Khâu khai thác và viết tin

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin ở trung tâm sản xuất tin - Đài tiếng nói Việt nam (Trang 29 - 31)

6. Kết cấu khóa luận

1.3.2.1. Khâu khai thác và viết tin

Phóng viên và biên tập viên của Trung tâm Tin thường được phân thành từng mảng như: giáo dục, văn hóa, kinh tế, chính trị - nội chính… Do vậy, nhiệm vụ của các phóng viên là theo dõi chặt hoạt động của các cơ quan, ban ngành liên quan đến mảng nội dung mà mình phụ trách và viết tin bài nếu cơ quan đó có hoạt động nổi bật hoặc xảy ra vấn đề đáng lưu tâm.

Đối với tin khai thác, trung bình một ngày mỗi phòng của Trung tâm Tin có 3 – 4 người luôn túc trực để khai thác tin tức từ các nguồn Thông tấn xã Việt Nam, báo in và báo điện tử. Những nguồn tin này chủ yếu cho ra sản phẩm là “tin chay” (tức tin không có tiếng động) hoặc là đề tài để phóng viên khai thác sâu hơn, viết thành bài phản ánh hoặc làm phỏng vấn. Riêng đối với các biên tập viên làm việc tại Phòng Tin Thế giới, ngoài việc nhận các tin từ thường trú ngoài nước chuyển về Trung tâm Tin, biên tập lại tin từ các nguồn nói trên thì họ còn có nhiệm vụ theo dõi, biên dịch tin bài từ các cơ quan báo chí nước ngoài sang tiếng Việt. Đây là một trong những công đoạn khó nhất đối với các biên tập viên vì quá trình chuyển dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt đã là chuyện khó. Bên cạnh đó tin được biên dịch cũng phải đáp ứng được yêu cầu về ngôn ngữ trong sáng, đại chúng, làm sao để hầu hết mọi người đều hiểu. Yêu cầu quan trọng nhất của tin biên dịch là phải đảm bảo giữ vững quan điểm chính trị của Đảng, đồng thời thực hiện đúng đường lối chủ trương của Nhà nước.

Bên cạnh đội ngũ biên tập viên tin chay, có 2 biên tập viên trực để nhận và xử lý các tin có tiếng động (thuật ngữ trong đài phát thanh gọi loại tin này là “tin sống”). Trung tâm Tin thường nhận tin sống từ các nguồn Cộng tác viên ở đài phát thanh truyền hình địa phương, các phóng viên của bản Đài trực tiếp đi làm tin và các cơ quan thường trú của Đài TNVN trong nước cũng như nước

ngoài. Tuy vậy, tin sống đa phần được sản xuất bởi phóng viên các cơ quan thường trú trong nước. Tin sống gửi về Trung tâm Tin gián tiếp qua mạng Internet có kèm văn bản sẽ được biên tập viên xử lý văn bản và thực hiện rải tập tin âm thanh mà phóng viên hoặc cộng tác viên gửi kèm. Để tránh tình trạng nghẽn mạng mỗi khi có sự kiện nóng hổi hoặc sự cố về kỹ thuật, phòng Công nghệ thông tin đã thiết lập nhiều hệ thống để có thể gửi tin mà tránh được ít rủi ro nhất.

Các phóng viên và cộng tác viên muốn gửi về Trung tâm Tin tức của mình có thể gửi qua các kênh sau:

• Hòm thư điện tử của Trung tâm Tin là trungtamtin@vov.org.vn

• Hệ thống mạng Eoffice: một dạng Internet nội bộ, chỉ kết nối với những phóng viên, biên tập viên của Đài, ngoài ra không mở rộng liên kết với các thành viên ngoài Đài.

• Hệ thống mạng Internet (Yahoo Messenger)

• Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Tin: trungtamtin.tnvn.vn • Điện thoại hoặc máy fax

Hiện nay Trung tâm Tin dùng 2 hệ phần mềm phát thanh, kết nối các máy tính khu vực 41 – 43 Bà Triệu là Netria và Dalet. 2 hệ phần mềm này đóng vai trò là hệ chính dùng cho việc sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh.

Đối với tin sống được nhận trực tiếp từ phóng viên qua đường điện thoại, các biên tập viên kết nối máy điện thoại với máy tính có cài đặt phần mềm xử lý âm thanh và bàn trộn tiếng, thu âm lưu lại những gì phóng viên gửi rồi sau đó mới tiến hành biên tập. Việc biên tập của những người trực Dalet bao gồm việc kiểm tra xem chất lượng tin vừa chuyển về có đảm bảo để trở thành tin hiện trường hay không. Nếu không đảm bảo chất lượng (ví dụ như phóng viên đọc sai, đọc vấp, giọng không tốt hoặc nội dung tin còn rời rạc…), biên tập viên phải có trách nhiệm nghe toàn bộ tập tin âm thanh đó, lọc lấy ý chính rồi viết lại

thành một tin hoàn chỉnh và tin này phải được thể hiện bằng văn bản, sử dụng phần mềm Microsoft Word với những quy chuẩn riêng. Tiếp đến là xử lý phần âm thanh (thường là lời phỏng vấn nhân vật), cắt gọt và hiệu chỉnh âm thanh sao cho lời nói nhân vật rõ ràng, ngắn gọn nhất.

Một tin chay hay một tin sống đều phải tuân thủ một số quy tắc về trình bày nhằm tạo ra tính thống nhất cho toàn bộ Trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ tin cũng như tìm kiếm tin sau này.

Về tên file văn bản tin, thứ tự các thông tin trên tên file được quy định như sau: ngày tháng (2 con số, dấu nối ở giữa) _ Loại tin _ Tít tin _ Tên phóng viên hoặc tên biên tập viên viết hoặc khai thác tin đó _ hoạt động của người sản xuất (viết tắt) _ Nguồn (nếu là tin khai thác hoặc tin nhận từ các cộng tác viên và thường trú). Tin chay phải ghi rõ đó là tin trong nước hay tin thế giới (TTN hay TTG).

Ví dụ: 30-03_TTN_Khẩn trương khắc phục sự cố vỡ đê bao khu Kim

Sơn_Vũ Hải_bt_TTX

Hay: 28-02_TS_An Giang khai mạc lễ hội Vía bà Chúa xứ Núi Sam_Hữu Tiến_nhận_ĐBSCL

Sau khi biên tập viên đã xử lý xong tin của mình, lập tức đẩy lên hệ thống mạng nội bộ của Trung tâm, lưu tin trong folder 00_Trinh duyet để trình cấp trên duyệt tin bài.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất tin ở trung tâm sản xuất tin - Đài tiếng nói Việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w