2. Đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP * Phân theo hạng mục:
* Phân theo hạng mục: + Hạng mục Tổng đài và phụ trợ: 356.685.000 VND và 57.881 USD. +Hạng mục Tuyền dẫn vi ba: 1.335.604.000 VND và 170.163 USD. + Hạng mục Cột Anten: 370.412.000 VND. + Hạng mục Điện lưới: 1.927.170.000 VND. + Hạng mục Kiến trúc: 2.655.783.000 VND.
* Nguồn vốn: Ngân sách, vay và Xí nghiệp bổ xung của Tổng công ty. * Phương thức thực hiện:
+ Tư vấn thiết kế: một bước do chủ đầu tư chọn.
+ Mua sắm thiết bị: Tổng công ty và chủ đầu tư.
+ Vật tư chủ yếu: Chủ đầu tư mua.
+ Xây lắp: Chủ đầu tư chọn.
- Quyết định phê duyệt thiết kế KTTC và tổng dự toán công trình Mạng
thông tin tỉnh Hà Giang ( các huyện, thị trấn phía Tây)
+ Quyết định số 1080/QĐ-ĐTPT ngày 01 tháng 6 năm 1996 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Nguồn điện lưới
Tổng dự toán: 1.766.981.000 VND.
Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ sung, Ngân sách.
+ Quyết định số 2803/QĐ-ĐTPT ngày 08 tháng 8 năm 1996 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Tổng đài và phụ trợ.
Tổng dự toán: 336.504.000 VND và 52.400 USD. Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ xung, Ngân sách.
+ Quyết định số 2670/QĐ-ĐTPT ngày 24 tháng 7 năm 1996 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Lắp máy và cột Anten.
Tổng dự toán: 1.481.157.000 VND và 230.124 USD. Nguồn vốn: vay, Xí nghiệp bổ xung, ngân sách.
+ Quyết định số 2614/QĐ-ĐTPT ngày 20 tháng 7 năm 1996 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Kiến trúc.
Tỏng dự toán: 2.182.693.000 VND.
Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ xung, Ngân sách.
2.2.3.3. Mạng thông tin tỉnh Hà giang (Tổng đài 256 số và truyền dẫn cho
huyện Bắc Mê)
- Quyết định đầu tư dự án Mạng thông tin tỉnh Hà Giang (Tổng đài 256 số
và truyền dẫn cho huyện Bắc Mê) số 3174/QĐ-ĐTPT ngày 11/9/1996 của
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Được uỷ quyền chủ đầu tư Bưu điện tỉnh Hà giang trực tiếp quản lý
và thực hiện dự án lắp Tổng đài 256 số 01 cái và thiết bị truyền dẫn vi ba,
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trong đó: Nội tệ: 823.423.000 VND
Ngoại tệ: 18.375 USD và 55.690 AUD * Phân theo hạng mục:
+ Hạng mục Tổng đài và phụ trợ: 30.119.000 VND và 17.500 USD. + Hạng mục Truyền dẫn vi ba: 182.518.000 VND và 53.038 AUD. + Hạng mục Nguồn điện lưới: 571.575.000 VND.
* Phương thức thực hiện:
+ Tư vấn thiết kế: một bước do chủ đầu tư chọn.
+ Mua sắm thiết bị vật tư: Tổng công ty, chủ đầu tư
+ Xây lắp: Chủ đầu tư.
- Quyết định phê chuẩn Thiết kế KTTC và dự toán Mạng thông tin tỉnh
Hà giang (Tổng đài 256 số và Truyền dẫn cho huyện Bắc mê)
+ Quyết định số 301/QĐ-ĐTPT ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Truyền dẫn vi ba.
Phần: Lắp máy.
Tổng dự toán đựoc duyệt: 168.009.000 VND và 52.211 AUD Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ xung, Ngân sách.
+ Quyết định số 3879/QD-ĐTPT ngày 27 tháng 11 năm 1996 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Điện lưới
Tổng dự toán được duyệt: 388.703.000 VND
Nguồn vốn: vay, Xí nghiệp bổ xung, ngân sách.
+ Quyết định số 3673/QĐ-ĐTPT ngày 30 tháng 10 năm 1996 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Tổng đài và phụ trợ
Tổng dự toán được duyệt: 30.588.000 VND và 17.414 USD Nguồn vốn: vay, Xí nghiệp bổ xung, ngân sách.
2.2.3.4. Mạng thông tin các khu vực Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang và Việt Lâm tỉnh Hà Giang
- Quyết định đầu tư dự án Mạng thông tin các khu vực Hùng An, Vĩnh
Tuy, Tân Quang và Việt Lâm tỉnh Hà Giang số 206/QĐ-ĐTPT ngày
29/7/1997 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Tổng mức đầu tư: 6.023.000.000 VND
Trong đó: Nội tệ: 3.737.497.000 VND Ngoại tệ: 195.850 USD * Phân theo hạng mục:
+ Lắp đặt tổng đài và thiết bị phụ trợ: 438.430.000 VND và 19.200 USD.
+ Lắp đặt máy vi ba: 467.085.000 VND và 167.324 USD. + Lắp cáp gốc: 855.038.000 VND.
+ Xây dựng cột Anten: 241.772.000 VND
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
+ Điện lưới; 275.237.000 VND
* Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ xung, Ngân sách. * Phương thức thực hiện:
+ Tư vấn thiết kế: một bước, do chủ đầu tư chọn.
+ Mua sắm thiết bị truyền dẫn: Mua sắm trực tiếp.
+ Mua sắm thiết bị chuyển mạch: Chào hàng cạnh tranh.
+ Mua sắm thiết bị phụ trợ: Chào hàng cạnh tranh.
- Quyết định phê duyệt thiết kế KTTC và dự toán Mạng thông tin các khu
vực Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang và Việt Lâm tỉnh Hà Giang.
+ Quyết định số 84/QĐ-ĐTPT ngày 06 tháng 01 năm 1998 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Xây dựng cột anten
Tổng dự toán được duyệt: 149.285.000 VND
Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ xung, Ngân sách.
+ Quyết định số 375/QĐ - ĐTPT ngày 12 tháng 02 năm 1998 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Kiến trúc các trạm Việt Lâm, Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân
Quang.
Tổng dự toán được duyệt: 985.336.000 VND
Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ xung, Ngân sách.
+ Quyết định số 449/QĐ-ĐTPT ngày 20 tháng 2 năm 1998 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Hạng mục: Tổng đài và phụ trợ.
Tổng dự toán được duyệt: 386.352.000 VND và 22.684 USD. Nguồn vốn: Vay, Xí nghiệp bổ xung, Ngân sách.
2.2.4. Tổ chức thực hiện các quyết định
Trước năm 1994 cơ sở vật chất kỹ thuật của Bưu điện Hà Giang còn lạc hậu cũ kỹ mạng lưới Viễn thông còn sử dụng Tổng đài tự thạch, mạng
dây trần trải dài từ trung tâm Bưu điện tỉnh đến các huyện phía Bắc, phía
Tây (540 km) với địa hình vùng núi đá cao, hiểm trở khoảng băng dài,
mưa gió, lũ quét hàng năm làm ảnh hưởng đến đường dây, thông tin thường xuyên mất liên lạc và thời gian kéo dài thậm chí mất liên lạc cả ngày. Thông tin không đảm bảo phục vụ cho sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính
quyền địa phương, an ninh quốc phòng, về sự phát triển kinh tế xã hội của
từng vùng, mắt khác do tuyến đường dây dài nên bố trí công nhân cho các
huyện, trạm số lượng lớn, phải có tay nghề cao để ứng cứu thông tin thường xuyên.
Về kinh tế hàng năm chi phí cho sửa chữa phục vụ cho các tuyến đường dây lớn, chi phí nhân công cao.
Mạng lưới thông tin không thể đáp ứng cho nhu cầu sự phát triển
của xã hội của nhân dân trong Tỉnh về trước mắt cũng như lâu dài được.
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Thực hiện kế hoạch và chiến lược của Tổng công ty Bưu chính Viễn
thông Việt Nam tăng tốc độ phát triển giai đoạn 1993-2000 và cho các
năm tiếp theo, theo định hướng chung của toàn Ngành là đi thẳng vào hiện đại hoá mạng lưới, công nghệ mới.
Bưu điện tỉnh Hà Giang là một đơn vị được Tổng công ty tập trung đầu tư từ năm 1994 theo kế hoạch của Tổng công ty cho các dự án thuộc
mạng thông tin Hà giang, mạng thông tin phía Bắc, mạng thông tin phía
Tây, mạng thông tin 256 số huyện Bắc mê, mạng thông tin các khu vực
Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang, Bắc Quang, Việt Lâm theo cấu hình mạng lưới viễn thông được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế về địa
hình đồng bộ về thiết bị, công nghệ được Bưu điện tỉnh Hà Giang trình Tổng công ty phê duyệt.
Các dự án đầu tư mạng thông tin Hà Giang được luận chứng kinh tế
mang tính khả thi, được đầu tư bằng các nguồn vốn do Tổng cục Bưu điện
cấp bằng nguồn vốn ngân sách, Tổng công ty cấp bằng các nguồn vốn
khác.
- Mạng thông tin phía Bắc
+ Mục tiêu đầu tư, hình thức, qui mô, năng lực: Phục vụ thông tin cho 5
huyện phía Bắc.
+ Khối lượng, hạng mục chủ yếu: Trang bị Tổng đài RAX 256 cho 5 huỵên phía Bắc, lắp đặt vi ba nối từ 5 huyện này về thị xã, lắp các cột
anten tự đứng, xây dựng nhà để tổng đài và máy. - Mạng thông tin phía Tây
+ Mục tiêu đầu tư, hình thức, qui mô, năng lực: Phục vụ thông tin cho các
huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần.
+ Khối lượng, hạng mục chủ yếu: Lắp đặt Tổng đài RAX và các thiết bị
phụ trợ, tuyến truyền dẫn vi ba AWA 1504, cột anten, nhà trạm.
- Mạng thông tin Tổng đài 256 số và tuyến truyền dẫn huyện Bắc Mê + Mục tiêu đầu tư, hình thức, qui mô, năng lực: Phục vụ thông tin cho
huyện Bắc mê.
+ Khối lượng, hạng mục chủ yếu: lắp đặt Tổng đài 256 số, các thiết bị phụ
trợ, thiết bị truyền dẫn 2Mb/s từ vi ba Làng Luông - Vi ba Ngọc Đường.
- Mạng thông tin các khu vực Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang, Việt Lâm
+ Mục tiêu đầu tư, hình thức, qui mô, năng lực: Phục vụ cho khu vực
thuộc Bưu cục Hùng An, Vĩnh Tuy, Tân Quang, Việt Lâm.
+ Khối lượng, hạng mục chủ yếu: Lắp tổng đài RAX 128, thiết bị vi ba và các thiết bị phụ trợ.
Năm 1996 mạng thông tinh tỉnh Hà giang hoàn thành đưa vào khai
thác sử dụng. Thay thế toàn bộ Tổng đài tự thạch, đường dây trần 540km
nội tỉnh từ công nghệ Analog, phương thức thông tin lạc hậu, chất lượng
xấu, dung lượng nhỏ sang công nghệ số tiến tiến, hiện đại cả về số lượng
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
địa phương, an ninh quốc phòng, sự phát triển kinh tế xã hội các vùng trong Tỉnh và cả nước.
Mạng truyền dẫn nội Tỉnh từ trung tâm đi các huyện đầu bằng thiết
bị vi ba và kết hợp một số tuyến cáp quang, về chất lượng mạng lưới đảm
bảo việc thông tin tốt, nhanh, chính xác, an toàn.
Mạng chuyển mạch được lắp đặt toàn bộ Tổng đài điện tử kỹ thuật
số tại trung tâm Bưu điện tỉnh và các Bưu điện huyện, thị và một số khu
vực với dung lượng lớn đảm bảo phục vụ cho việc phát triển thuê bao. Trong thời gian ngắn Bưu điện tỉnh Hà Giang có vai trò rất lớn đối
với việc thực hiện kế hoạch, chiến lược thực hiện cho các dự án đầu tư
mạng thông tin tỉnh Hà Giang, thay thế mạng lưới cũ kỹ, lạc hậu sang
công nghệ mới kỹ thuật số. Đã nâng cao được chất lượng mạng lưới thông tin. Đảm bảo phục vụ nhu cầu của xã hội, dân trí được nâng cao, tạo cơ sở
hạ tầng cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển, trật tự an ninh, quốc
phòng. Đầu tư phát triển mạng thông tin Hà giang đã góp phần cho việc thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoa đất nước.
2.2.4.1. Mạng truyền dẫn
Thực hiện kế hoạch tăng tốc độ phát triển Bưu chính Viễn thông giai đoạn 1993 - 2000 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Bưu điện tỉnh Hà Giang đã được đầu tư hệ thống truyền dẫn bằng thiết bị
vi ba số từ trung tâm thị xã đến các huyện trong Tỉnh, hệ thống này đã
hoàn thành và đưa vào sử dụng trước năm 1996. Để thiết lập được đường
truyền đến tất cả các huyện trong toàn Tỉnh với địa hình đổi núi cao hiểm
trở phải xây dựng đến 15 trạm vi ba chuyển tiếp trên núi cao mới phục vụ
cho 14 trạm chuyển mạch các huyện và khu vực với dung lượng mỗi
huyện một luồng tốc độ 2Mb/s (1E1). Việc đầu tư xây dựng như trên chỉ
là giải pháp tình thế nhằm số hoá mạng truyền dẫn trên toàn Tỉnh trong
thoài gian ngắn và chỉ cung cấp được loại hình dịch vụ viễn thông như Điện thoại, Fax.
Năm 1998 tuyến truyền dẫn vi ba từ Đồng văn đến Mèo vạc không
thể hoạt động được, việc giải quyết đường truyền này rất bức xúc, phương
án vi ba sẽ phải sử dụng kinh phí lớn và tương lai không mở rộng được
dịch vụ, do đó phương án xây dựng tuyến cáp quang cục bộ từ trạm vi ba Tù sán đến Bưu điện huyện Mèo Vạc dung lượng 4E1 tốc độ 155 Mb/s
nhằm trước mắt thiết lập đường truyền dẫn cho Huyện Mèo Vạc đồng thời để phát triển cho các dịch vụ trong tương lai.
Tuyến dọc quốc lộ số 2 sử dụng thiết bị quang kết hợp trên tuyến
cáp quang liên tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang của Công ty Viễn thông liên tỉnh, gồm Bưu điện huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và khu vực Việt Lâm,
Tân Quang, Hùng An, Vĩnh Tuy đưa vào sử dụng năm 2002.
Cho đến nay mạng truyền dẫn Bưu điện tỉnh Hà giang quản lý gồm
thiết bị vi ba DM1000, CTR210, AWA1504 và thiết bị cuối quang SDH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
2.2.4.2. Hệ thống chuyển mạch
Bưu điện tỉnh Hà giang được đầu tư thiết bị chuyển mạch kỹ thuật số hoà mạng tháng 12/1993, với tổng đài trung tâm (STAREX-IMS1000 số); Bắc quang (STAREX-IMS256 số); Vị xuyên (STAREX-IMS256 số)
và Bắc mê (RAX128), đây là các tổng đài kỹ thuật số đầu tiên của Bưu điện tỉnh Hà Giang, mở đầu giai đoạn số hoá hệ thống chuyển mạch của
toàn Tỉnh. Đến năm 1995 các huyện còn lại của Tỉnh đã hoàn thàh đưa
tổng đài (RAX 256 184 số). Hệ thống tổng đài như trên chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển trong vòng 1 đến 2 năm, từ đó đến nay qua các lần mở rộng,
nâng cấp đến nay hệ thống chuyển mạch trên toàn Tỉnh Hà Giang do Bưu điện khai thác đã lên đến 13000 số với nhiều loại tổng đài, hầu hết là tổng đài độc lập (riêng Bắc Quang là vệ tinh 1024 số).
2.2.4.2.1. Ưu điểm
Hệ thống tổng đài các huyện lị trong tỉnh đầu nối trực tiếp về tổng đài trung tâm, không phải chuyển tiếp qua tổng đài trung tâm (trừ các tổng đài khu vực) nên tốc độ phần nào được cải thiện, không bị ảnh hưởng mất
liên lạc giữa các tổng đài. Các huyện, khu vực đều sử dụng tổng đài kỹ
thuật số, phù hợp với mạng Viễn thông Quốc gia hiện đang hoạt động.
2.2.4.2.2. Nhược điểm
- Phần lớn các tổng đài cấp khu vực là tổng đài độc lập kết nối qua các
trạm chuyển mạch trung gian nên độ an toàn không cao (sự cố dây
truyền), tốc độ thấp, với mô hình tổ chức như hiện nay việc quản lý kỹ
thuật và quản lý cước tập trung là rất khó khăn. Hầu hết tổng đài các huyện, khu vực mức độ đáp ứng các dịch vụ không đảm bảo, nhiên liệu
tiêu hao lớn.
- Với đường truyền dẫn không đủ đáp ứng cho các tổng đài có dung lượng
sử dụng lớn thì việc nghẽn mạch trong giờ cao điểm là không thể tránh
khỏi.
- Hệ thống tổng đài độc lập khi cần nâng cấp, mở rộng bổ sung cả phần điều khiển.
- Bán kính phục vụ của các tổng đài đều lớn (đến 20km) do vậy chất lượng thông tin không đảm bảo, tác động do điều kiện tự nhiên và khách quan là rất lớn ảnh hưởng đến an toàn, độ tin cậy và quản lý tổng đài của
tổng đài.
- Với thế hệ cũ của tổng đài toàn Tỉnh như hiện nay chỉ đáp ứng được giai đoạn hiện tại (2003-2005).
2.2.4.3. Mạng ngoại vi
Được đầu tư hệ thống cống bể cáp ngầm tại trung tâm thị xã Hà Giang từ những năm 1996 trong điều kiện cơ sở hạ tầng đang xây dựng
cho nên việc dự báo nhu cầu không chính xác. Do đó hệ thống cống bể
cáp ngầm thiếu về dung lượng, mặc dù hàng năm các tuyến cáp vẫn được đầu tư bổ sung. Hiện nay toàn Tỉnh chỉ có Thị xã Hà Giang, huyện Bắc
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
huyện khác và các khu vực trong toàn Tỉnh đều sử dụng đường cáp treo.
Với địa bàn các khu vực Trung tâm các xã đều xa tổng đài trung tâm huyện và khu vực vì vậy việc kéo cáp để phát triển thuê bao Viễn thông
cho các xã và khu vực dân cư là rất khó khăn, có nhiều những tuyến cáp