a) Loại trao đổi Cation
5.7. Kỹ thuật chiết Siêu âm
5.7.1. Nguyên tắc chung
Quá trình chiết siêu âm cũng vẫn dựa trên cơ sở chung của sự chiết là sự phân bố của chất vào hai pha không trộn lẫn vào nhau, chỉ có khác là được thực hiện trong môi trường có thêm tác dụng của năng lượng sóng siêu âm (năng lượng tia Vi sóng). Pha chứa mẫu phân tích cần chiết là pha nước và pha lỏng để chiết chất phân tích là dung môi hữu cơ (pha thứ hai) đều
được cho vào bình chiết, sau đó được đặt vào trong hộp chiết của hệ chiết vi sóng và tiến hành chiết dưíi tác dụng của sóng siêu âm thích hợp trong một thời gian nhất định (1,5- 2 giờ). Cách chiết này có thể được thực hiện ở hai trạng thái mẫu đồng thể và dị thể.
a)Hệ chiết đồng thể (hệ lỏng-lỏng), ở đây chất mẫu phân tích tan trong dung môi lỏng, như nước và dung môi chiết cũng là chất lỏng, thường là các dung môi hữu cơ không tan trong nước. Ví dụ như chiết các ion kim loại nặng (Cd, Cu, Fe, Mn, Ni, Pb, Zn,..) từ nước biển ở môi trường pH=4 bằng dung môi MIBK có chứa thuốc thử APDC 0,1%. Sau đó xác định các kim loại này bằng phép đo phổ F-AAS.
b)Hệ chiết dị thể (hệ rắn-lỏng), trường hợp này, mẫu phân tích là ở trạng thái rắn, thường được nghiền thành bột, hay được băm nhỏ và bỏ vào trong bình chiết có dung môi chiết. Dung môi chiết là các dung môi hữu cơ. Ví dụ chiết lấy dầu Menton từ lá bạc hà bằng dung môi chiết Benzen.
Khi chiết, dưới tác dụng của năng lượng sóng siêu âm có tần số cao, mạng cấu trúc của các phần tử chất mẫu bị phá vỡ, chất phân tích được giải phóng và phân bố (hay tan) vào trong dung môi chiết theo tính chất của nó ở dạng phân tử hay dạng hợp chất phức và ở đây hệ số phân bố K
pb của chất giữa hai pha không trộn lẫn vào nhau cũng là yếu tố quyết định hiệu quả chiết. Còn năng lượng siêu âm có tác dụng chính là phá vỡ cấu trúc ban đầu của mẫu, xáo trộn hỗn hợp chiết, tạo điều kiện tốt cho cân bằng chiết xẩy ra dễ dàng, nhanh hơn và triệt để hơn.