Thực hiện cuộc vận động “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” theo tinh thần nghị quyết V Trung Ương khoá VIII và chỉ thị 27/ CT- TW của Bộ Chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và chỉ thị 61/ CT- UB của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc đẩu mạnh cuộc vận động xây dựng thôn, buôn giàu đẹp, có đời sống văn minh tiên tiến, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Mọi thành viên trong thôn Hà Trung xã Tân Văn nhất trí thông qua, thực hiện tốt bản quy ước xây dựng thôn văn hoá năm 1999- 2002 gồm các điều khoản sau đây:
CHƯƠNG I: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1: bản quy ước này thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân
dân thôn Hà Trung, xây dựng trên cơ sở hiến pháp Nhà nước cộng hoà XHCNVN và những truyền thống văn hoá đạo đức tốt đẹp của nhân dân các dân tộc địa phương.
Điều 2: Quy ước này thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân thôn
Hà Trung xã Tân Văn nhằm thiết chế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các thành viên trong thôn, mọi thành viên thôn Hà Trung, không phân biệt tuổi tác, giới tính, thành phần xã hội, tôn giáo, dân tộc, tín ngưỡng, nghề nghiệp, thời gian cư trú đều có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quy ước này.
Ai có công được biểu dương khen thưởng, ai sai phạm nhắc nhở, phê phán hoặc đề nghị xử phạt theo quy ước đã quy định ( nếu có tính nghiêm trọng xử lý theo pháp luật).
CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3: Xây dựng phát triển kinh tế đời sống nhân dân:
− Có kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, có thu nhập
chính đáng, phấn đấu có cuộc sống trung bình đến khá về vật chất, tinh thần, giảm tỷ lệ đói nghèo xuống 3- 5 % mỗi năm. Đến năm 2000 hết hộ đói, năm 2003 hết hộ nghèo.
− Các hộ đều kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, ổn định sản xuất thâm canh, tăng năng xuất, phát triển chăn nuôi gia cầm và tiểu thủ công nghiệp chế biến nhỏ, áp dụng khoa học kỹ thuật các chương trình khuyến nông, sản phẩm hàng hoá có giá trị cao.
− Mở rộng phát triển kinh tế gia đình trang trại khép kín, theo đúng chủ
trương của Nhà nước, không đốt phá rừng, đảm bảo quản canh khu vực theo đúng quy hoạch địa phương.
− Thực hành tiết kiệm, chi phí đúng mức, xoá đói giảm nghèo, xây dựng
quỹ hỗ trợ 20.000 đ/ hộ/ 1 năm, giúp người nghèo khó, gia đình chính sách ổn định phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
Điều 4: Công tác y tế
− Mỗi gia đình đều chăm lo việc học hành con em, phấn đấu đạt 100%
con trong độ tuổi đến trường đi học, không có học sinh bỏ học giữa chứng, thực hiện chương trình than toán mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở có nội dung hoạt động sinh hoạt hè cho con em.
− Mỗi gia đình hưởng ứng tham gia xây dựng quỹ khuyến học, động viên
khuyến khích học sinh trong thôn vượt khó học giỏi và giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn và khen thưởng con em có mức học giỏi những em học đại học đóng góp quỹ xây dựng trường lớp theo quy định của Hội đồng giáo dục ở địa phương.
Điều 6: Văn nghệ- Thể thao
− Mỗi người dân, mỗi hộ gia đình có trách nhiệm phát huy, giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc, thôn xây dựng 01 đội văn nghệ, 1 đội bóng đá, bóng chuyền thường xuyên luyện tập thi đấu dịp lễ, tết dân tộc, xây dựng quỹ văn hoá- thể thao mỗi hộ 10.000 đ/ năm, có một hệ thống thông tin truyền thanh nội bộ, có 1 tụ điểm sinh hoạt văn hoá nơi vui chơi giải trí của nhân dân.
− Hoạt động văn hoá- nghệ thuật lành mạnh không xem phim, đọc sách
báo đồi truỵ phản động, ảnh hưởng tư tưởng đạo đức lối sống trong nhân dân.
− Mỗi hộ gia đình đều treo ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc khi ngày lễ, ngày
Tết dân tộc.
− Mọi người dân có quyền được hưởng thụ và có nghĩa vụ bảo vệ các di
tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các công trình phúc lợi xã hội. Điều 7: Công tác xã hội và xây dựng gia đình văn hoá
− Tất cả các hộ gia đình trong thôn đều tự nguyễn đăng ký xây dựng gia
đình văn hoá theo 4 tiêu chuẩn của Ban vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” của địa phương, mỗi năm đạt từ 90- 95% các hộ trong thôn được công nhận gia đình văn hoá.
trọng quyền lợi cuộc sống riêng tư có ý thức giải quyết các bất hoà tinh thần chân thành, tế nhị thẳng thắn và xây dựng.
− Thực hiện tốt các nghĩa vụ công dân như:
+ Đoàn kết phát huy dân chủ thực hiện đầy đủ bản quy chế dân chủ do nhà nước ban hành, giữ vững kỷ cương, sống và làm việc theo pháp luật và quy ước thôn đã đề ra.
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, đóng đủ, đóng trước thời hạn 30/11 hàng năm và các khoản do Nhà nước quy định.
+ Thực hiện sinh con có kế hoạch, không sinh con thứ 3, lần sanh cách nhau 5 năm để nuôi dạy con cho tốt.
+ Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, hội họp học tập đầy đủ, tích cực đấu tranh bài trừ các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội. Đảm bảo không có người thân trong gia đình như: tham nhũng, hối lộ, cờ bạc, say rượu, nghiện hút ma tuý, mại dâm, mê tín dị đoan, không tàn trữ, lưu hành sử dụng các văn hoá phẩm có nội dung xấu, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục nhân dân, mất đoàn kết chia rẽ dân tộc, tham gia xây dựng chính quyền, đoàn thể xã hội thôn, xã ngày càng vững mạnh.
Điều 8: Thực hiện văn hoá trong việc cưới, tang ma
− Việc cưới hỏi theo nếp sống văn minh, lành mạnh vui vẻ tiết kiệm
phải đăng ký kết hôn, chống tảo hôn, việc tổ chức kết hôn nên phối hợp các đoàn thể xã hội hoặc gia đình tổ chức theo nghi thức mới.
− Cấm cưỡng ép, gả bán, ngăn cản hôn nhân đúng luật định, không thách
cưới bằng tiền, bằng vật chất quá mức, không tổ chức cưới hỏi, ăn uống chè chén với hình thức mừng tiền kinh doanh tiệc cưới, không phù hợp hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, tránh xa hoa lãng phí, thời gian tổ chức cưới không quá 1 ngày, đêm.
− Người thân, bãn bè trong thôn, xóm đều phải có trách nhiệm giúp đỡ tổ
chức lễ cưới, đảm bảo vui tươi lành mạnh và mọi người không đi dự tiệc cưới ăn, uống linh đình lãng phí, không tham dự đám cưới trái pháp luật ( tảo hôn).
− Việc tổ chức tang lễ phải đúng quy định như khai tử và báo cáo cho
cính quyền địa phương biết để có sự giúp đỡ, bỏ mọi hủ tục mê tín dị đoan…không để người chết quá 48 giờ trong nhà. Việc chôn cất phải đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh, việc làm lễ 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày và sau khi mai táng, ngài giỗ phải tiết kiệm, đơn giản nhưng trang nghiêm, phù hợp truyền thống dân tộc và nghi thức, tôn giáo, xoá bỏ tục lệ trử ma, bắt ma, gọi hồn, từng bước xoá bỏ lệ đốt hàng mã, tiền vàng, không tổ chức ăn uống linh đình trong ngày tang lễ.
− Với tình làng nghĩa xóm nghĩa tử là nghĩa tận, mọi cá nhân và gia đình
− Mỗi hộ phải đóng góp 02 ngày công/ năm để tổ chức bảo vệ và tôn tạo nghĩa trang, vận động các hộ gia đình không nên xây mộ người chết quá lớn, tốn kém tiền, công sức và diện tích nghĩa trang.
Điều 9: Công tác an ninh- quốc phòng
− Bảo vệ an ninh nhân dân, an toàn xã hội là trách nhiệm nghĩa vụ của
mọi người dân trong thôn và mọi người đều phải tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
− Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản gia đình, tải sản công dân và tài
sản tập thể như: trường học, trạm xá, đường thôn xóm, hệ thống điện, hệ thống thuỷ lợi, kho tàng, đình chùa, các tụ điểm, văn hoá thể thao, nghiêm khắc chống và ngăn chặng các hành vi trộm cắp tài sản hoa màu của nhân dân, tổ chức 1 đội bảo vệ của thôn với phương châm : dân cử, dân nuôi” với sự đóng góp tiền công sức trong nhân dân.
− Cấm mọi hành động côn đồ say rượu, cờ bạc gây gổ đánh nhau, gây
mất đoàn kết trong thôn, xóm, tuyên truyền kích động, xuyên tạc đường lối pháp luật, quan điểm của Đảng, Nhà nước có quy định của địa phương, gây chia rẽ trong tôn giáo, trong dân tộc, trong thôn xóm, thực hiện đầy đủ đăng ký hộ khẩu tạm trú, tạm vắng phòng giam bảo mật.
− Yêu cầu các thành viên trong thôn bản chấp hành quy định việc xây
cất nhà ở đúng nghị định 36/CP và các quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn giao thông, không làm các công trình vi phạm lộ giới trong hành lang, đường, mương thuỷ lợi, dưới đường điện trung, cao thế, đảm bảo thông thoáng an toàn giao thông.
− Tất cả thanh niên trong thôn trong trong độ tuổi đều tham gia đội thanh niên tự quản, lực lượng dân quân để giữ gìn trật tự xã hội thôn, xã. Những người trong độ tuổi đều đăng ký làm nghĩa vụ quân sự, không có công dân nào trốn tránh nghĩa vụ quân sự, quân quản đào ngũ.
− Mọi hoạt động xã hội Văn hoá- xã hội vui chơi giải trí hội hè có sử
dụng âm thanh, nên hạn chế tiếng ồn lớn, thời gan hoạt động không quá 23 giờ đêm để đảm bảo sức khoẻ nhân dân khu vực.
Điều 10: Thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo dân tộc
− Mọi người phải có ý thức tôn trọng quyền tự do dân tộc, của cá nhân,
song mọi hoạt động, tôn giáo dân tộc từ thiện đều thực hiện theo pháp luật và các quy định của địa phương.
− Nghiêm cấm các thành viên trong thôn lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn
giáo… để hành nghề bất hợp pháp, hành nghề mê tin dị đoan, bói toán bùa phép, chữa bệnh bằng cúng bái hoặc bằng các hình thức khác.
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN- KHEN THƯỞNG- KỶ LUẬT
Điều 11: Thực hiện quy ước này là trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong
thôn Hà Trung, góp phần quan trọng thực hiện tốt cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đạt tiêu chuẩn làng văn hoá do Nhà nước quy định.
− Mọi thành viên trong thôn tích cực tham gia học tập, sinh hoạt, hội họp đúng thời gian, đúng thành phần do thôn, xã triệu tập và khi hội họp phải tham gia ý kiến đóng góp xây dựng, tạo cho thôn Hà Trung ngày càng vững mạnh.
− Bộ máy quản lý và điều hành Ban vận động xây dựng văn hoá thôn
được Đảng Uỷ, UBND xã quyết định thành lập do Bí thư chi bộ thôn hoặc trưởng thôn làm Trưởng Ban, các đoàn thể xã hội, chức sắc tôn giáo làm thành viên, số lượng không quá 9 người, có phân công cụ thể cho các thành viên theo chương trình công tác.
− Ban vận động 3 tháng họp 1 lần, nhân dân trong thôn 6 tháng họp 1 lần
( trừ đột xuất), thông qua nghị sự của thôn bằng biểu quyết tập thể, đảm bảo tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Đảng, chính quyền địa phương.
Điều 12: Khen thưởng và kỷ luật
− Các cá nhân, hộ gia đình có thành tích đều được khen thưởng dựa trên
4 tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá, 5 nội dung xây dựng thôn văn hoá và thực hiện tốt quy ước này xét khen thưởng theo 3 cấp ( xã, huyện, tỉnh) đảm bảo đúng người, đúng việc.
− Kỷ luật những ai vi phạm quy ước này tuỳ theo mức độ, tính chất sai
phạm đều bị phê bình đến khiển trách hoặc cảnh cáo và đưa ra giáo dục trước dân.
Điều 13 : Quy ước này đã được thông qua trước nhân dân trong thôn, tại cuộc họp
ngày 9 tháng 6 năm 1999 đã thông qua phòng Tư pháp huyện Lâm Hà và được ND huyện Lâm Hà phê duyệt.
− Bản quy ước này cứ 1 năm tổ chức đọc lại một lần trong nhân dân để
đánh giá việc thực hiện ưu khuyết điểm của từng năm, qua đó để nhân dân sửa đổi bổ sung cho bàn quy ước này một hoàn chỉnh./.
UBND XÃ TÂN VĂN TM. NHÂN DÂN THÔN HÀ TRUNG
UBND TT ĐINH VĂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÔN HOÀ LẠC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---
Đinh Văn, ngày tháng năm 2001