Điều 15 Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2004 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Bai-giang-Luat-Ngan-hang-Ban-gui-SV (Trang 35)

vốn (bên cầm cố) có nghĩa vụ giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên cho vay (gọi là bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt lãi quá hạn)34. Cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay có một số đặc điểm sau đây:

- Có sự chuyển giao tài sản từ người đi vay (bên cầm cố) sang người cho vay (bên nhận cầm cố) là các ngân hàng, TCTD. Tuy nhiên đây chỉ là sự chuyển giao tạm thời về quyền chiếm hữu và quản lý, chứ không chuyển giao về quyền sở hữu.

- Giao dịch cầm cố có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố (Điểm b Khoản 1 Điều 10, Nghị định 163/CP ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm bảo).

- Tài sản cầm cố là các loại tài sản hợp pháp, không phân biệt là động sản hay bất động sản (Lưu ý: theo quy định BLDS 1995 thì tài sản cầm cố phải là động sản). Có thể thỏa thuận một hoặc nhiều tài sản được cầm cố để thực hiện một nghĩa vụ và ngược lại. Trong trường hợp cầm cố nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ (Điều 334 BLDS 2005).

Thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay: là việc bên vay vốn (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt lãi quá hạn) đối với bên cho vay (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Đặc điểm thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay:

- Tài sản thế chấp vẫn do bên thế chấp giữ (hoặc các bên thoả thuận giao cho người thứ ba giữ) tài sản thế chấp mà không phải chuyển giao cho bên nhận thế chấp. Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt với cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay.

- Tài sản thế cấp là các loại tài sản hợp pháp, không phân biệt là động sản hay bất động sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền sử dụng hợp pháp (đối với quyền sử dụng đất). (Lưu ý: theo quy định BLDS 1995 thì tài sản thế chấp phải là bất động sản). Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

33Điều 15 Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2004 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. khách hàng.

Một phần của tài liệu Bai-giang-Luat-Ngan-hang-Ban-gui-SV (Trang 35)