan và Mianma.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thống đốc bang Tây Bengan Giôxinđơ Giaxoan Xinh (Josinder Jaswant Singh) nhấn mạnh mục tiêu của hội nghị là thúc đẩy việc thực hiện chính sách hướng Đông của Ấn Độ, trước mắt nhằm hai mục tiêu ưu tiên là tăng cường kim ngạch thương mại giữa vùng Đông Bắc Ấn Độ với các nước láng giềng ASEAN và đẩy mạnh kết nối giữa khu vực cửa ngõ của Ấn Độ này với ASEAN, bằng cách cải thiện hệ thống đường bộ, thúc đẩy

thực hiện kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt nối bang Átxam (Assam) và Arunachan Prađét lần lượt với Mianma và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

Phát biểu tại hội nghị, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Sơn Hà đã nêu bật những tiềm năng và cơ hội hợp tác, đầu tư to lớn dành cho các doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam, nhất là từ khi hai nước nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược năm 2007 và năm 2009 Ấn Độ chính thức công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Kim ngạch mậu dịch giữa Việt Nam và Ấn Độ đã liên tục tăng mạnh, năm 2008 đạt 2,5 tỷ USD. Bài phát biểu đã thu hút sự chú ý của hội nghị, một số doanh nghiệp Ấn Độ đã tỏ ý quan tâm tìm hiểu thị trường Việt Nam./.

(Tin do Trung tâm Tin khai thác ngày 30/3/2010)

Ở tin trên, sự kiện Ấn Độ mở một Hội nghị về chính sách hướng Đông là sự kiện đã diễn ra. Phóng viên đã có đầy đủ thông tin về Hội nghị để làm nên một tin sâu có thời lượng lớn. Vậy nhưng nguyên đoạn mở đầu tin đều là những câu liệt kê, thông báo chung chung. Câu đầu tiên phóng viên cho thính giả biết sự kiện này vừa mới diễn ra, đến câu thứ hai lại cụ thể thêm là nó diễn ra vào ngày 27/3. Câu thứ ba liệt kê các thành viên tham dự Hội nghị. Với đoạn mở đầu dài chừng 20 – 25 giây này, thính giả vẫn chưa biết được Hội nghị kia được tổ chức làm gì? Nội dung ra sao? Thậm chí với những người không quan tâm lắm đến kinh tế và chính trị, họ sẵn sàng tắt đài ngay bởi nghe rồi mà vẫn không hiểu “Hội nghị hướng Đông” là gì?

Nguyên nhân chính của lỗi đưa tin này là phóng viên không biết cách lựa chọn thông tin nào là thông tin cốt lõi để đưa lên đầu tin, gây ấn tượng và thông báo ngay với thính giả. Vậy nên tin được đưa theo kiểu “an toàn”, cứ tên Hội Nghị, thời gian diễn ra, ai tham gia hội nghị đẩy lên làm mở đầu. Cách này về lý thì không sai, đoạn mở đầu đã trả lời được các câu hỏi 5W nhưng về hiệu quả thông tin với thính giả thì nó quả thực là nhàm chán.

“ Ngày 27 tháng 3 vừa qua, Ấn Độ tổ chức Hội nghị cấp cao hướng Đông nhằm hai mục tiêu ưu tiên là tăng cường kim ngạch thương mại giữa vùng Đông Bắc Ấn Độ với các nước láng giềng ASEAN, đồng thời đẩy mạnh kết nối giữa khu vực này với ASEAN.

Hai mục tiêu trên được thực hiện dựa trên các kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt nối bang Átxam (Assam) với Mianma, bang Arunachan với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Tham dự Hội nghị này có quan chức cấp cao chính quyền Trung ương Ấn Độ và hai bang Tây Bengan, Arunachan Prađét (Arunachand Pradesh), lãnh đạo một số tổ chức, tập đoàn thương mại và công nghiệp lớn của Ấn Độ cùng đại diện đại sứ quán của một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, Lào, Thái Lan và Mianma.

Phát biểu tại Hội nghị, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Sơn Hà đã nêu bật những tiềm năng và cơ hội hợp tác, đầu tư to lớn dành cho các doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam. Bài phát biểu đã thu hút được sự chú ý của hội nghị.”

Tin lễ tân là một loại tin khó có thể viết hay, bởi nội dung của nó phần nhiều liên quan đến chính trị, do đó dễ gây nhàm chán và khó hiểu cho thính giả. Tuy nhiên cũng có thể áp dụng những biện pháp dưới đây nhắm làm tin lễ tân bớt nội dung nghi thức, xã giao hơn.

Các phóng viên, biên tập viên phải chú trọng đến cách viết câu mở đầu.

Với phát thanh nói chung, viết câu mở đầu đã là một kỹ năng quan trọng và yêu cầu người làm phát thanh phải rèn luyện rất nhiều mới có thể thành thục. Nhưng riêng với các tin lễ tân, câu mở đầu càng phải được chau chuốt hơn nhằm thu hút được sự chú ý của thính giả. Cách tốt nhất để viết câu mở đầu cho tin lễ tân là hãy nêu ngay hoạt động đáng chú ý nhất trong sự kiện lễ tân đó. Ngoài ra cũng phải đảm bảo rằng câu mở đầu này không quá dài ( 20 – 30 từ là đủ), đồng thời

Nếu câu mở đầu quá nhiều thông tin, người nghe sẽ bị “ngợp” và khả năng ghi nhớ của họ như thế cũng giảm theo.

Nên nói cho công chúng nghe ý nghĩa của sự kiện chứ không nên nói cho họ nghe những thông tin bề ngoài mà bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm dễ dàng trên các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Nếu có dự án hay những ký kết quan trọng liên quan đến lợi ích “sát sườn” của công chúng thì đó sẽ là câu mở đầu hay nhất.

Lựa chọn góc độ tiếp cận với những tin về hội thảo, hội nghị. Góc độ

tiếp cận với bất kỳ một bài báo nào, dù là tin hay là phóng sự cũng là một yếu tố quan trọng, quyết định điểm riêng của bài báo đó và thể hiện năng lực của phóng viên. Nếu không có góc độ tiếp cận rõ ràng, phóng viên rất dễ sa vào kể lể, tường thuật hội nghị, hội thảo đó. Nên áp dụng phương pháp “bản đồ tư duy” (mind map) của báo chí phương Tây trong việc tư duy góc độ.

Ví dụ: Với một Hội thảo về vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo tại Đại

học, có thể tư duy theo các hướng như sau:

Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo

Đối tượng ưu tiên trong việc áp dụng các biện pháo nâng cao chất lượng đào tạo Báo cáo đáng chú ý nhất

Nâng cao chất lượng đào tạo Đại học ở Việt Nam

Hiện trạng chất lượng đào tạo tại Việt Nam

Sơ đồ 2.1 Áp dụng phương pháp mind map trong làm tin lễ tân 2.2.3.2. Tin thường dài và quá chi tiết

Con người hiện đại ngày một trở nên bận rộn hơn, vậy nên họ cũng ít có thời gian dành cho việc đọc báo, xem tivi hay nghe đài. Chính vì thời gian thu nhận thông tin ít, nhưng nhu cầu nhận thông tin nhiều nên xu hướng tin hiện đại ngày một trở nên ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu và dễ ghi nhớ hơn.

Tin của Trung tâm Tin hiện nay, ngoại trừ các bản tin chuyển cho VOV Giao thông và các tin thuộc dạng tin tổng hợp, chùm tin thì đa phần đều quá dài và đi sâu vào chi tiết nhỏ lẻ.

Ví dụ:

Mỹ chỉ đứng sau Nam Phi về lượng người mua vé xem World Cup 2010

(TTX 24-03)

# Một điều gây ngạc nhiên đối với những người tổ chức vòng chung kết Giải bóng đá thế giới (World Cup 2010) là cho đến nay, ngoài nước chủ nhà Nam Phi, Mỹ đang dẫn đầu thế giới về việc mua vé xem World Cup 2010, trong khi nước này vốn được biết đến là ưa chuộng môn bóng chày nhất. Các khán giả Mỹ đã mua tới gần 108.000 vé.

Sau khi kết thúc giai đoạn 3, Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA đã bán được hơn 2 triệu vé xem World Cup 2010 tại 192 nước, chiếm hơn 2/3 tổng số vé dự kiến phát hành và Mỹ đang dẫn đầu về lượng mua vé. Một điều bất ngờ khác là các "fan" quan tâm đến bóng đá và World Cup 2010 nhiều nhất tại Mỹ không phải là đội ngũ cầu thủ bóng đá, thể thao hay báo chí mà lại là giới trí thức trong đó có các giáo sư, luật gia và bác sĩ.

Trước đó, FIFA cho rằng Anh mới là nước đứng đầu thế giới về lượng mua vé xem các trận đấu của World Cup do Anh được biết đến là nước có số "fan" hâm mộ môn thể thao "vua" đông và cuồng nhiệt nhất, và hiện đội tuyển bóng đá xứ sở sương mù này đang có nhiều cầu thủ đạt phong độ đỉnh cao, có triển vọng sẽ đi đến cùng của giải đấu.

Theo lịch bốc thăm chia bảng của FIFA, đội Mỹ nằm ở bảng C cùng với đội Anh, Angiêri và Xlôvênia. Dự kiến, Mỹ sẽ có trận đấu ra quân gặp đội tuyển Anh vào ngày 12/6 trên sân vận động thành phố du lịch Kếp Thao (Cape Town), vì vậy, đội tuyển Mỹ sẽ có mặt tại Nam Phi vào ngày 7/6 để làm quen với khí hậu và sân bãi

Đến nay, nước chủ nhà Nam Phi vẫn dẫn đầu về số lượng vé bán ra, với gần 1 triệu phiếu đăng ký mua vé, chiếm khoảng một nửa lượng vé xem World Cup 2010. Từ ngày 15/4, các Trung tâm bán vé World Cup 2010 tại Nam Phi sẽ mở cửa bán vé trực tiếp cho khán giả tại tất cả các thành phố có tổ chức các trận thi đấu của giải./.

(Tin do Trung tâm Tin khai thác ngày 25/3/2010)

Với tốc độ đọc chuẩn 3 tiếng/ giây của phát thanh thì tin nói trên dài hơn 2 phút – ngang bằng với một bài phản ánh hay một phóng sự trên sóng. Đây là thời lượng quá dài cho một tin. Trong phát thanh hiện đại, tin thường chỉ có thời lượng tối đa là 40 giây cho tin chay và 1 phút 30 giây cho tin sống. Nếu cứ áp dụng chuẩn này vào những tin tương tự như trên, thì tin cần phải cắt ngắn, gọt giũa đi 2/3 nội dung tin mới đảm bảo yêu cầu về mặt thời lượng phát sóng.

Có thể thấy, ngoài thông tin cốt lõi là số lượng người mua vé xem World Cup của Mỹ cao nhất thế giới (sau chủ nhà Nam Phi) thì tin còn cung cấp một loạt các tin phụ khác, mà thông tin nào cũng được diễn giải rất dài. Xét về dung lượng thì phần nội dung cho thông tin cốt lõi bằng phần nội dung về bảng thi đấu và các thông tin về giá vé cũng như số lượng vé.

Một điều dễ nhận thấy là tin càng dài càng khiến thính giả thu nhận được ít thông tin hơn. Điều tra của các hãng Radio trên thế giới cho thấy ngay cả với những người có tâm lý chủ động nghe Đài thì:

- Nói từ 1 – 3 phút thì tiếp thu được 100% - Nói từ 4 – 7 phút thì tiếp thu được 80% - Nói từ 8 – 10 phút thì tiếp thu được 70%

- Nói từ 11 – 15 phút thì tiếp thu được 60% - Nói từ 16 – 20 phút thì tiếp thu được 50%

- Nói từ 21 – 30 phút thì tiếp thu được 40% [1,31]

Tin dài không chỉ làm mệt tai thính giả, mà còn gây khó khăn rất lớn cho khâu biên tập, kiểm duyệt tin bài trước khi phát sóng. Với những tin như thế này, khi chuyển xuống các Hệ thì biên tập viên các Hệ phải biên tập lại gần như hoàn toàn, đôi khi phải viết và cơ cấu lại tin từ đầu đến cuối.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khá phổ biến này là do giữa các Hệ và Trung tâm Tin không có thỏa thuận về tin trên các mặt dung lượng hay nội dung từ trước. Điều này dẫn đến biên tập viên của Trung tâm khó xác định được tin mình biên tập ra cần đi theo hướng nào, đặt thông tin nào là thông tin cốt lõi…Vậy nên họ thường có tâm lý tin có cái gì thì ghi hết ra, “thừa còn hơn thiếu”, đằng nào trước khi được phát sóng tin cũng được biên tập lại thêm đôi ba lần nữa.

Vô hình dung tâm lý này ảnh hưởng đến chất lượng tin đầu ra của Trung tâm. Một Trung tâm chuyên sản xuất tin cho tất cả các Hệ và cơ quan báo chí trực thuộc Đài phát thanh quốc gia, tiến tới trở thành đầu mối cung cấp tin cho các cơ quan khác mà tin đầu ra lại không thể sử dụng được ngay thì quá thiếu sót.

Để giải quyết nhược điểm này, Trung tâm Tin cần phải thiết lập một thỏa thuận cụ thể với các Hệ khác, lắng nghe yêu cầu của họ để thay đổi cách viết tin sao cho vừa ngắn gọn, vừa phù hợp với nhu cầu của các “khách hàng” của mình.

2.2.3.3. Biên tập viên lúng túng trong việc xử lý số liệu

Số liệu là một yếu tố không thể thiếu trong thông tin, nhất là đối với những thông tin về lượng. “Thêm các ví dụ, con số vào bài viết cũng có tác dụng

y như khi gia giảm mắm muối vào món ăn. Thỉnh thoảng nên xen vào bài viết một ví dụ hoặc một con số cụ thể. Ví dụ giúp cho độc giả hiểu vấn đề nhanh hơn và

chính xác hơn; con số là minh chứng cho lập luận vừa được đưa ra hoặc sẽ đưa ra ngay sau đó”.5

Trong phát thanh, số liệu làm giảm tốc độ đọc, nhịp điệu đọc và gây trở ngại rất lớn cho việc đọc diễn cảm. Không những thế, số liệu còn khiến thính giả khó nghe, khó nhớ và khó nhắc lại chính xác những gì mình mới được nghe khi cần thiết. Chính vì vậy, kỹ năng xử lý số liệu đối với các phóng viên, biên tập

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin ở trung tâm sản xuất tin - Đài tiếng nói Việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w