Tin bước đầu có sự cân bằng

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin ở trung tâm sản xuất tin - Đài tiếng nói Việt nam (Trang 53 - 55)

6. Kết cấu khóa luận

2.2.2.4. Tin bước đầu có sự cân bằng

Sự cân bằng là một trong những vấn đề “đau đầu” của các cơ quan báo chí nói chung. Để đạt đến sự cân bằng trong việc đưa tin, khai thác tin hay viết bài, cả phóng viên và biên tập viên đều phải lao động cần mẫn trên từng con chữ, gần giống như việc đặt lên bàn cân để cân đo đong đếm, sao cho tin bài được đăng tải phải chính xác và khách quan nhất.

Đối với tin trong phát thanh, sự cân bằng trong tin được đánh giá qua nhiều tiêu chí. Trong cuốn “Cẩm nang báo chí phát thanh: Sau đây là bản tin chi

tiết”, tác giả có vạch ra một hệ thống tiêu chí để đánh giá cân bằng trong tin phát

thanh như sau:

• Tin có sự cân bằng giữa tin chủ động và tin bị động • Giữa tin mới và tin phát lại

• Giữa tin địa phương và tin có tầm quốc gia quốc tế • Giữa tin có tiếng động và tin không có tiếng động • Cân bằng trong độ dài tin

Thỏa mãn được 5 tiêu chí trên, tin tức của Đài phát thanh mới được coi là đạt đến sự cân bằng.

Với sự ra đời khá muộn màng, Trung tâm Tin vẫn đang từng bước hoàn thiện sự cân bằng trong tin tức của mình. Hiện nay, theo khảo sát của người làm khóa luận, tin của Trung tâm mới chỉ dừng lại ở mức cân bằng giữa tin địa phương và tin có tầm quốc gia quốc tế, giữa khu vực tin trong nước và tin thế giới. Tin đang có xu hướng đạt đến sự cân bằng giữa tin sống và tin chay. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu tăng lượng tin tự sản xuất của Trung tâm.

Khảo sát tin tức của Trung tâm trong vòng 7 ngày cuối tháng 3 năm 2010 cho thấy:

25/3 26/3 27/3 28/3 29/3 30/3 31/3

Tin sống 36 51 19 36 29 37 47

Tin trong nước (TTN) 92 124 80 53 63 99 113

Tin thế giới (TTG) 96 115 90 54 63 103 105

Độ chênh lệch giữa TTN

và TTG 4 9 10 1 0 4 8

Bảng 2.5 Chênh lệch số lượng tin trong nước và tin quốc tế trong 7

ngày cuối tháng 3/2010

Lượng chênh lệch về số lượng của khu vực đưa tin của Trung tâm không lớn, ngày chênh lệch lớn nhất cũng chỉ có 10 tin rơi vào ngày 27/3. Đây là bước tiến đáng kể của Trung tâm từ khi mới chỉ là một bộ phận thuộc Ban thời sự.

Để đáp ứng nhu cầu thông tin của tất cả các Hệ, đặc biệt là thông tin quốc tế, phòng Tin Thế giới của Trung tâm luôn có từ 7 đến 10 người thường xuyên trực, theo dõi sát các trang báo, Đài phát thanh cũng như các hãng thông tấn, đài truyền hình trên thế giới để có được thông tin nhanh nhất. Các biên tập viên làm việc ở đây không những là người lấy tin, mà còn phải thực hiện quá trình chuyển dịch tin từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Việc chuyển dịch tin gặp nhiều khó khăn, bởi dịch để hiểu đã là một chuyện khó, dịch thành tin phát sóng còn khó hơn. Chưa kể đến quan điểm

chính trị - xã hội của các trang báo phương Tây thường không có nét tương đồng với quan điểm chính trị của Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, để có được lượng tin bài lớn, tạo nên sự cân bằng với mảng tin trong nước là một nỗ lực của tất cả các cán bộ làm việc tại phòng Tin Thế giới.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin ở trung tâm sản xuất tin - Đài tiếng nói Việt nam (Trang 53 - 55)