XÂY DỰNG THÔN VĂN HOÁ THANH HÀ

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình soạn thảo nội dung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới trong các thôn văn hóa huyện lâm hà (Trang 104 - 111)

Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” theo tinh thần nghị quyết TW V khoá VIII và chỉ thị 61/ CT- UB của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá.

Để tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng nghìn năm văn hiến của người Hà Nội và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, quý trọng tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết giúp đỡ nhau trên con đường xây dựng thôn Thanh Hà ngày càng giàu mạnh, phong phú, nếp sống văn minh tiến bộ góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Mọi thành viên trong thôn Thanh Hà xã Đông Thanh thống nhất thông qua và thực hiện tốt bản quy ước xây dựng thôn văn hoá gồm các điều khoản như sau :

CHƯƠNG I: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1: Bản quy ước này thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân

dân trong thôn Thanh Hà dựa trên cơ sở hiến pháp và pháp luật của nước CH XHCN Việt Nam và những truyền thống văn hoá đạo đức tốt đẹp của dân tộc và địa phương.

Điều 2: Quy ước này chỉ áp dụng trong phạm vi thôn Thanh Hà có nhiệm

vụ điều chỉnh những mối quan hệ giữa các thành viên trong thôn. Mọi thành viên thôn văn hoá Thanh Hà, không phân biệt tuổi tác, giới tính, thành phần xã hội, tôn giáo, dân tộc, tín ngưỡng, nghề nghiệp, thời gian cư trú đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện quy ước này.

Ai có công sẽ được biểu dương khen thưởng, ai làm trái sẽ bị xử phạt theo quy ước đã quy định.

CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3: Xây dựng và phát triển kinh tế ổn định đời sống nhân dân:

− Tất cả các hộ gia đình trong thôn đều kê khai và đăng ký cấp giấy

− Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình theo đúng chủ trương chính sách và pháp luật của Nhà nước.

− Thực hiện thâm canh, tăng năng suất cây cà phe, cây dâu tằm, tích cực

cải tạo vườn trồng cây an quả và kết hợp chăn nuôi gia cầm… áp dụng khoa học kỹ thuật các chương trình khuyến nông phát triển sản xuất tạo sản phẩm hàng hoá có giá trị cao.

− Có kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình để tạo việc làm và thu nhập

chính đán, giảm tỷ lệ đói nghèo cuối năm 2000 không còn hộ nghèo.

− Thực hành tiết kiệm, chi phí đúng mức không tiêu xài phung phí. Đẩy

mạnh phong trào góp vốn xây dựng quỹ xoá đói giảm nghèo, mở rộng các quỹ tương trợ của các đoàn thể trong thôn, để giúp người nghèo vay vốn sản xuất. Vận động nhân dân ủng hộ giúp đỡ các gia đình neo đơn, gia đình chính sách xây dựng quỹ hoạt động 20.000 đ/ hộ/ năm trong thôn Thanh Hà.

Điều 4: Phát triển y tế – giáo dục – văn hoá xã hội

a- Về y tế và vệ sinh môi trường:

− Tham gia đầy đủ và thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như

tiêm chủng mở rộng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các bà mẹ và trẻ trẻ thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Thực hiện phòng và chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

− Nhân dân trong thôn cùng nhau vận động mọi người thực hiện ăn ở hợp

vệ sinh.

− Mỗi gia đình đều có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện

sạch nhà đẹp xóm làng, không phóng uế bừa bãi, không để tằm và súc vật chết ra đường ra suối gây lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

b- Về giáo dục:

− Tất cả các gia đình có con em trong độ tuổi quy định phải có trách

nhiệm cho con em đến trường, hạn chế tình trạng học sinh lưu ban hay bỏ học giữa chừng.

− Toàn dân trong thôn tích cực tham gia xây dựng quỹ khuyến học, nhằm

khuyến khích con em mình đạt kết quả cao trong học tập và giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường

c- Về văn hoá – thông tin và thể dục thể thao

− Tất cả các hộ trong nhà đều treo ảnh Bác.

− Trong các ngày lễ truyền thống, tet16 cổ truyền các gia đình phải thực

hiện việc treo cờ tổ quốc tại nhà

− Toàn dân trong thôn tự nguyện tham gia và tích cực đóng góp để mua

sắm các trang thiết bị văn hoá thông tin nhằm phục vụ các hoạt động văn hoá phát triển hệ thống truyền thanh, phòng đọc sách, xây dựng sân chơi thể thao, tụ điểm vui chơi giải trí, củng cố và xây dựng 01 đội văn nghệ quần chúng, 1 đội bóng đá,

nhằm phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hoá lành mạnh và phong trào rèn luyện sức khoẻ của nhân dân.

• Thực hiện văn hoá trong việc cưới, việc tang

− Việc cưới hỏi phải thực hiện đúng luật hôn nhân gia đình và quy định

của UBND tỉnh, tránh cưỡng ép, gả bán thách cưới hoặc ngăn cản trái phép. Đôi nam nữ để trở thành vợ chồng phải thực hiện đăng ký kết hôn tại UBND xã. Tổ chức tiệc hỏi, tiệc cưới phải thực hiện tinh thần lành mạnh văn minh, tiết kiệm phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của từng hộ gia đình, tránh xa hoa lãng phí.

− Trong gia đình có người chết phải khai tử và phải báo ngay cho Ban

vận động xây dựng thôn văn hoá để có sự giúp đỡ, hướng dẫn cần thiết… không được để người chết trong nhà quá 48 giờ. Thực hiện nghi lễ đơn giản nhưng trang nghiêm, phù hợp truyền thống dân tộc, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu như : trừ tà, bắt ma, gọi hồn … không tổ chức ăn uống linh đình trong các ngày tang lễ.

− Mỗi hộ phải tham gia đóng góp 02 ngày công/ năm để dọn vệ sinh và

tôn tạo nghĩa trang sạch đẹp.

• Xây dựng gia đình văn hoá

− Mỗi thành viên trong hộ gia đình phải nêu cao trách nhiệm xây dựng

để gia đình thực hiện là một tổ ấm. Mọi việc đều được bàn bạc thống nhất, mọi người phải thoả thuận, tôn trọng thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Vợ chồng bình đẳng, con cháu yêu kính ông bà, cha mẹ; cha mẹ, ông bà yêu thương và có trách nhiệm với con cháu, kính trên nhường dưới, nhà có kỷ cương nề nếp. Nghiêm cấm các hành vi hà khắc đành đập con cháu, hoặc con cháu chửi mắng bạc đãi với ông bà, cha mẹ. Vợ chồng không được đánh đập chửi mắng nhau.

− Tất cả các hộ gia đình trong thôn thực hiện đầy đủ việc đăng ký xây

dựng gia đình văn hoá theo 04 tiêu chuẩn đã quy định và phấn đấu hàng năm được công nhận là gia đình văn hoá.

d- Về xã hội:

− Mọi người trong thôn phải tôn trọng lẫn nhau, thực sự kính già, yêu trẻ, đoàn kết trong quan hệ làng giềng, mọi thắc mắc va chạm cần bình tỉnh chủ động dàn xếp ổn định thông qua ban hoà giải, ban an ninh thôn.

Mọi thành viên trong thôn đều hưởng ứng tham gia đóng góp, ủng hộ công tác xã hội do chính quyền đoàn thể các cấp phản động.

Mọi người dân trong thôn không tham gia đánh bạc, tiêm chích ma tuý, mại dâm, rượu chè bê tha, đồng bóng bói toán… không tàng trữ lưu hành phổ biến các loại văn hoá phẩm phản động, đồi truỵ, bạo lực, khi phát hiện các tệ nạn xã hội phải báo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền.

Điều 5: về an ninh trật tự và việc chấp hành pháp luật

− Mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm tự bảo vệ tài sản riêng,

ngăn chặn các hành vi trộm cắp, nêu cao ý thức bảo vệ của công, ca 1 công trình nhà nước, công trình phúc lợi công cộng như: trường học, đường điện và đình chùa

− Các hộ có điện trung, hạ thế đi ngang qua đất nếu vướng cây cao phải

tự giác đốn chặt, nhằm đảm bảo an toàn đường điện và tính mạng tài sản của nhân dân.

− Các bờ rào dọc theo đường chính của thôn đi qua đất các hộ, các hộ

phải tự giác phát quang, có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh, thông thoáng lòng lề đường, rãnh thoát nước, không được đổ cỏ hoặc rác ra đường.

− Mọi thành viên trong thôn đều có trách nhiệm tham gia giữ gìn trật tự

an ninh thôn xóm, chấp hành các quy định về đăng ký tạm trú, tạm vắng, đăng ký hộ tịch hộ khẩu. Tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, ngăn ngừa phát hiện hành vi vi phạm an ninh trật tự tại khu dân cư. Đồng thời moi5thanh2 viên phải có trách nhiệm cảm hoá giáo dục người lầm lỗi sớm sữa chữa khuyết điểm để trở thành người lương thiện.

− Mọi thành viên trong thôn đều phải chấp hànhnghiêm chỉnh mọi

đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và quy ước thôn văn hoá. Trong thôn không có trọng án xảy ra.

− Chấp hành nghĩa vụ thuế, đóng đủ trước ngày 30/10 hàng năm. Hoàn

thành các khoản quỹ do nhà nước quy định, quỹ an ninh quốc phòng, bão lụt … không có hộ trốn thuế hoặc nợ thuế dây dưa kéo dài.

− Tất cả các thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự phải chấp hành

đúng những quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự, khi trúng tuyển phải chấp hành lệnh nhập ngũ, không trốn tránh nhiệm vụ. Các hộ gia đình không chứa chấp bao che cho quân nhân đào ngũ.

− Các hoạt động văn hoá vui chơi giải trí, hội hè, đền đám và các công

việc có sử dụng đến thiết bị âm thanh, không được gây tiếng ồn quá lớn. Thời gian hoạt động không quá 23h đêm để bảo vệ sức khoẻ.

− Mọi thành viên trong gia đình tích cực tham gia sinh hoạt các đoàn thể

và chấp hành chế độ hội họp của các tổ chức đoàn thể như: đi đúng giờ, đúng thành phần … nếu vắng mặt phải có lí do chính đáng, trong hội họp phải tích cực tham gia ý kiến đóng góp xây dựng cho các tổ chức đoàn thể trong thôn ngày càng vững mạnh

− Định kì 6 tháng một lần tổ chức hội nghị toàn thể trong thôn để thảo

luận và quyết định các công việc của thôn văn hoá, đóng góp ý kiến để sửa đổi các điều quy định trong quy ước này cho phù hợp với yêu cầu mới của địa phương

CHƯƠNG III: NHỮNG ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

ĐIỀU 6:Bộ máy quản lí và điều hành thôn văn hoá

− Bộ máy quản lý và điều hành hoạt động của thôn văn hoá là ban vận

động xây dựng thôn văn hoá Bằng Tiên II bao gồm các thành viên: (có danh sách kèm theo)

• Thôn trường làm trưởng ban

• Các thành viên còn lại của Ban vận động là những người đại diện các

đoàn thể của thôn, số lượng 11 người

•Hoạt động của ban vận động xây dựng thôn văn hoá theo thể thức biểu

quyết tập thể thiểu số phục tùng đa số dưới sự điều hành chung của trường ban.

ĐIỀU 7:

a) Khen thưởng: đối tượng được khen thưởng là những cá nhân và gia

đính vắn hoá tiêu biểu có nhiều thành tích trong việc thực hiện tốt các tiêu chuẩn gia đình văn hoá quy ước xây dựng thôn văn hoá và những con em trong thôn đạt thành tích xuất tích trong học tập và lao động. Tuỳ theo mức độ thành tích sẽ xết khen thưởng ở thôn hoặc đề nghị lên cấp trên khen thưởng

− Lập sổ vàng truyền thống ghi danh những gia đình cá nhân được khen

thưởng hàng năm và ghi danh những cá nhân có học vị cao, có đóng góp tích cực cho việc xây dựng thôn văn hoá.

b) Xử lí: Ban vận động thôn văn hoá căn cứ mức độ vi phạm nội dung

quy ước của các gia đình và cá nhân, tuỳ theo mức độ mà xử lí như sau:

− Phê bình, kiểm điểm trước dân, công khai xin lỗi trước dân, buộc phải

chấm dứt việc làm vi phạm.

− Buộc phục hồi, bồi thường đầy đủ các giá trị kinh tế bị hư hại.

− Nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ lập biên bản kiến nghị lên cấp trên có thẩm

quyền xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện thành. ĐIỀU 8: Tài chính của thôn văn hoá

c) Phần thu: thu từ các nguồn sau:

− Nguồn thu từ Nhà nước tài trợ qua các dự án đầu tư

− Nguồn vận động từ các nhà hảo tâm

− Nguồn đóng góp từ các thành viên trong thôn, đóng góp ngày công lao

động xây dựng quỹ cho thôn

d) Phần chi: chi đúng mục đích hoạt động của thôn văn hoá và đúng

nguyên tắc tài chính

ĐIỀU 9: Quy ước này được xây dựng trên cơ sở quy định của hiến pháp, pháp luật và ý kiến đóng góp của nhân dân trong thôn, đã được thông qua toàn thể nhân dân ngày và được thực hiện kể từ ngày UBND huyện phê duyệt. Không có cá nhân tổ chức nào được tuỳ tiện sửa đổi và làm trái với quy ước này.

Chỉ có hội nghị toàn thể nhân dân của thôn văn hoá Thnah Hà mới có quyền thay đổi bổ sung vào bản quy ước và khi được UBND huyện phê duyệt mới có hiệu lực thực hiện.

Mọi thành viên trong thôn văn hoá có đều có trách nhiệm bảo vệ và thực hiện nghiêm túc quy ước này.

Thành Hà, ngày 10 tháng 9 năm 1999 TM. Ban vận động xây dựng

Thôn Văn hoá Thanh Hà Trưởng thôn

CHÚ THÍCH

1. Trích phần giới thiệu của hương ước thôn Sình công - xã Liên Hà.

2. Trích phần giới thiệu quy ước của thôn 1 – xã Mê Linh

3. Phỏng vấn K’Dơ và một số người dân K’ Ho tại thôn thực nghiệm – xã

Mê Linh.

4. Trích dẫn quy ước thôn văn hóa Bằng Tiên 2 – xã Phú Sơn

5. Xem quy ước thôn 1 - xã Mê Linh

6. Trích dẫn quy ước xây dựng thôn văn hóa Thanh Hà – xã Đông Anh

7. Phỏng vấn nhanh với một số đồng bào dân tộc K’Ho, và người Hoa tại

buôn Chuối – xã Mê Linh

8. Trích dẫn qui ước xây dựng thôn văn hoá Hoà Lạc – thị trấn Đinh Văn.

9. Ý kiến của Hoàng Thị Mai Trang( người dân tộc Thái – sinh viên lịch sử

K27 – Đại học Đà Lạt)

10.Xem nội dung qui ước văn hoá Hoà Lạc

11.Ý kiến của cụ Nguyễn Thuận – 93 tuổi tại thôn Liên Hà – xã Tân Hà

12.Ý kiến của Nguyễn Quốc Trụ, phó hiệu trưởng và một số giáo viên

trường Trần Quốc Toản xã Liên Hà.

13.Xem tài liệu tập huấn cho cán bộ VH – TT cơ sở của Sở VH - TT tỉnh

Lâm Đồng.

14.Ý kiến của cố giáo sư Trần Quốc Vượng khi tìm hiểu về vùng đất này.

15.Nhận xét của ông Lê Văn Đỉnh – trưởng công an xã Mê Linh.

16.Báo cáo tổng kết cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình soạn thảo nội dung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới trong các thôn văn hóa huyện lâm hà (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)