Theo Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 thì hoạt động bao thanh toán còn áp dụng đối với cả hoạt động cung ứng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Bai-giang-Luat-Ngan-hang-Ban-gui-SV (Trang 26 - 27)

các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng, cung ứng dịch vụ và bên mua hàng, sử dụng dịch vụ thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”21.

Đặc điểm bao thanh toán:

Về chủ thể: tham gia vào quan hệ thanh toán có 3 chủ thể, trong đó bên bao thanh toán bắt

buộc phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động bao thanh toán, bên bán hàng, cung ứng dịch vụ và bên mua hàng, sử dụng dịch vụ là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Về tính chất: bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng, cung ứng dịch

vụ. Bởi vì, tổ chức tín dụng đã đứng ra thanh toán trước cho cho bên bán hàng, cứng ứng dịch vụ thay bên mua hàng, sử dụng dịch vụ mà đáng lẽ chưa đến hạn thanh toán hoặc vì một lý do nào đó chưa thanh toán được. Bao thanh toán khác về bản chất cho với bảo lãnh ở chỗ, bao thanh toán là cấp tín dụng cho bên có quyền đòi nợ (bên bán hàng, cung ứng dịch vụ) còn bảo lãnh là cấp tín dụng cho bên có nghĩa vụ trả nợ (bên mua hàng, sử dụng dịch vụ).

Về thời hạn bao thanh toán: thường là ngắn hạn (dưới 1 năm). 4.2 Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quĩ.

Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng thì: Tổ chức tín dụng là ngân hàng được thực hiện các dịch vụ thanh toán sau đây:

21 Theo Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 thì hoạt động bao thanh toán còn áp dụng đối với cả hoạt động cung ứng dịch vụ. cung ứng dịch vụ.

Cung ứng dịch vụ thanh toán:

+ Cung ứng các phương tiện thanh toán: ví dụ như thanh toán bằng lệnh chi, thanh toán bằng séc, thanh toán bằng ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu, tanh toán bằng thẻ nân hàng, thanh toán bằng thư tín dụng22…

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép; + Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ: Như thu tiền điện, tiền nước, tiền cước viễn thông..

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Cung ứng dịch vụ ngân quỹ: Tổ chức tín dụng được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt

cho khách hàng.

4.3 Hoạt động kinh doanh ngoại hối: là một chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng với đối

tượng kinh doanh là tiền tệ, tổ chức tín dụng cũng được quyền tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi được NHNNVN cho phép (Điều 71 Luật các tổ chức tín dụng). Sở dĩ, các tổ chức tín dụng không được phép tự do kinh doanh ngoại hối như kinh doanh nội tệ ì liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối của quốc gia và an ninh kinh tế. Các hoạt động kinh doanh ngoại hối mà các tổ chức tín dụng có thể được phep tiến hành như: cung ứng dịch vụ thanh toán ngoại hối, huy động tiền gửi và cấp tín dụng ngoại hối…

4.4 Các hoạt động khác: ngoài các hoạt động ngân hàng chủ yếu (Huy động vốn, cấp tín dụng

và cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ) đề cập thì tổ chức tín dụng còn thực hiện một số hoạt động kinh doanh không thường xuyên khác khi được NHNNVN cho phép áp dụng. Mục 4 Chương III Luật các tổ chức tín dụng quy định một số hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng gồm:

Một phần của tài liệu Bai-giang-Luat-Ngan-hang-Ban-gui-SV (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w