3.433.827.645
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 2.433.510.729 Chi phí nhân công trực tiếp 622 466.881.751
Chi phí sử dụng máy thi công 623 217.957.050 ... Chi phí sản xuất chung 627 315.478.115
Kết chuyển chi phí cầu Cà Nhíp 3.514.235.686 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 2.320.141.508 Chi phí nhân công trực tiếp 622 441.399.782 Chi phí sử dụng máy thi công 623 414.729.873 Chi phí sản xuất chung 627 338.054.521
...
Tổng Cộng 11.072.156.89
3
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 06 năm 2010
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
2.7.2. Đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty.
Xuất phát từ đặc điểm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là toàn bộ công trình, hạng mục công trình, đối tượng tính giá thành là toàn bộ công trình. Do đó Công ty sử dụng việc tính giá sản phẩm dở dang đúng theo chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Nhưng việc đánh giá những sản phẩm dở dang của công trình không phải là đơn giản. Do công trình ở xa và kế toán không phải là người trực tiếp giám sát việc thi công công trình nên không biết được mức độ hoàn thành của từng hạng mục công trình. Vì vậy, để tính được giá trị sản phẩm dở dang thì kế toán công ty sẽ căn cứ vào bảng báo cáo sản lượng do Ban chỉ huy công trình lập và báo về.
2.7.3 Tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP XDCT 525.
Đối tượng tính giá thành là từng hạng mục công trình, đến kỳ tính giá thành mà công trình đó chưa hoàn thành thì xem toàn bộ chi phí của công
trình đó là sản phẩm dở dang, (vì công trình làm xong tới đâu thì được nghiệm thu tới đó, những sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa được nghiệm thu). Tại Công ty Cổ Phần XDCT 525 thì sáu tháng làm báo cáo một lần nên tuy công trình chưa hoàn thành bàn giao nhưng vẫn được tập hợp chi phí và tính giá thành để làm báo cáo.
- Công thức tính giá thành sản phẩm: công ty áp dụng phương pháp tổng cộng chi phí:
Z = Dđk + C1 + C2 +...+ Cn - Dck
Trong đó : C1,C2,……., Cn là CPSX của giai đoạn 1, 2,…….., n Dđk, Dck: là CP dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
- Sản phẩm dở dang được đánh giá theo phương pháp sau: Giá thành dự toán của khối
lượng dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn
= Giá thành dự toán của giai đoạn đó *
Mức độ hoàn thành Chi phí sản xuất thực tế dở dang cuối kỳ của từng = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Giá thành dự
toáncủa khối lượng hoàn thành trong kỳ
+
Tổng giá thành dự toán của khối
lượng dở dang cuối kỳ các giai
đoạn
Do công trình Cầu Hương An đã hoàn thành nên không có dở dang cuối kỳ.
Đến thời điểm 30/6/2010 công trình Cầu Hương An đã hoàn thành kế toán lập bảng tính giá thành cho công trình Cầu Hương An (Biểu 2.37)
Biểu 2.37: Bảng tính giá thành sản phẩm Công Ty CT GT 5
Công ty CP XDCT 525
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH
Công trình: Cầu Hương An
ĐVT: đồng T T Khoản mục chi phí CPSX dở dang đầu tháng CPSX phát sinh trong tháng CP SX dở dang cuối tháng Tổng cộng 1 Chi phí NVL TT 144.254.870 2.433.510.729 0 2.577.765.599 2 Chi phí NCTT 43.276.461 466.881.751 0 510.158.212 3 Chi phí SDMTC 31.255.222 217.957.050 0 249.212.272 4 Chi phí SXC 21.638.231 315.478.115 0 337.116.346
Cộng 240.424.784 3.433.827.645 0 3.674.252.429
Ngày 30 tháng 6 năm 2008
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
PHẦN III
NHẬN XÉT VÀ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY CP XDCT 525.
3.1. Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP XDCT 525.
3.1.1. Ưu điểm.
-Về hình thức kế toán và phương pháp kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán, chứng từ ghi sổ. Nói chung đây là hình thức tương đối đơn giản và thuận tiện phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất ở công ty theo đúng quy định của Bộ tài chính ban hành.
Phương pháp kế toán sử dụng tại công ty là phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này tương đối phù hợp và áp dụng rộng rãi cho mọi công ty. Với phương pháp này cho phép phản ánh chính xác, kịp thời, thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh và thông tin tài chính theo yêu cầu của nhà quản lý.
máy KT SYS'2005 nên trong quá trình nhập liệu, nhìn chung đã chấp hành đúng thực trạng của các chi phí phát sinh trong kỳ và tập hợp đầy đủ vào hệ thống luân chuyển chứng từ cần thiết của kế toán máy.
3.1.2. Những mặt còn tồn tại.
Bên cạnh những ưu điểm trên, Công ty vẫn còn một số tồn tại nhất định nên khắc phục.
* Về kế toán chi phí nguyên vật liệu: Việc tổ chức chứng từ chỉ mang hình
thức hợp thưc hóa chứng từ kế toán chứ chưa mang tính hiệu quả về mặt quản ly. Ví dụ như:
1 Thông thường cuối tháng, bộ phận vật tư chuyển sổ theo dõi chi tiết vật tư lên phòng kế toán. Kế toán vật tư căn cứ vào sổ chi tiết vật tư nhập số liệu vào máy tính và in ra các phiếu xuất kho để hợp thức hóa giấy tờ nên phiếu xuất kho cũng chỉ có tác dụng để lưu chứ không có tác dụng để kiểm soát.
2 Mặc dù nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Nhưng khi phát sinh chi phí, kế toán chỉ có nhiệm vụ nhập số liệu vào máy và in ra các loại chứng từ và sổ sách chứ chưa đi vào đánh giá, so sánh, phân tích tìm nguyên nhân để có các biện pháp quản lý thích hợp.
* Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
1 Chi phí nhân công trực tiếp được giao khoán cho các đội nên có thể gian lận bằng cách kê khống nhân công hoặc công ty không kiểm soát được công nhân, thời gian làm việc, nghỉ ngơi cũng như việc theo dõi chấm công.
2 Trong những thời gian khối lượng công việc nhiều, số lượng công nhân trong Công ty không đáp ứng đủ nên phải tiến hành thuê thêm lao động ở ngoài nên trình độ tay nghề của những công nhân này không được đánh giá đúng, chưa kiểm tra tay nghề trước khi thuê.
3 Công tác kế toán ở Công ty được thực hiện khá đầy đủ nhưng chưa theo dõi chi tiết tiền lương cho từng nhân viên, việc phát lương vẫn còn có tình trạng nhận thay, ký thay…
* Về kế toán chi phí máy thi công: Chi phí máy thi công trong giờ được quản lý chặt chẽ, còn ngoài giờ thì hoàn toàn tin tưởng vào người lái máy, dễ dẫn đến tình trạng công nhân sử dụng máy với mục đích riêng.
* Về kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung gồm các chi phí tiếp khách, vận chuyển, đào đắp đất đường công vụ … rất khó kiểm soát thực tế chi phí phát sinh mà chỉ hợp thức hóa về mặt chứng từ.
* Chưa mở tiểu khoản để theo dõi từng khoản chi phí trong chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung dẫn đến kho phân tích và có biện pháp để giảm các khoản chi phí này.
3.2. Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty CP XDCT 525.
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo nguyên tắc đúng, chính xác, trung thực và theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
Căn cứ vào ưu, nhược điểm của công tác kế toán và tình hình thực tế của công ty em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần XDCT 525 như sau:
3.2.1.Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Để hạn chế thiệt hại trong khâu chi phí nguyên vật liệu nên tăng tính kiểm soát qua việc thiết kế thêm các yếu tố trên chứng từ hoặc tăng chứng từ mệnh lệnh.
Cần cập nhật giá thị trường của các loại nguyên vật liệu một cách kịp thời để phục vụ cho việc lập dự toán một cách chính xác vì giá cả thị trường biến động rất mạnh. Có biện pháp đo lường trước những khó khăn có thể xãy ra ví dụ như trong quá trình lập dự toán cần ước lượng trước các khoản biến động về giá có thể xảy ra. Những biến động này có thể là
không lớn lắm nhưng để việc lập dự toán không xa rời với thực tế. Để khi giá cả vật liệu tăng lên giá dự toán không biến động lớn ảnh hưởng đến quá trình thi công. Còn nếu giá cả trên thị trường có biến động lớn thì đương nhiên nghành xây dựng nói chung và công ty nói riêng sẽ có những biện pháp giải quyết kịp thời.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Cần chọn những khách hàng uy tín, đảm bảo cung cấp kịp thời, đảm bảo chất lượng và đảm bảo cho quá trình sản xuất.Tận dụng những phụ tùng, công cụ dụng cụ cũ còn dùng được để dùng nhằm tiết kiệm chi phí.
Các vật liệu phụ cần phân bổ cho các công trình theo những tiêu thức thích hợp ví dụ như có thể phân bổ theo giá trị của công trình để xác định giá thành của từng công trình một cách chính xác chứ không nên đưa hết vào chi phí sản xuất chung.
Khi có nhu cầu về vật tư, tổ trưởng tổ xây dựng sẽ báo cáo với đội trưởng đội xây dựng, đội trưởng sẽ lập Phiếu yêu cầu vật tư chuyển cho trưởng ban chỉ huy công trường. Sau đó sẽ trình giám đốc xí nghiệp hoặc công ty. Căn cứ vào phiếu yêu cầu vật tư được duyệt, kế toán công ty sẽ lập phiếu xuất kho trình lại cho giám đốc ký duyệt. Bộ phận kho sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất vật tư.
Để kiểm soát quá trình xuất vật tư được chặt chẽ trên phiếu xuất kho cần ghi thêm số phiếu yêu cầu xuất vật tư nhằm cung cấp thông tin cho việc xuất vật tư theo đúng chủng loại, số lượng tránh hiện tượng xuất nhầm, xuất thừa thiếu vật tư.
Lưu ý, vật tư chỉ được xuất khi có phiếu xuất kho đầy đủ các yếu tố được duyệt.
Nếu trường hợp công ty ở xa thì sẽ ủy quyền cho chỉ huy trưởng công trình thực hiện quá trình ký duyệt xuất vật tư.
cầu xuất vật tư vượt định mức” có giải trình nguyên nhân vượt định mức Bảng trình tự nhiệm vụ của các bộ phận trong quá trình xuất vật tư:
Bộ phận Nhiệm vụ
Tổ trưởng tổ xây dựng Báo cáo nhu cầu vật tư Đội trưởng đội xây dựng Phiếu yêu cầu vật tư Trưởng ban chỉ huy công trường Kiểm tra , xác nhận
Giám đốc Ký duyệt
Kế toán công ty Lập phiếu xuất kho
Kế toán trưởng Ký duyệt
Giám đốc Ký duyệt
Thủ kho Xuất kho theo phiếu xuất kho
Kế toán Ghi sổ và lưu hồ sơ
Ngoài ra, trong quy trình kiểm soát nguyên vật liệu còn phải quan tâm đến việc kiểm soát tồn kho vật tư để đảm bảo cung cấp kịp thời yêu cầu xuất vật tư. Tránh trường hợp ngừng thi công do thiếu vật liệu, cũng như tồn quá nhiều gây tăng chi phí tồn kho.
Để xác định được mức tồn kho thì phòng kế toán kết hợp với phòng kế hoạch đầu tư, căn cứ vào hồ sơ trúng thầu của các công trình để biết được tiến độ thi công của công trình, xác định chủng loại, số lượng vật tư cần cho mỗi giai đoạn thi công và ước tính thời gian vận chuyển vật tư từ nơi cung cấp đến nơi thi công để đưa ra mức tồn kho hợp lý.
Ngoài ra để kiểm soát tốt chi phí nguyên vật liệu, Công ty cần dựa vào các bảng phân tích để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng gây ra sự biến động chi phí nguyên vật liệu giữa thực tế và định mức để có biện pháp kiểm soát kịp thời.
3.2.2.Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Khi có nhu cầu về công nhân trực tiếp xây lắp, được sự ủy quyền của giám đốc công ty, ban chỉ huy công trường sẽ tiến hành việc tuyển dụng nhân công sao cho đảm bảo yêu cầu về năng lực, trình độ. Sau đó thì giao khoán
cho đội về mặt khối lượng, thế nhưng công ty cũng cần phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi về khối lượng thực hiện, chất lượng và kỹ thuật của công nhân.
Người chỉ huy công trường phải thường xuyên kiểm tra việc chấm công hàng ngày. Đối với công nhân ở xa có đăng ký tạm trú tạm vắng, ăn ở tại lán trại thì phải quản lý chế độ ăn uống.
Cuối mỗi tháng, bảng chấm công được chuyển lên đội để kiểm tra tính chính xác, hợp lệ rồi chuyển về phòng kế toán công ty kiểm tra lại và lập bảng thanh toán tiền lương cho công nhân. Bảng thanh toán tiền lương được chuyển cho trưởng ban chỉ huy công trường kiểm tra, ký duyệt rồi tiến hành thanh toán.
Bảng trình tự nhiệm vụ của các bộ phận trong quá trình tính tiền lương nhân viên trực tiếp thi công.
Bộ phận Nhiệm vụ
Tổ trưởng tổ xây dựng Theo dõi chấm công
Đội trưởng đội xây dựng Theo dõi, kiểm tra tính chính xác Kế toán công trình Tính và lập bảng tính lương Ban chỉ huy công trường Kiểm tra và phê duyệt
Công nhân Nhận lương và ký
Kế toán công trình Ghi sổ và lưu
3.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí máy thi công.
Mục tiêu của kiểm soát máy thi công là quản lý, sử dụng máy có hiệu quả đồng thời hạch toán đúng đắn chi phí thi công cho mỗi công trình.
Về tính khấu hao thì thông thường đều tính theo phương pháp đường thẳng. Phải làm thế nào để nâng cao hiệu suất sử dụng máy thi công để chi phí là thấp nhất
Phải đảm bảo cho máy móc được bảo quản tốt. Hàng ngày, sau khi hoạt động phải đưa vào bãi tập kết, có vật che chắn, bao phủ, tránh tình trạng phơi mưa nắng gây nhanh hỏng hóc. Phải phân công rõ ràng trách nhiệm sử dụng và bảo vệ máy
Để sử dụng tốt máy móc hiện có của công ty thì cần phải lập kế hoạch cụ thể cho từng công trình để điều động hợp lý, sử dụng tối đa năng suất của máy tránh tình trạng để máy ở công trình này chờ khá lâu trong khi công trình khác lại thiếu, có kế hoạch thuê máy nếu như nguồn lực của công ty không đáp ứng được.
Nếu dùng máy cho công trình nào thì tập hợp cho công trình đó, nếu dùng nhiều công trình thì tiến hành phân bổ:
Chi phí sử dụng MTC phân bổ cho công trình = Tổng chi phí sử dụng MTC phải phân bổ x Số ca máy thực tế đã thực hiện cho mỗi công trình Tổng số ca máy thực tế do máy thực hiện
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG Tháng …năm….. Stt Tên xe máy thi công Tổng chi phí phân bổ Số ca hoạt động Số chi phí phân bổ cho 1 giờ
Công trường A Công trường B
Số
ca phân bổChi phí Số ca Chi phí phân bổ
Đánh giá hiệu suất sử dụng máy thi công bằng công thức sau: Hiệu suất sử
dụng M T C =
Hiệu suất thời
gian x
Hiệu suất tốc độ
Hiệu suất sử dụng thời gian : thời gian sử dụng thực tế/ thời gian sử dụng lớn nhất
Hiệu suất sử dụng tốc độ :tốc độ vận hành thực tế/ tốc độ thiết kế Hiệu suất sử dụng cao khi cả hai chỉ tiêu điều cao
Các máy móc thiết bị có thời gian sử dụng lâu cần tiến hành bảo dưỡng vào sửa chửa. Còn đối với những máy móc thiết bị đã quá cũ, không còn tận dụng được nữa thì cần tiến hành thanh lý để tiết kiệm chi phí . Đồng thời tiến