Công tác xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông tại Tỉnh Hà Giang giai đoạn 2003 - 2005 pptx (Trang 30 - 36)

2. Đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát

2.1.Công tác xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông

2.1.1. Các căn cứ chủ yếu đế xây dựng kế hoạch

Ngay từ khi tái lập tháng 01/1993 cơ sở vật chất Bưu điện tỉnh Hà Giang còn hết sức nghèo nàn, trình độ kỹ thuật còn lạc hậu. Từ Trung tâm đến các Bưu điện huyện, thị còn sử dụng tổng đài tự thạch, mạng dây trần.

Thực hiện chiến lược tăng tốc độ phát triển kế hoạch giai đoạn 1993

- 2000 theo đinh hướng chung của toàn ngành là đi thẳng vào hiện đại hoá

mạng lưới và kế hoạch phát triển của Bưu điện Tỉnh Hà Giang theo hướng

qui hoạch của ngành là đồng bộ về công nghệ.

Bưu điện Hà giang đến tháng 8/1993 mới được hoà mạng tổng đài kỹ thuật số trung tâm bằng thiết bị ViBa số AWA và DM1000 do Công ty Viễn thông liên tỉnh khu vực I quản lý và cũng là một tỉnh cuối cùng trong cả nước mạng viễn thông nội tỉnh còn sử dụng Tổng đài Tự thạch, mạng

dây trần cũ kỹ lạc hậu và cũng là một tỉnh nghèo mới chia tách. Trước sự

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Tổng Công ty yêu cầu Bưu điện tỉnh Hà giang xây dựng cấu hình mạng lưới Viễn thông từ Trung tâm đi các huyện, lập kế hoạch xây dựng mạng

thông tin tỉnh Hà Giang trình Tổng Công ty phê duyệt. Đến tháng 12/1995

mạng thông tin Bưu điện tỉnh Hà giang đã được Tổng Công ty phê duyệt

cấu hình và kế hoạch xây dựng, kế hoạch nguồn vốn uỷ quyền cho Giám Đốc Bưu điện tỉnh làm chủ đầu tư.

Mạng thông tin tỉnh Hà Giang:

- Mạng thông tin phía Bắc: Từ trung tâm Bưu điện tỉnh đi trạm vi ba 942 đi Thanh Thuỷ đi cổng trời Quản Bạ đi Bưu điện Quản Bạ, đi Lán Xì - Tù Sán - Đồng Văn, đi Mèo Vạc và Bưu điện Mèo Vạc bằng thiết bị DM1000

và AWA 1504, Tổng đài Nex - 61E và RAX - 256 cho các huyện.

- Mạng thông tin phía Đông: Từ Trạm vi ba 942 đi Tả Mò đi Bưu điện

Bắc Mê bằng thiết bị DM1000 và AWA 1504, Tổng đài RAX-256.

- Mạng thông tin phía Tây: Từ Làng Luông đi Bưu điện Vị Xuyên - Việt Lâm đi Mi Ka đi cổng trời đi Chiến Phố đi Bưu điện Hoàng Su Phì, Chiến

phố đi Xín Mần, Bưu điện huyện Xín Mần bằng thiết bị DM1000 và AWA 1504, Tổng đài NEAXS, RAX.

- Mạng thông tin khu vực: Ngô khê đi Hùng an - Vĩnh Tuy - Bắc quang - Tân Quang - Việt Lâm bằng thiết bị AWA 1504, DM1000, Tổng đài NEAXS, RAX, Starex.

Năm 1996 mạng thông tin tỉnh Hà giang đã hoàn thành đưa vào

khai thác, sử dụng với công nghệ số tiến tiến hiện đại cả về số lượng, chất lượng. Đáp ứng như cầu thông tin cho cấp uỷ chính quyền địa phương, an

ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội ở các vùng trong tỉnh.

2.1.1.1. Ưu điểm

Với mạng truyền dẫn của Bưu điện tỉnh Hà Giang hiện nay đã đáp ứng yêu cầu của giai đoạn, góp phần quan trọng trong việc số hoá của

mạng lưới Viễn thông của toàn Tỉnh, Đã hoạt động rất hiệu quả trong quá

trình phục vụ nhiệm vụ chính trị cũng như sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hà Giang trong suốt quá trình 1993 đến 2000, là bước đột phá

trong công cuộc số hoá mạng lưới trên địa bàn Tỉnh, là bước đệm cho việc

hiện đại hoá mạng lưới của những năm đầu của giai đoạn 2000-2005. Với

xu thế phát triển nhanh về số lượng các dịch vụ, sự đòi hỏi tốc độ cao và chất lượng của người sử dụng thì mạng truyền dẫn (trừ Bưu điện huyện Vị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuyên, Bắc Quang và khu vực Việt Lâm, Tân Quang, Hùng An, Vĩnh Tuy đã sử dụng thiết bị quang) bộc lộ nhiều yếu điểm, không còn phù hợp

với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện tại.

2.1.1.2. Nhược điểm

- Mạng truyền dẫn vi ba từ trung tâm Tỉnh đến các Huyện và khu vực trên toàn Tỉnh phải qua nhiều trạm trung gian nên tổng chi phí để cho các trạm

này hoạt động là rất lớn (có trạm hoạt động từ năm 1996 đến nay chưa có điện lưới mà chỉ chạy máy phát điện), tốc độ truyền dẫn và chất lượng của

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

mạng cần phải đầu tư thiết bị mới với tổng số vốn đầu tư rất lớn mới đáp ứng được nhu cầu hiện nay của toàn xã hội.

- Các tuyến đường truyền gồm nhiều điểm trung gian trải rộng trên địa

bàn phức tạp nên xác suất sự cố mất liên lạc sẽ cao, khí hậu khắc nghiệt do đó sóng vô tuyến bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên như mức

thu vô tuyến thường xuống quá mức cho phép dẫn đến rớt mạch hoặc

không liên lạc được, yếu tố sẫm sét là nguyên nhân thường xuyên gây mất

liên lạc và thiệt hại về thiết bị.

- Đến nay hầu hết các huyện, khu vực trong tỉnh chỉ có một luồng truyền

dẫn về trung tâm Tỉnh do đó chỉ đáp ứng cho một tổng đài độc lập loại dung lượng nhỏ. muốn tăng năng lực của tổng đài sẽ thiếu luồng vì khả năng cho một luồng truyền dẫn chỉ đáp ứng cho khoảng dưới 1000 thuê bao Viễn thông. Đồng thời hiện nay nhu cầu phát triển các dịch vụ Viễn thông khác như Internet đòi hỏi tốc độ truyền dẫn cao, thông tin di động đòi hỏi chất lượng đường truyền và số lượng đường truyền mỗi trạm tối

thiểu một luồng, với xu thế phát triển tỏng đài vệ tinh tại các huyện để

giảm trạm chuyển mạch trung gian thì mỗi tổng đài cấp huyện và khu vực

tối thiểu phải có hai luồng truyền dẫn. Trong điều kiện hiện tại của mạng

truyền dẫn nội tỉnh Tỉnh Hà Giang không thể đáp ứng các yêu cầu phát

triển mạng lưới chung của Tỉnh trong những năm 2003 trở đi.

- Các tuyến vi ba nội tỉnh của Bưu điện tỉnh Hà Giang quản lý chỉ có một

tuyến thẳng đến các trạm chuyển mạch duy nhất, không có mạch vòng để

dự phòng cho sự cố đường truyền chính, do đó nếu một trạm trung gian

mất liên lạc dẫn đến các trạm khác bị ảnh hưởng theo. Thời gian để ứng

cứu xử lý thông tin dài, có trường hợp một ngày vì các trạm rất xa trung

tâm ứng cứu của Tỉnh (tối đa đến 150km) và đường đi bộ lên trạm (có

trạm 3,5 km đường dốc).

- Hệ thống Vi ba hầu hết là những tài sản phải dựng ngoài trời như cột an ten, anten thu phát, đường cấp điện, đường bậc, hệ thống tiếp điện chống sét... do đó bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện tự nhiên như mưa, nắng, độ ẩm... do đó nhanh xuống cấp về chất lượng nên chi phí thường xuyên để

duy trì cho trạm hoạt động là rất lớn. Đồng thời số lượng nhân lực để vận

hành của toàn Tỉnh nhiều.

Để khắc phục những nhược điểm của mạng truyền dẫn bằng vi ba (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

số hiện nay của Bưu điện tỉnh Hà Giang cần đầu tư hệ thống cáp quang từ

trung tâm Tỉnh đến các Huyện và khu vực trong toàn Tỉnh dung lượng

mỗi trạm chuyển mạch tối thiểu tám luồng truyền dẫn với tốc độ tối thiểu 155Mb/s. Đồng thời thiết lập các mạch vòng bằng cáp quang để hỗ trợ dung lượng đường truyền và mục đích chính để ứng cứu cho tuyến cáp quang chính đồng thời phát triển cho các khu vực mới khi có nhu cầu

thông tin.

Để khắc phục nhược điểm trên Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

2010 được phê duyệt tháng 11/2001. Mạng viễn thông thế hệ mới (NEXT

GENERATION NETWORK-NGN) có hạ tầng thông tin duy nhất dựa

trên công nghệ chuyển mạch gói, triển khai các dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di

động bắt nguồn từ sự tiến bộ của công nghệ thông tin và các ưu điểm của

công nghệ chuyển mạch gói và công nghệ truyền dẫn quang băng rộng.

Công nghệ mạng mới đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu kinh doanh.

2.1.2. Phương pháp xây dựng

Bưu điện tỉnh Hà Giang là đơn vị phụ thuộc Tổng Công ty Bưu

chính viễn thông Việt Nam. Trong phương pháp chung và phương pháp

cụ thể thì hiện nay Bưu điện Hà Giang đang áp dụng phương pháp cụ thể:

Thứ nhất, phương pháp kế hoạch hoá từ trên xuống

Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là chiến lược (kế hoạch) được xây dựng từ cấp cao nhất xuống đến cấp thấp nhất, cấp dưới dựa vào mục tiêu và giải pháp chiến lược (kế hoạch) cấp trên đã xác định để xây

dựng chiến lược (kế hoạch) cho mình.

Theo phương pháp này quá trình hoạch định chiến lược (kế hoạch) đảm bảo được tính thống nhất, không mâu thuẫn mục tiêu. Tuy nhiên, hạn

chế cơ bản của phương pháp này là ở chỗ có thể dẫn đến thiếu thông tin ở bên dưới nên có thể không đủ thông tin để hoạch định và do đó chất lượng

của chiến lược (kế hoạch) thấp.

Kế hoạch từ trên xuống đòi hỏi phải tính đến sự phân cấp tổ chức

xây dựng chiến lược (kế hoạch) một cách khoa học.

Thứ hai, kế hoạch hoá từ dưới lên

Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là chiến lược (kế hoạch) được xây dựng từ cấp thấp ngược lại đến cấp cao nhất của doanh nghiệp.

Cấp cao có số liệu chiến lược (kế hoạch) của cấp dưới để xây dựng chiến lược (kế hoạch) của cấp mình.

Phương pháp này có thể tận dụng năng lực ở các cấp thấp trong quá

trình kế hoạch hoá, xong các cấp dưới bị thiếu thông tin bên ngoài và có thể phát sinh mâu thuẫn.

Phương pháp kế hoạch hoá từ dưới lên đòi hỏi có sự phân cấp trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạch định chiến lược (kế hoạch) một cách khoa học.

Thứ ba, kế hoạch hoá hai chiều

Kế hoạch hoá hai chiều có đặc trưng cơ bản là quá trình hoạch định

chiến lược (kế hoạch) được tiến hành đồng thời: Vừa từ trên xuống và vừa

từ dưới lên. Về nguyên tắc, cấp trên chuyển xuống cấp dưới thông tin gì

và ngược lại cấp dưới chuyển lên cấp trên thông tin gì hoàn toàn phụ

thuộc vào sự phân cấp kế hoạch hoá trong doanh nghiệp. Với phương

pháp này trong quá trình hoạch định chiến lược (kế hoạch) nếu có mâu

thuần sẽ giải quyết kịp thời và ở mọi cấp kế hoạch hoá đều có đủ mọi

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

hoạch hoá theo phương pháp này sẽ luôn dẫn đến chi phí cho công tác kế

hoạch hoá lớn.

Trong phương pháp cụ thể, Bưu điện Hà Giang xây dựng kế hoạch theo phương pháp từ dưới lên theo sự phân cấp của mình và xây dựng trên

cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông của Tổng công

ty, cấu trúc tổng thể mạng lưới viễn thông của đơn vị trong từng giai đoạn đã được Tổng công ty phê duyệt và quy hoạch của địa phương.

Cuối tháng 12 hàng năm Bưu điện Hà Giang xây dựng kế hoạch cho

năm sau theo hai phần, phần Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt

Nam phê duyệt dự án phát triển mạng lưới viễn thông, phần được phân

cấp do Giám đốc Bưu điện tỉnh phê duyệt dự án phát triển mạng lưới viễn

thông trình Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam phê duyệt dự

án phát triển mạng lưới viễn thông, theo biểu mẫu quy định của Tổng

công ty.

Thường phần được phân cấp trong tổng mức đăng ký đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển của đơn vị được phân bổ 50% dùng cho phát triển mạng

cáp ngọn, khoảng 25% dùng cho các mạng thôn tin thiết bị lẻ phục vụ trực

tiếp sản xuất kinh doanh, còn lại dùng cho các trang thiết bị phục vụ quản lý, điều kiện làm việc, nhà trạm . . . Đơn vị huy động hết nguồn vốn đầu tư phát triển được để lại đầu tư, nếu thiếu báo cáo Tổng Công ty để huy động nguồn vốn khác.

Biểu số 2: Mẫu đăng kí kế hoạch xây dựng năm

Phần Tổng Công ty phê duyệt dự án

(Dự án được phê duyệt chưa được thông báo kế hoạch vốn)

TT Tên dự án QĐ đầu tư Tổng vốn dự án Đăng ký Ghi chú

Số Ngày tháng năm Nội tệ Ngoại tệ KH năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày tháng năm

Người lập biểu Giám đốc Bưu điện tỉnh

Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam xem xét các dự án để của đơn vị đã đăng ký để duyệt dự án và thông báo dự án được duyệt,

thông báo kế hoạch vốn từng đợt cho đơn vị để đơn vị tiến hành triển khai

dự án thi công theo quy định.

2.1.3. Nội dung kế hoạch

2.1.3.1. Kế hoạch phát triển mạng

Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông năm 1993-2000 trên cấu hình mạng thông tin Hà giang và các thiết bị

thông tin trên mạng được Tổng Công ty phê duyệt:

- Kế hoạch mua sắm thiệt bị hạng mục: Tổng đài gồm Tổng đài NEAXS, RAX, STAREX và phụ trợ như máy nổ, ắc quy . . .

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

- Kế hoạch mua sắm thiết bị hạng mục: Truyền dẫn gồm thiết bị

AWA, DM1000 và các loại anten theo thiết bị.

- Kế hoạch về xây dựng hạng mục: Kiến trúc gồm nhà đặt máy, nhà máy nổ, các cột anten tự đứng, đường điện . . .

Do truyền dẫn viba hiện nay trên mạng dung lượng truyền dẫn hiệu

quả thấp, chất lượng khai thác các dịch vụ không đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh cũng như phục vụ nhu cầu của xã hội được. Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam đã định hướng tổ chức mạng viễn thông đến năm 2010 bằng mạng viễn thông thế hệ mới (NEXT GENERATION

NETWORK-NGN) đảm bảo các chỉ tiêu triển khai các dịch vụ một cách đa dạng, nhanh chống đáp ứng giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di

động.

2.1.3.2. Kế hoạch nguồn vốn

Theo kế hoạch đầu tư của Tổng cục Bưu điện, Tổng công ty Bưu

chính Viễn thông Việt Nam giao chỉ tiêu nguồn vốn để thực hiện từng dự

án.

- Mạng thông tin phía Bắc:

Kế hoạch đầu tư XDCB số 541/KH ngày 24 tháng 3 năm 1995 và số

682/KT-KH ngày 11 tháng 4 năm 1995 của Tổng cục Bưu điện kế hoạch năm 1994-1995 bằng nguồn vốn Ngân sách.

Tổng TKKT và Tổng dự toán được duyệt: 14.336 triệu đồng. Trong đó:

+ Xây lắp; 5.329 triệu đồng

+ Thiết bị: 1.621 triệu đồng và 329.200 USD + 352,473 AUD + Chi phí khác: 865 triệu đồng.

- Mạng thông tin phía Đông: Gồm tổng đài 256 số và Truyền dẫn cho

huyện Bắc mê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế hoạch đầu tư XDCB số 1824/DTPT ngày 20 tháng 5 năm 1997

của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Kế hoạch năm 1997

bằng nguồn vốn vay, Xí nghiệp bổ sung.

Tổng dự án 823 triệu đồng và 58.154 USD. - Mạng thông tin phía Tây

Kế hoạch đầu tư XDCB số 3551/DTPT ngày 22 tháng 8 năm 1996

của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, kế hoạch năm 1996

bằng nguồn vốn vay, Xí nghiệp bổ xung.

Tổng vốn dự án: 6.645 triệu đồng và 228.044 USD. - Mạng thông tin các Khu vực

Kế hoạch đầu tư XDCB số 251/ĐTPT ngày 20 tháng 01 năm 1998

của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Kế hoạch năm 1998

bằng nguồn vốn vay, Xí nghiệp bổ xung.

Tổng dự án: 3.737 triệu đồng và 195.850 USD.

Tổng công ty giao cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu khối lượng

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông tại Tỉnh Hà Giang giai đoạn 2003 - 2005 pptx (Trang 30 - 36)