Đặc điểm đội ngũ nữ trí thức hiện nay

Một phần của tài liệu Phụ nữ và gia đình (Trang 26 - 30)

hiện nay

1.1. Đội ngũ nữ trí thức ngày càng phát triển càng phát triển

Trong khoảng mười thế kỷ trong xã hội phong kiến, kể từ năm 1076 triều đình nhà Lý mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên ở nước ta – đã đào tạo được 2874 tiến sĩ nhưng

đều là nam giới. Trong xã hội phong kiến, việc học hành và thi cử khơng cĩ chỗ cho phụ nữ, vì quan niệm Nho giáo “nữ nhân nan hố”. Theo GS. Trần Quốc Vượng, ở Cao Bằng người ta cịn truyền tụng về bà Nguyễn Thị Duệ một bà Nghè - đỗ đầu tiến sĩ ở Cao Bằng đời nhà Mạc và sau này trở thành bà giáo trong cung đình Mạc – Lê - Trịnh, nêu một tấm gương “nhất kính chiếu tam vương” (một gương rọi chiếu ba vua). Bà được xem là “tiến sĩ Nho học duy nhất Việt Nam sống ở thế kỷ XVI –XVII, là một nhân vật lịch sử, hồn tồn cĩ thật” (Trần Quốc Vượng, 1993).

Nĩi đến nữ trí thức trong xã hội phong kiến, cĩ một vài người tuy khơng được thi cử, đỗ đạt nhưng đã thể hiện được khả năng trí tuệ, phẩm chất xuất sắc của họ, như và Nguyễn Thị Lộ, Ngơ Chi Lan, bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương. .v.v

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nữ trí thức hiếm hoi như “lá mùa thu” cĩ thể đếm trên đầu ngĩn tay. Về những phụ nữ đã tốt nghiệp đại học, cĩ thể kể ra như bà Henriette Bùi, tốt nghiệp đại học y khoa Pari (năm 1934), bà Nguyễn Thị Sương (năm 1940), bà Lê Thị Hồng tốt nghiệp cao đẳng y khoa Hà Nội (năm 1937); bà Dương Thị Liễu (năm 1940), bà Lý Thị Nguyệt tốt nghiệp Cao đẳng, bào chế Hà Nội, bà Phan Thị Liệu tốt nghiệp Cao đẳng Canh nơng Hà Nội; bà Phạm Thị Mỹ rốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (năm 1928), bà Nguyễn Thị Châu tốt nghiệp cử nhân Văn khoa ở Đại học Pari (năm 1936); bà Bùi Thị Cầm tốt nghiệp Đại học Luật khoa Pari và bà

Trang27 Nguyễn Minh Nguyệt tốt nghiệp

trường Cao đẳng Luật khoa Hà Nội. Cĩ người lấy bằng Tiến sĩ tại Pháp như bà Hồng Thị Nga, người Từ Liêm, Hà Nội. Nhìn chung, trừ một số ít cam lịng làm người nội trợ, cịn hầu hết đều hành nghề bằng chính ngành nghề đã được đào tạo. Tuy nhiên, trong điều kiện của một xã hội thuộc địa, họ cũng cĩ thể bị sa thải bất cứ lúc nào và dù thuộc tầng lớp trên, họ cũng vẫn bị đối xử bất bình đẳng so với nam giới. Theo quy định của năm 1918, lương của giáo viên nữ thường chỉ bằng 80% lương của giáo viên nam, đơi khi chỉ hơn 60% so với giáo viên nam (Nam phong tháng 6/1918)

Cách mạng Tháng Tám thành cơng, trong chế độ mới, trường đại học đã mở rộng cửa đĩn nhận phụ nữ. Nếu như trước đây phần lớn nữ trí thức xuất thân từ các gia đình cơng chức, trí thức thì ngày nay cĩ sự đa dạng về nguồn gốc xuất thân của nữ trí thức. Theo kết quả điều tra của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (năm 1992) thì trí thức xuất thân từ gia đình cơng nhân, nơng dân chiếm 50%, cịn từ gia đình trí thức là 40% (Hội LHPN Việt Nam, 2002). Như vậy, cĩ thể thấy nữ trí thức ngày nay xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, nhất là từ cơng nhân và nơng dân; được hình thành từ nhiều nguồn đào tạo ở trong và ngồi nước, với nhiều thế hệ nối tiếp nhau, trong đĩ cĩ bộ phận trí thức người Việt Nam ở nước ngồi.

Cùng với sự gia tăng đáng kể của số lượng nữ sinh, đội ngũ nữ giáo viên, nữ trí thức cũng ngày càng đơng đảo. Theo kết quả Tổng điều tra

dân số và nhà ở 1989, số phụ nữ cĩ trình độ cao đẳng, đại học là 246.000 người, chiếm 36,4% tổng số người cĩ trình độ cao đẳng, đại học của cả nước (Phạm Tất Dong, 2001). Năm 1999, con số này là 58% tổng số người cĩ trình độ cao đẳng, 33.2% số người cĩ trình độ đại học, 29% số người cĩ trình độ thạc sĩ, 15.4% số người cĩ trình độ tiến sĩ và 13% số người cĩ trình độ tiến sĩ khoa học.

Cĩ thể nĩi, đội ngũ nữ trí thức ngày càng phát triển, đây là lực lượng quan trọng, là nhĩm tinh hoa trong phụ nữ Việt Nam. Theo thời gian, cùng với quá trình đổi mới và phát triển đất nước, đội ngũ nữ trí thức khơng chỉ tăng thêm về số lượng mà cịn mạnh cả về chất lượng. Bằng tài năng, nghị lực và những phẩm chất của giới nữ, đội ngũ nữ trí thức đã gĩp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, nhiều chị đạt được những giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do phụ nữ làm chủ nhiệm, cĩ đề tài nghiên cứu, sáng kiến khoa học làm lợi cho đất nước nhiều tỷ đồng. Nhiều nữ trí thức được giải thưởng của Bộ Khoa học, Cơng nghệ và Mơi trường, cĩ bằng sáng tạo của Tổng liên đồn Lao động Việt Nam. Nguyên Phĩ Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch Ủy ban Kovalevskaia, cho biết trong 24 năm qua, Ủy ban Giải thưởng Việt Nam đã xét, chọn và trao giải thưởng cho 31 cá nhân và 15 tập thể các nhà khoa học nữ xuất sắc, tiêu biểu nhất trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Riêng trong lĩnh vực giáo dục, nhiều giáo viên nữ đã nỗ lực phấn

Trang 28 đấu tốt, trở thành những giáo viên

giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, những nhà khoa học đầu ngành, đạt thành tích cao trong nghiên cứu khoa học, trong các cuộc thi tài năng, các giải thưởng lớn giành cho phụ nữ. Đặc biệt, đã cĩ 11 nữ nhà giáo vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân” và 1.011 nữ nhà giáo được phong tặng danh hiệu“Nhà giáo ưu tú”. Đĩ là những bơng hoa tươi thắm nhất trong vườn hoa đầy hương sắc của đội ngũ nữ trí thức Việt Nam.

1.2.Về trình độ học vấn, chuyên mơn và nhĩm tuổi

Về cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ nữ trí thức theo trình độ chuyên mơn kỹ thuật như sau:

Đa số nữ trí thức đang ở độ tuổi 25 đến 40. Đây là độ tuổi đang sung sức và cĩ nhiều ước mơ, sự say mê cùng với sự trải nghiệm cuộc sống, họ thuộc nhĩm trí thức trẻ và là nịng cốt của đội ngũ nữ trí thức nước ta hiện nay. Cĩ cơ sở để tin rằng, về cơ cấu độ tuổi của đội ngũ nữ trí thức sau mười năm 1999-2009 ngày càng tăng về số lượng, trẻ hố về độ tuổi và với chất lượng chuyên mơn cao hơn trước. Nhìn vào độ tuổi cĩ thể thấy, nữ trí thức Việt Nam phần lớn trưởng thành trong xã hội mới, đặc biệt trong thời kỳ Đổi mới đất nước. Điều này minh chứng cho sự ưu việt về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo và phát triển trí thức nĩi chung, nữ trí thức nĩi riêng.

Số liệu cũng cho thấy, sự kế thừa nữ trí thức qua các thế hệ, với đặc

điểm thế hệ sau phát triển hơn thế hệ trước.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng, trong nữ trí thức, số lượng cĩ trình độ sau đại học cịn ít, mà đa phần cĩ trình độ cao đẳng, đại học. Đây cũng là một thách thức đối với sự phát triển đội ngũ nữ trí thức với trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế.

1.3. Sự khác biệt về vùng miền, dân tộc dân tộc

Độ ngũ nữ trí thức phân bố khơng đều theo vùng, miền. Phần lớn nữ trí thức (và trí thức ở nước ta nĩi chung) tập trung ở các vùng đồng bằng, nơi cĩ nhiều thành phố, đơ thị lớn. Hầu hết nữ trí thức sinh sống và làm việc ở các vùng đồng bằng sơng Hồng, vùng đơng Bắc, bắc Trung bộ và đơng Nam bộ. Xét theo khu vực nơng thơn và đơ thị, cũng cĩ một tình trạng tượng tự: hầu hết nữ trí thức ở các vùng đơ thị, cịn các vùng nơng thơn nơi hiện cĩ 70% dân số cả nước, nhưng lại cĩ rất ít nữ trí thức. Nữ trí thức ở các vùng nơng thơn cĩ trình độ cử nhân chỉ chiếm tỷ lệ 20% đến 25% so với đơ thị, với nhĩm cĩ trình độ sau đại học, tỷ lệ này cịn thấp hơn nữa.

Điều này dẫn đến một nghịch lý: các vùng nơng thơn, vùng cao, vùng xa cĩ nhu cầu cao về nguồn nhân lực chất lượng cao thì lại thiếu vắng, trong khi ở các vùng đơ thị, đồng bằng dân trí cao thì lại tập trung nhiều nữ trí thức, các nhà khoa học. Chính sự phân bổ bất cân xứng về nguồn lực trí thức như vậy, là một yếu tố gĩp phần tạo nên sự phát triển

Trang29 khơng đồng đều giữa các vùng, miền

ở nước ta hiện nay

Một điểm đáng lưu ý trong đội ngũ nữ trí thức, đĩ là tỷ lệ nữ trí thức là người các dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ rất thấp. Đa số nữ trí thức là người Kinh, Tày, Thái, Hoa, Nùng, Mường. Một vài dân tộc thiểu số, nữ trí thức đếm trên đầu ngĩn tay, chỉ cĩ 1-2 người cĩ bằng cao đẳng, đại học trên hàng vạn dân, như các dân tộc: Mạ, Xtiêng, Tà ơi. Nhiều dân tộc chưa cĩ nữ tốt nghiệp cao đẳng, đại học như: Kháng, La hủ, Lự, Lơ lơ, Mảng, Pu Péo, Brâu, Ơ đu, Rơ măm. Những dân tộc này, sau mười năm qua hai cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở 1989 đến 1999, tình hình nữ trí thức vẫn khơng cĩ gì thay đổi.

Những số liệu phân tích nữ trí thức theo cơ cấu vùng miền, dân tộc trên đây cho thấy, cĩ sự mất cân đối và chưa hợp lý về việc phân bố đội ngũ nữ trí thức ở nước ta. Nơng thơn và miền núi cịn thiếu nhiều nữ trí thức, cán bộ khoa học và cơng nghệ. Đây cũng là thực trạng chung về đội ngũ khoa học cơng nghệ của cả nước, chứ khơng riêng với nữ trí thức.

Từ phía chính sách xã hội, cần quan tâm, ưu tiên đào tạo đội ngũ trí thức dân tộc ít người, bên cạnh đĩ, cĩ chính sách hậu đãi trí thức nĩi chung và đặc biệt nữ trí thức làm việc ở miền núi, vùng xa, khĩ khăn. Cĩ như vậy, mới giảm bớt sự mất cân đối về đội ngũ trí thức ở các vùng miền.

1.4. Phân bổ theo ngành nghề, thành phần kinh tế thành phần kinh tế

43,3% nữ trí thức làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước, tiếp đĩ là kinh tế cá thể 32%; kinh tế hỗn

hợp và kinh tế tập thể. Riêng với thành phần kinh tế nước ngồi thì nữ trí thức chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam, với 53%. Nơi làm việc đa dạng về thành phần kinh tế cho thấy sự đổi mới quan niệm về nơi làm việc của nữ trí thức hiện nay so với trước kia.

Theo lĩnh vực ngành nghề, chúng ta thấy sự phân bố đội ngũ nữ trí thức khá đa dạng, ở hầu khắp các lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội

Với hơn 500.000 nữ trí thức chiếm 42% tổng số trí thức của cả nước. Phần lớn nữ trí thức làm việc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (64%), khoa học xã hội, nhân văn (58%), khoa học sự sống (55%), báo chí thơng tin và chế tạo, chế biến (46%). Nữ trí thức ít làm việc trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, an ninh, quốc phịng (3,0%), vận tải (10,4%), mỏ và khai thác (10,6%), xây dựng và kiến trúc (12%). Sự khác biệt này phản ánh quan niệm của xã hội về loại hình nghề nghiệp phù hợp với phụ nữ, về sự phân cơng lao động theo giới trong xã hội, cùng với luật pháp và chính sách xã hội cũng gĩp phần chi phối sự khác biệt này.

1.5. Đội ngũ nữ trí thức: nhiều cử nhân, ít tiến sĩ, giáo sư. cử nhân, ít tiến sĩ, giáo sư.

Một đặc điểm nữa, so với nam giới thì nữ trí thức cĩ thể sánh vai về số người cĩ trình độ cao đẳng, đại học nhưng lại thua kém về số lượng cĩ bằng cấp sau đại học. Nhất là ở trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và học hàm phĩ giáo sư, giáo sư. Năm 1994, về học vị, học hàm nữ trí thức như sau: TS: 12,3%; TSKH: 4,9%; PGS: 4,9% và GS: 3,9%. Đến năm

Trang 30 1996, các số liệu tương ứng là:

TS:14,2%; TSKH:4,5%; PGS:7,8% và GS: 4%. Trong đợt phong chức danh năm 2009, trong số 641 PGS cĩ 133 nữ (chiếm 20,7%) và trong số 65 giáo sư cĩ 7 nữ giáo sư (chiếm 10,7%). (http://www.hdcdgsnn.gov.vn/)

Thực trạng về sự khác biệt học vị, học hàm trên đây cho thấy, đối với phụ nữ việc chinh phục các học vị sau đại học cịn nhiều vấn đề đặt ra, cĩ thể do ý chí tiến thủ, nghị lực phấn đấu, hoặc do những khĩ khăn về vai trị giới, và cả những rào cản về quan niệm của nam giới/xã hội về nữ giới khơng cần học vấn cao. Dù thế nào, điều này cũng là một thách thức đối với sự phát triển đội ngũ nữ trí thức ở nước ta hiện nay.

1.6. Nữ trí thức: hiếm người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý. vị trí lãnh đạo, quản lý.

Tương tự như học vị, học hàm, nữ trí thức nĩi riêng và phụ nữ nĩi chung tỷ lệ tham gia lãnh đạo, quản lý cịn thấp. Mặc dù Việt Nam được bạn bè quốc tế cơng nhận như một điểm sáng về bình đẳng giới, số nữ trí thức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy của Đảng và Nhà nước những năm gần đây đều tăng, nhưng cần nhận thấy rằng tỷ lệ nữ trí thức tham gia lãnh đạo, quản lý vẫn chưa tương xứng với đội ngũ nữ trí thức hiện cĩ. Cĩ thể nĩi, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã cĩ nhiều nỗ lực nhằm thu hẹp sự cách biệt giữa nam và nữ trong tham gia quản lý, lãnh đạo. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ nam và nữ nắm giữ các vị trí ra quyết định vẫn cịn rất mất cân đối. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khố XI đạt 27,3% với vị trí đứng thứ hai

trong khu vực Châu Á- Thái Bình dương về tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội sau New Zealand (29,2%), nhưng đến khố XII thì tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội giảm xuống cịn 25,7%, đứng thứ ba trong khu vực Châu Á - Thái Bình dương, sau New Zealand (32,2%) và Afganistan (27,3%) (Hồng Bá Thịnh, 2008).

So sánh tỷ lệ cán bộ nữ chủ chốt ở Trung ương và tỉnh thành từ năm 1997 tới năm 2003 cho thấy: Bộ trưởng và tương đương từ 7,9% tăng lên 11,9%; Thứ trưởng và tương đương từ 9,1% giảm xuống 8,1%; Chủ tịch UBND tỉnh thành từ 3,3% và giảm xuống cịn 1,6%; Phĩ chủ tịch UBND tỉnh thành từ 10,1% và tăng lên 11,7%. Như vậy, qua hơn 6 năm, chỉ cĩ tỷ lệ nữ Bộ trưởng và tương đương là tăng lên rõ rệt, song vẫn cịn thấp. Riêng tỷ lệ nữ Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đã giảm đáng kể và chiếm tỷ lệ quá thấp so với nam giới. Tỷ lệ phụ nữ tham gia Ban lãnh đạo các đồn thể hiện nay chưa cao, song đã cĩ bước chuyển biến, cụ thể: ở Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cĩ 25 nữ/134 (chiếm 18,65%); ở Hội Nơng dân Việt Nam cĩ 15 nữ/86 (chiếm 17,2%); ở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cĩ 34 nữ/198 (chiếm 17%); ở Hội chữ thập đỏ cĩ 28 nữ/105 (chiếm 26,6%) (Báo cáo CEDAW lần 5&6)

Một phần của tài liệu Phụ nữ và gia đình (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)