Một số vấn đề chung liên quan đến việc sửa đổi.

Một phần của tài liệu Thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự Việt nam (Trang 81 - 84)

- Thời hạn tạmgiam để bảo đảm cho việc xét xử phúc thẩm.

2.2.1.1.Một số vấn đề chung liên quan đến việc sửa đổi.

60 ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày Toà án cấp tỉnh TAQS quân khu

2.2.1.1.Một số vấn đề chung liên quan đến việc sửa đổi.

* Về cách tính thời hạn quy định tại Đ96 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành.

Cần làm rõ khái niệm "đêm" và "ban đêm"

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học [28] thì: "Đêm là khoảng thời gian từ tối cho đến sáng, hoặc đêm là lúc khuya, trong khoảng từ sáu giờ tối đến trớc 1 giờ sáng.

" Ban đêm' là khoảng thời gian từ sau khi trời tối cho đến trớc khi trời sáng, về mặt những gì xảy ra trong đó".

Cả hai đều chỉ một khoảng thời gian nhất định, không xác định rõ. Muốn xác định rõ phải chọn những thời điểm làm "mốc" bắt đầu và chấm

dứt.

Theo luật tố tụng hình sự Việt Nam mốc thời điểm đợc lựa chọn là từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau:

Nêu sử dụng từ nôm "ban đêm" tại Điều 96 Bộ luật tố tụng hình sự, nó đồng bộ với quy định tại Điều 80, khoảng 3 Bộ luật tố tụng hình sự: "Không đợc bắt ngời vào ban đêm trừ trờng hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt ngời đang bị truy nã" và Điều 143 khoản 3 Bộ luật tố tụng hình sự: "Không đợc khám chỗ ở vào ban đêm trừ trờng hợp không thể trì hoãn, nhng phải ghi rõ lý do vào biên bản". Cũng cần bổ sung trong điều luật "mốc" tính thời hạn. Ngày và giờ bắt đầu thời hạn, không đợc tính vào thời hạn", nh cách tính phổ biến của các Bộ Luật tố tụng hình sự các nớc.

Theo điều 96 Bộ luật tố tụng hình sự "Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau": Tinh thần điều luật chỉ xác định loại thời hạn 2 tháng (tháng trớc và tháng sau), còn thời hạn bốn tháng, chẳng hạn, thì tháng sau là tháng nào, tháng thứ mấy, không rõ.

* Vấn đề bố trí quy định về thời gian hạn tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự.

Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, bởi vì nó có nội dung tạm thời tớc bỏ sự tự do của công dân trong một thời hạn nhất định, do Cơ quan điểm tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo, theo những điều kiện do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

Thời hạn tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự đợc quy định luôn luôn gắn liền với thời hạn của từng giai đoạn tố tụng: điều tra, truy tố, xét xử… cho nên có thể nói mỗi giai đoạn tố tụng hình sự bao giờ cũng gắn liền với một thời hạn nhất định và một thời hạn tạm giam tơng ứng nếu cần thiết phải tạm giam bị can, bị cáo.

Do đó, luật gia Phạm Thanh Bình trong một bài viết [19] đề nghị quy tụ những quy định về thời hạn tạm giam về cùng một chơng và bổ sung trong chơng những quy định về thời hạn nằm rải rác trong những chơng khác, để

những ngời làm công tác nghiên cứu.

Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định "thời hạn tạm giam để điều tra" là một quy phạm pháp luật cụ thể, riêng cho hoạt động điều tra nh là một quy trình tố tụng khép kín. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn tố tụng, ngoài thời gian tạm giam còn có quy định về thời hạn khác; hơn nữa Điều 120 là một quy phạm pháp luật cụ thể, riêng cho hoạt động điều tra, dễ dàng cho hoạt động nghiên cứu, áp dụng pháp luật. Song một số quy phạm pháp luật khác cũng về thời hạn tạm giam trong các giai đoạn truy tố, xét xử, đảm bảo thi hành án không đ… ợc quy định riêng biệt thành điều luật cụ thể. Để đảm bảo tính khoa học, là "chìa khoá" thuận tiện cho áp dụng và nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự thực định, nên quy định thành một điều luật mang tính chất liệt kê tất cả các thời hạn tạm giam đã quy định ở các chơng quy định về hoạt động tố tụng cụ thể:

"Điều Thời hạn tạm giam.… Thời hạn tạm giam bao gồm:

a. Thời hạn tạm giam để điều tra, phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại;

b. Thời hạn tạm giam để hoàn thành cáo trạng:

c. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử, để đảm bảo việc xét xử;

d. Thời hạn tạm giam trong trờng hợp huỷ bản án, quyết định để điều tra lại, xét xử lại;

e. Thời han tạm giam đảm bảo thi hành án phạt tù; ………."

Mặt khác, nh đã phân tích ở trên, ý nghĩa của biện pháp tạm giam hoàn toàn khác với ý nghĩa của hoạt động điều tra, cũng nh các hoạt động tố tụng khác, tuỳ theo những điều kiện luận định và những điều kiện thực tiễn đối với bị can, bị cáo.

Mục đích của biện pháp tạm giam, xét cho cùng ý nghĩa đích thực của biện pháp ngăn chặn này, không nhằm phục vụ yêu cầu, mục đích của hoạt động tố tụng. Nếu chăng, xác định cho chính xác "thời hạn tạm giam trong

giai đoạn điều tra, thời hạn tạm giam trong giai đoạn truy tố, thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử ", thay vì thói quen hiện nay vẫn nói là thời hạn… tạm giam để điều tra ?…

2.2.1.2. Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định thời hạn cụ thể trong một số điều luật tại Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành.

Một phần của tài liệu Thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự Việt nam (Trang 81 - 84)