Khái niệm, đặc điểm hợp đồng tín dụng ngân hàng.

Một phần của tài liệu Bai-giang-Luat-Ngan-hang-Ban-gui-SV (Trang 32 - 33)

Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với khách hàng (bên vay, là tổ chức, cá nhân) nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ nhất định giữa các bên 27Trên thực tế, có nhiều tổ chức tín dụng có khách hàng vay nhưng nhu cầu vay vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, để đảm bảo được hoạt động kinh doanh tiền tệ của tổ chức tín dụng đồng thời đảm bảo được nguyên tắc giới hạn cho vay, pháp luật cho phép các tổ chức tín dụng có thể cùng hợp vốn để cho vay đối với một khách hàng hoặc một dự án. Trường hợp, mặc dù nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nhưng nhằm mục đích phân tán rủi ro, các tổ chức tín dụng cũng được phép đồng tài trợ cho vay

28Điều 3 Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng bàn hành kèm theo Quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN ngày 3/4/2002 (được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số 886/2002/QĐ-NHNN ngày 11/8/2003) bổ sung bằng Quyết định số 886/2002/QĐ-NHNN ngày 11/8/2003)

29Điều 4 Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng bàn hành kèm theo Quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN ngày 3/4/2002 (được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số 886/2002/QĐ-NHNN ngày 11/8/2003) bổ sung bằng Quyết định số 886/2002/QĐ-NHNN ngày 11/8/2003)

theo quy định của pháp luật, theo đó tổ chức tín dụng (bên cho vay) chuyển giao một khoản vốn tiền tệ cho khách hàng (bên vay) sử dụng với điều kiện khách hàng sẽ hoàn trả khoản tiền đó (tiền gốc) và lãi vay sau một thời gian nhất định.

Các đặc điểm hợp đồng tín dụng ngân hàng:

Thứ nhất, về chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng: Trong hợp đồng tín dụng ngân hàng, một bên chủ thể phải là tổ chức tín dụng được NHNNVN cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Chủ thể còn lại là khách hàng (bên vay) là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác... có nhu cầu sử dụng vốn và xin vay vốn tại tổ chức tín dụng.

Thứ hai, về hình thức hợp đồng tín dụng ngân hàng: hợp đồng tín dụng ngân hàng phải được lập thành văn bản. Theo lẽ thông thường, hình thức của hợp đồng bằng văn bản nghĩa là được giao kết bằng văn bản giấy hoặc các hình thức tương tự có giá trị như là văn bản: như fax, email,...

Về nguyên tắc, pháp luật yêu cầu hợp đồng tín dụng ngân hàng phải giao kết bằng văn bản chứ không cần phải công chứng hoặc chứng thực.

Thứ ba, về thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của hợp đồng tín dụng ngân hàng: - Về nguyên tắc chung: thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tín dụng ngân hàng là thời điểm giao kết hợp đồng nếu các bên không có thỏa thuận khác.

- Thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng tín dụng ngân hàng là thời điểm bên đi vay trả hết nợ vay bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt lãi quá hạn (nếu có).

Thứ tư, về đối tuợng hợp đồng tín dụng ngân hàng luôn là nguồn vốn được biểu hiện bằng một giá trị tiền tệ. Trong nền kinh tế thị trường, tiền tệ là vật ngang giá chung, là thước đo giá trị để phản ánh giá trị của các loại tài sản khác.

Đây là đặc điểm khác biệt so với hoạt động cho thuê tài chính – có đối tượng “cho thuê” là các tài sản cụ thể (không phải bằng tiền). Do đó, sinh viên cần lưu ý rằng: nếu bên cho vay là các tổ chức tín dụng nhưng đối tượng của nó là tài sản thì đây chính là quan hệ cho thuê tài chính (chứ không phải là hoạt động cho vay theo quy định của pháp luật) và các bên phải ký hợp đồng thuê mua tài chính.

Thứ năm, hợp đồng tín dụng được xác lập trên cơ sở pháp luật và uy tín của các bên, nhất là bên khách hàng.

Một phần của tài liệu Bai-giang-Luat-Ngan-hang-Ban-gui-SV (Trang 32 - 33)