2.1. Môi trường pháp lý:
Gồm luật và văn bản dưới luật. Mọi quy định về luật kinh doanh sẽ có tác động rất lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, môi trường pháp lý tạo ra" sân chơi" bình đẳng để các doanh nghiệp đều tham gia hoạt động kinh doanh vừa phải cạnh tranh vừa phải hợp tác với nhau tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh
Để tiến hành hoạt động kinh doanh mọi doanh nghiệp đều phải có nghĩa
vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật, nếu kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước đó và tiến hành kinh doanh trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước sở tại
2.2. Về môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài có tác động rất lớn đến hiệu quả
kinh doanh của mỗi Doanh nghiệp. Trước hết phải nói đến chính sách đầu tư,
chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu… các chính sách kinh tế vĩ mô
nói trên sẽ tạo ra sự phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển của từng ngành.
Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh các cơ quan quản lý phải làm tốt
công tác dự báo để điều tiết các hoạt động đầu tư, không để ngành hay vùng kinh tế nào, doanh nghiệp nào sản xuất theo xu hướng cung vượt cầu, phải hạn chế
doanh nghiệp sản xuất theo kiểu độc quyền, kiểm soát sự độc quyền để tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng. Quản lý tốt các doanh nghiệp không để tạo ra
sự đối sử khác biệt giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân
khác.
2.3. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng.
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như: Hệ thống đường giao thông, hệ thống
thông tinh liên lạc, điện, nước, sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo. Tất
thông thuận lợi, điện nước đầy đủ, dân cơ đông đúc, trình độ dân trí cao sẽ có rất
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tốc độ tiêu thụ sản phẩm rất
nhanh do vậy sẽ tăng tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình.