Tích cực và hạn chế

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình soạn thảo nội dung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới trong các thôn văn hóa huyện lâm hà (Trang 38 - 55)

THỰC HIỆN CỦA CÁC THÔN VĂN HOÁ HUYỆN LÂM HÀ-LÂM ĐỒNG

3.3.Tích cực và hạn chế

™ Tích cực

Hương ước, quy ước mới được coi là công cụ điều chỉnh, điều hoà tổng thể các mối quan hệ trong xã hội. Sự ra đời của hương nước, quy ước mới ở các thôn văn hoá tại huyện Lâm Hà - tỉnh Lâm Đồng là nhằm một đích đáp ứng nhu cầu về kinh tế - xã hội -văn hoá, góp phần đưa pháp luật của nhà nước đến tận cơ sở, với tính ưu viêc đã việc kiểm nghiệm trong thực tiễn quản lý làng xã, hương ước, quy ước ở địa phương này đã biết kế thừa những yếu tố tích cực nếp sống văn hoá của nhân dân địa phương, góp phần thực thi pháp luật của nhà nước ở cơ sở ,thực thi tốt chủ trương chính sách của nhà nước về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước ở thôn làng, bản, buôn, ấp và các cụm dân cư

Nhìn một cách tổng thể, hương ước, quy ước được trình bày ngắn gọn, bố cục rõ ràng, chia ra làm các chương, các điều hướng tới những nội dung quan trọng, bám sát với nội dung “Hướng dẫn về việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư của UBMTTQVN Tỉnh Lâm Đồng và huyện Lâm Hà.

Trong phần đầu các bản hương ước và quy ước đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau từ việc phát triển kinh tế hộ gia đình, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hoá thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, bảo vệ an ninh trật tự thôn xóm, nghĩa vụ của công dân, đến vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán …

Thiết nghĩ trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, do đó vai trò của văn hoá là rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, các bản hương ước và quy ước đã tập trung

đi sâu vào những điều khoản về việc xây dựng gia đình văn hoá, vai trò trách nhiệm của gia đình cùng nhau hướng tới thực hiện mục tiêu chung, là toàn thể nhân dân trong thôn, thực hiện tốt bản hương ước và quy ước của thôn văn hoá, góp phần thực hiện tốt “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” theo tinh thần của nghị quyết trung ương 5 khoá VIII.

Bên cạnh đó việc xây dựng nếp sống văn minh và bảo vệ an ninh trật tự cũng được các bản hương ước, quy ước tập trung đề cập trong việc cưới hỏi, tang ma phải theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội là rất tiến bộ. Trong việc cưới hỏi các bản hương ước, quy ước đều khuyến khích người dân trong thôn thực hiện nếp sống văn hoá văn minh, lịch sự, lành mạnh theo đúng luật hôn nhân gia đình. Không cưỡng ép, gả bán, thách cưới, tổ chức tiệc cưới linh đình xa hoa lãng phí. Tiết kiệm và trang trọng, vui vẻ mà không ảnh hưởng đến tình hình an ninh thôn xóm.

Trong việc tang, dựa trên tinh thần chỉ thị 27/CT/TƯ ngày 12/01/1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Các văn bản hương ước và quy ước đều quy định việc tổ chức tang lễ phải đúng như khai tử, báo cáo chính quyền địa phương, thực hiện việc chôn cất đúng nơi quy định; đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong tang lễ, cấm các hành vi mê tín dị đoan.

Truyền thống văn hoá tốt đẹp của nhân dân ta cũng được đưa vào trong hương ước, quy ước. Các văn bản này cũng đưa ra những quy định rằng mỗi người dân trong thôn, buôn và các đoàn thể phải có ý thức, trách nhiệm cùng gia đình lo liệu việc tang. Điều này thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc, sự cảm thông chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng dân cư ở các thôn văn hoá trên địa bàn huyện Lâm Hà.

Là huyện mới thành lập, cư dân ở Lâm Hà, bên cạnh những người theo diện di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới của Đảng và chính phủ, còn lại khá nhiều nguồn di dân tự do của những hộ dân nghèo đói vào đây lập nghiệp và cũng không ít những kẻ tội phạm chạy vào đây ẩn nấp trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Mặt khác nơi đây cũng có rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cư trú, và nơi đây là một trong những vùng địa bàn chiến lược an ninh quốc phòng của Nam Tây Nguyên. Do vậy công tác an ninh quốc phòng cũng rất được quan tâm. Nếu như cách đây khoảng 10 năm, tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn rất phức

tạp, thị trong khoảng 6 – 7 năm trở lại đây. Khi mà pháp luật của Nhà nước đã từng bước có hiệu lực ở cơ sở, ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật của người dân đã được nâng cao và cũng từ khi bắt đầu thực hiện hương ước, quy ước trong các thôn văn hoá thì tình hình an ninh trật tự trên địa bàn có nhiều tiến triển theo chiều hướng tích cực. Tệ nạn xã hội ngày càng giảm bớt, an ninh chính trị trên địa bàn được ổn định và giữ vững góp phần bảo vệ thành quả của cách mạng Việt Nam.

Một trong những nội dung mà các bản hương ước, quy ước tập trung đề cập đó là các điều khoản về thực hiện nghĩa vụ công dân. Trong mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, hướng tới việc xây dựng một đất nước giàu đẹp và văn minh thì nội dung về việc thực hiện nghĩa vụ công dân mà các bản hương ước, quy ước đề cập đến đã góp phần tích cực, quan trọng trong việc giáo dục người dân có ý thức trách nhiệm hơn, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình, hướng mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Đã có những hương ước, quy ước thì phải có việc tổ chức thực hiện. Do vậy các hương ước, quy ước đều đưa ra những điều khoản khen thưởng và kỷ luật nhằm động viên, khuyến khích, biểu dương những cá nhân, hộ gia đình có thành tích xuất sắc, nhưng đồng thời xử phạt với những trường hợp vi phạm những điều khoản của hương ước, quy ước.

Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cũng được đặc biệt chú ý và thực hiện tốt khi soạn thảo hương ước, quy ước. Hầu hết trong các văn bản đều khẳng định hương ước và quy ước đã được nhân dân thảo luận và thông qua, hàng năm sẽ tiến hành họp để đánh giá ưu, khuyết điểm, bổ sung và hoàn thiện hương ước, quy ước trong tình hình thực tế của địa phương .

™ Hạn chế:

Qua phân tích các bản hương ước, quy ước ở các thôn văn hoá trên địa bàn huyện Lâm Hà, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những yếu tố tích cực, nhưng một số hương ước, quy ước vẫn còn có những hạn chế:

- Về nội dung : Trong phần giới thiệu, nhiều bản hương ước, quy ước

chưa nêu lên được vị trí địa lý, lịch sử hình thành của các thôn văn hoá, không nêu được mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng soạn thảo, thực hiện hương ước, quy ước cũng như tính cấp thiết và vai trò to lớn của việc phát huy vai trò tự quản của nhân dân trong các thôn văn hoá.

- Mặc dù đã có “mẫu soạn thảo” nhưng trong phần giới thiệu của một số bản hương ước, quy ước trong các thôn văn hoá ở huyện Lâm Hà vẫn còn “dài dòng” thống kê về tình hình kinh tế – xã hội. Theo chúng tôi trong phần giới thiệu, không nhất thiết phải nêu ra thống kê quá chi tiết về tình hình kinh tế – xã hội ở địa bàn ở vùng sâu – vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc cư trú nơi “biết con chữ nhưng mù nghĩa” (12)

- Theo chúng tôi được biết, tiêu chuẩn để xây dựng thôn, buôn văn

hoá phải có những nội dung cơ bản như : có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; có đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú. Có cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp; đảm bảo trật tự an toàn xã hội và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong mỗi tiêu chuẩn này lại có những tiêu chí khác kèm theo. Trong khi UBND tỉnh Lâm Đồng nêu ra 4 tiêu chuẩn xây dựng khu dân cư văn hoá, vậy mà có những thôn, buôn lại đưa ra 5 tiêu chuẩn. Thậm chí giản lược như trong điều 3 : điều khoản chung của Mười điều quy định “Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thôn Phúc Thọ 1 xã Tân Hà”ø ngoài việc xác định ý chí nguyện vọng của nhân dân trong thôn quyết tâm xây dựng thôn văn hoá. Văn bản này chỉ nêu “ Quyết tâm phấn đấu để đạt 85% trở lên gia đình văn hoá, để thôn đạt được tiêu chuẩn thôn văn hoá do Nhà nước quy định”

- Trong khi đó, việc xây dựng bản hương ước, quy ước mới là nhằm đưa

chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống thì ngay trong tiêu chuẩn xây dựng thôn, buôn văn hoá của một số bản hương ước, quy ước cũng không bám sát với tinh thần nội dung chỉ đạo và hướng dẫn của UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở VHTT tỉnh Lâm Đồng và phòng VHTT Lâm Hà. Không những thế, 4 tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá mà các bản hương ước, quy ước nêu ra cũng có sự khác nhau: nơi thì nêu 3 tiêu chuẩn như thôn Cổng Trời ( Mê Linh), thôn 7 ( Hoài Đức)… và cũng có nơi nêu tới 5 tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá như thôn Phúc Thọ 1 ( Tân Hà). Trong khi đó sở VHTT tỉnh Lâm Đồng và phòng VHTT huyện Lâm Hà đưa ra 4 tiêu chí: (13)

1. Xây dựng gia đình hoà thuận, mạnh khoẻ, hạnh phúc và tiến bộ.

2. Quan hệ tình làng nghĩa xóm đùm bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau .

3. Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

- Trong một số bản hương ước, quy ước trong các thôn văn hoá Lâm Hà, cơ sở pháp lý và tình hình thực tiễn của địa phương cũng chưa được nêu ra đầy đủ, chưa nêu được đặc điểm của thôn, buôn mình.

- Một số quy định trong các bản hương ước, quy ước thôn văn hoá có

thể hợp lý, hợp tình với điều kiện ở làng quê đó, nhưng lại không phù hợp với hiến pháp, pháp luật. Ví dụ như mọi người dân trong thôn, hoặc người lạ đi lại trong làng đều không quá 23 giờ đêm, ngoài giờ quy định nếu có việc đột xuất đi lại phải mang theo đèn. Nếu không mang theo đèn mọi người trong thôn có quyền bắt giữ.

- Hương ước, quy ước của một số thôn cũng đưa ra: người nào chấp hành

tốt thì được khen thưởng, còn ai vi phạm thì bị xử phạt theo quy định của hương ước, quy ước. Hình phạt được thực hiện bằng tiền ( tuỳ theo mức độ vi phạm). Như vậy xét về quyền xử phạt thì hoàn toàn trái với pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 01/08/1995 của Chính Phủ đã quy định thì chỉ có những cơ quan Nhà nước và người có thẩm quyền mới có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Trưởng thôn, buôn, khu phố văn hoá có trách nhiệm tổ chức thực hiện hương ước, quy ước. Chúng tôi thiết nghĩ thôn, buôn văn hoá chỉ nên áp dụng các hình thức xử lý về mặt tinh thần, kỷ luật, còn khi phát hiện vi phạm thì đề nghị UBND xã xử phạt theo quy định của pháp luật. Như vậy vừa đảm bảo được tính khách quan, vừa đảm bảo được vai trò tự quản và đảm bảo được sự phù hợp với pháp luật hiện hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lâm Hà là vùng đất “ đa sắc màu, đa dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, đa

ngôn ngữ, đa địa phương, đa nếp sống..” (14). Khi tiến hành khảo sát toàn bộ các thôn văn hoá trên địa bàn huyện Lâm Hà, chúng tôi nhận thấy trên địa bàn cư trú bao gồm rất nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Đồng bào dân tộc thiểu số ở nơi đây, ngoài việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người công dân, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và Pháp luật của Nhà nước, thì họ vẫn “ lấy luật tục” là tiêu chí để xử lý mối quan hệ của các thành viên. (15)

- Luật tục nêu và thực thi các nguyên tắc ứng xử giữa các cá nhân với

cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng, từ quan hệ nhỏ hẹp trong nội bộ gia đình, tới các quan hệ trong dòng họ và rộng hơn là trong toàn bộ thôn, buôn. Các mối quan hệ ứng xử với môi trường xã hội theo luật tục có cái tích cực như về mặt vệ sinh nguồn nước, đất đai và dịch bệnh đối với người và súc vật. Ai vi phạm việc làm bẩn nguồn nước, vi phạm “ luật tục” đất đai, ai che giấu để làm những việc truyền

dịch cho người và súc vật đều bị trừng phạt. Ai cố ý hay vô tình khiến cho nguồn lợi của rừng, đất đai của cộng đồng bị phá hoại thì cũng bị xử theo luật tục.

Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh (Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia- Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian) thì luật tục chỉû tạo nên sự gắn kết, cố kết cộng đồng về mặt tổ chức xã hội và lợi ích vật chất, mà còn tạo nên mối quan hệ vô hình nhưng rất bền chắc là đời sống tâm linh và sinh hoạt văn hoá. Nhưng luật tục cũng là cái đặc thù mang tính địa phương cao, khu biệt văn hoá cao. Thế nhưng hầu hết các văn bản hương ước , quy ước trong các thôn văn hoá ở đây lại không đưa ra được sắc thái văn hoá đặc thù của địa phương, không lồng ghép được luật tục đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, trong sự phát triển xã hội đương đại và tương lai, nhất là các lĩnh vực chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ lại những nét văn hoá “đẹp” thuần phong mỹ tục, đây là một trong những khuyết thiếu mà các bản hương ước, quy ước của các thôn, buôn, khu phố văn hoá trên địa bàn huyện Lâm Hà cần phải điều chỉnh cho phù hợp với cơ cấu xã hội tự quản của các thôn, buôn văn hoá, hạn chế tiêu cực như tâm lý cục bộ tộc người, các hủ tục, mê tín trong tôn giáo tín ngưỡng, trong cưới xin, tang ma, kiêng kỵ… để từng bước tạo ra sự kết hợp giữa luật pháp và luật tục, phân biệt rõ phạm vi điều chỉnh của luật tục và luật pháp trong việc điều hoà các quan hệ xã hội và quản lý cộng đồng thôn buôn các dân tộc

3..4 Những kết quả bước đầu thực hiện:

− Sau khi nhận được kế hoạch số 01/KH của BCĐ cuộc vận động xây

dựng đời sống văn hoá tỉnh Lâm Đồng. Huyện Lâm Hà đã tiến hành thành lập BCĐ của huyện với 17 thành viên do đồng chí Phó bí thư huyện uỷ làm trưởng ban, đồng thời xây dựng lên một kế hoạch thực hiện, phân công các thành viên phụ trách từng địa phương.

− BCĐ của huyện cũng đã quán triệt nghị quyết liên tịch của Bộ văn hoá

– thông tin, UBMTTQ Việt Nam, thống nhất nội dung xây dựng thôn văn hoá, gia đình văn hoá để làm cơ sở chỉ đạo thực hiện. Đồng thời tổ chức tập huấn cho các thành viên BCĐ và cho Phó chủ tịch, Trưởng ban Văn hoá, Bí thư Đoàn, Hội trưởng hội Phụ nữ, các Trưởng thôn, các chủ nhiệm câu lạc bộ gia đình văn hoá về nội dung nghị quyết X HĐND tỉnh Lâm Đồng hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước xây dựng thôn văn hoá, và chỉ thị 61/CT – UBND tỉnh về tổ chức thực

hiện cuộc vận động và phương pháp tiến hành xây dựng thôn văn hoá, gia đình văn hoá.

Một phần của tài liệu Đánh giá quy trình soạn thảo nội dung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới trong các thôn văn hóa huyện lâm hà (Trang 38 - 55)