Phân chia rừng theo chức năng

Một phần của tài liệu Bài giảng quy hoạch lâm nghiệp điều chế rừng ppt (Trang 66 - 69)

3 Các hệ thống phân chia rừng

3.3Phân chia rừng theo chức năng

Nh− chúng ta đã biết, rừng có hai chức năng cơ bản lμ khả năng cung cấp cho xã hội các loại lâm đặc sản nói chung vμ chức năng phòng hộ bảo vệ môi tr−ờng. Do rừng ở n−ớc ta rất đa dạng, với sự phong phú về các loμi động thực vật cho nên vai trò cũng nh−

khả năng cung cấp vμ phòng hộ môi tr−ờng rất lμ to lớn. Tuy nhiên, do địa hình của khu vực có rừng rất phức tạp, phân bố ở những vùng khí hậu, đất đai, l−u vực khác nhau, cho nên các khu hệ động vật vμ thực vật cũng rất khác nhau. Hiện nay, việc sử dụng rừng phải xuất phát từ sự kết hợp hμi hòa giữa lợi dụng vμ phòng hộ bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, kết hợp với tham quan, du lịch bảo tồn đa dạng sinh học. Trong thực tiễn giữa nhu cầu về khai thác lâm sản vμ nhu cầu về bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, tham quan du lịch th−ờng mâu thuẩn với nhau, vμ đó lμ một vấn đề rất nhạy cảm trong quá trình qui hoạch sử dụng tμi nguyên rừng.

Để có thể định h−ớng cho việc sử dụng tμi nguyên rừng theo h−ớng bền vững, đồng thời duy trì đ−ợc mối quan hệ t−ơng hỗ giữa khai thác lợi dụng tμi nguyên rừng vμ

phòng hộ bảo vệ môi tr−ờng sinh thái thì trong quy hoạch lâm nghiệp việc phân chia rừng theo chức năng, ý nghĩa kinh tế lμ nội dung quan trọng không thể thiếu đ−ợc. Cơ sở để phân chia phải xuất phát từ vai trò, vị trí của khu rừng cũng nh− tác dụng của nó đến sự phát triển nền kinh tế vμ đời sống của con ng−ời vμ ng−ợc lại phải xuất phát từ yêu cầu tổng hợp nhiều mặt của nền kinh tế vμ cộng đồng đối với khu rừng đó. Để lμm sáng tỏ vấn đề trên, có thể xem xét một số tr−ờng hợp sau:

• Có quan điểm căn cứ vμo mục đích sử dụng để phân chia rừng theo chức năng. Nh− vậy mục đích lấy gỗ lμ rừng sản xuất, mục đích phòng hộ (giữ n−ớc, bảo vệ đê điều, điều tiết nguồn n−ớc) gọi lμ rừng phòng hộ, còn những khu rừng khoanh lại không tác động để phục vụ cho việc bảo tồn, nghiên cứu khoa học) gọi lμ rừng đặc dụng.

• Quan điểm khác xuất phát từ việc phân công hóa cho từng vùng kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với các vùng đó nh−: vùng rừng kinh doanh gỗ lớn, vùng rừng kinh doanh gỗ nhỏ, vùng kinh doanh tre nứa vμ vùng kinh doanh các loμi cây đặc sản.

ở n−ớc ta việc phân chia rừng theo chức năng đã đ−ợc tiến hμnh từ năm 1961 vμ

cho đến năm 1986 có 4 hoặc 5 loại rừng. Song có một điều cần xem xét đó lμ: Lμm thế nμo để n−ớc ta có một mạng l−ới rừng phòng hộ cũng nh− rừng sản xuất ổn định vμ bền vững? Nh− vậy, tr−ớc tiên từng vùng sinh thái phải có mạng l−ới rừng của mình với qui mô về mặt diện tích phải đủ sức để đạt đ−ợc hiệu quả về mặt phòng hộ hoặc sản xuất. Sau đó sự gắn kết giữa mạng l−ới từ vùng sinh thái nμy đến vùng sinh thái lân cận để có thể hình thμnh đ−ợc mạng l−ới hoμn chỉnh trong cả n−ớc. Bất kỳ lý do nμo mạng l−ới vùng sinh thái nμy bị phá vỡ thì sẽ gây ảnh h−ởng xấu đến vùng sinh thái kia. Để lμm đ−ợc điều nμy cần phải căn cứ vμo những cơ sở khoa học về môi tr−ờng, đồng thời phải xuất phát từ những đặc thù của các bộ phận tμi nguyên rừng trong cả n−ớc.

Xu h−ớng chung hiện nay trên thế giới lμ trong một quốc gia, ngμnh lâm nghiệp phát triển theo ba lĩnh vực chính lμ: sản xuất, phòng hộ vμ bảo tồn (rừng đặc dụng). Việc

qui hoạch rừng theo ba lĩnh vực trên phải đồng bộ, tr−ớc tiên lμ −u tiên cho vùng sinh thái, cho từng địa ph−ơng thì mới bảo vệ, xây dựng vμ phát triển vốn rừng một cách bền vững. Nhận thức về vấn đề nμy vμ để thống nhất qui trình quy hoạch, điều chế rừng trong cả n−ớc, bộ Lâm nghiệp cũng đã ban hμnh quyết định số 1171 ngμy 30-12-1986 về việc phân chia toμn bộ diện tích rừng ở n−ớc ta thμnh ba loại: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ vμ rừng đặc dụng.

3.3.1 Rừng đặc dụng

Hệ thống rừng đặc dụng cũ với 3 hạng: V−ờn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu văn hóa, lịch sử môi tr−ờng (Qui chế quản lý các khu rừng đặc dụng (1986)). Hiện nay trong qui hoạch hệ thống rừng đặc dụng mới áp dụng hệ thống phân hạng mới về quản lý bảo tồn của IUCN (1994) vμ đề xuất hệ thống phân hạng mới của Việt Nam với 4 hạng nh− sau:

- Hạng 1: V−ờn quốc gia

- Hạng 2: Khu Bảo tồn thiên nhiên

- Hạng 3: Khu bảo tồn các loμi hay sinh cảnh - Hạng 4: Khu bảo vệ cảnh quan

Rừng đặc dụng do nhμ n−ớc quản lý, lμ một trong những thμnh phần của vốn rừng quốc gia. Rừng đặc dụng nhằm đạt các mục tiêu cơ bản sau đây:

V−ờn quốc gia:

- Bảo vệ các hệ sinh thái vμ các loại động, thực vật quí hiếm có tầm quan trọng quốc gia hoặc quốc tế.

- Nghiên cứu khoa học - Phát triển du lịch sinh thái. • Khu bảo tồn thiên nhiên:

- Bảo vệ vμ duy trì các hệ sinh thái vμ loμi động thực vật trong điều kiện tự nhiên

- Phục vụ công tác nghiên cúa khoa học, quản lý môi tr−ờng vμ giáo dục. - Du lịch sinh thái ở đây hạn chế

Khu bảo tồn các loμi hay sịnh cảnh:

- Bảo vệ một hay nhiều quần thể động, thực vật có nguy cơ tiêu diệt vμ nơi sống của chúng chằm duy trì vμ phát triển các loμi nμy về lâu dμi.

- Để bảo vệ các mục tiêu trong khu bảo tồn, con ng−ời có thể tiến hμnh một số các hoạt động cho phép nếu nó không ảnh h−ởng đến các mục tiêu bâỏ vệ. • Khu bảo vệ cảnh quan:

- Bảo vệ cảnh quan độc đáo của thiên nhiên hoặc các công trình văn hóa có giá trị quốc gia.

Nh− vậy, về tổng quát có thể thấy rừng đặc dụng có thể lμ diện tích rừng vμ đất rừng đ−ợc nhμ n−ớc công nhận nhằm bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các di tích lịch sử, bảo vệ sức khỏe cho con ng−ời, nghiên cứu khoa học vμ phục vụ các lợi ích đặc biệt khác.

Khi lựa chọn khu rừng nμo đó lμm rừng đặc dụng, cần l−u ý mấy điểm sau:

- Mục tiêu chính lμ bảo tồn nguồn gen động vμ thực vật: Nên tiến hμnh chọn những khu rừng theo từng vùng sinh thái khác nhau, lựa chọn khu rừng còn nguyên nếu có, hay ít nhất lμ sự tác động của con ng−ời chỉ ở mức độ nhẹ. Ví dụ: V−ờn quốc gia Cúc Ph−ơng đại diện cho khu hệ động thực vật nhiệt đới ph−ơng bắc; rừng đặc dụng Vồ Dơi đại diện cho hệ sinh thái rừng ngập ở Nam Bộ; khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc-Núi Ông đại diện cho hệ sinh thái rừng cực Nam Trung Bộ, vuờn quốc gia YoK Don đại diện cho hệ sinh thái rừng khộp – Tây Nguyên. Cần xác định chính xác diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt để tiến hμnh những biện pháp quản lý có hiệu quả các loμi động thực vật, đồng thời phải chú trọng quản lí, bảo vệ vμ phát triển vùng phục hồi sinh thái để mở rộng nguồn thức ăn cho các loμi động vật vμ tăng số l−ợng các loμi cây bản địa cho khu bảo tồn. Để có thể góp phần tích cực vμo công tác quản lí bảo vệ phát triển của khu bảo tồn thì việc xây dựng, cũng cố vμ phát triển vùng đệm có ý nghĩa cực kì quan trọng; vì vậy, cần phải có những chính sách phù hợp với phong tục tập quán từng vùng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân để có thể biến lực l−ợng dân c− ở vùng đệm trở thμnh mạng l−ới đáng tin cậy trong việc quản lý bảo vệ vμ phát triển khu bảo tồn.

- Đối với những nơi có các di tích lịch sử, cảnh quan văn hóa du lịch gắn chặt với rừng, cần thiết phải đ−ợc nhμ n−ớc xếp hạng, hoặc những khu rừng có phong cảnh đặc sắc đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch vui chơi, giải trí, thì cũng lμ

đối t−ợng để lựa chọn thμnh khu rừng đặc dụng.

3.3.2 Rừng phòng hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Loại rừng có chức năng cơ bản lμ hạn chế, phòng chống các thiên tai, hiện t−ợng gây hại, đồng thời mạng l−ới rừng phòng hộ sẽ góp phần bảo vệ môi tr−ờng, cân bằng sinh thái. Rừng phòng hộ th−ờng có các loại nh− sau:

• Phòng hộ đầu nguồn: Th−ờng đ−ợc xác định trên các diện tích rừng ở vùng th−ợng nguồn của các con sông, suối lớn trên các địa hình cao, dốc nhằm điều tiết nguồn n−ớc, hạn chế lũ lụt, cung cấp nguồn n−ớc cho các dòng chảy trong mùa khô, hạn chế xói mòn, rửa trôi, hạn chế sự bồi lấp các dòng sông, suối vμ ao hồ. Hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn th−ờng xác định cho cả l−u vực, nghĩa lμ phải xác định những khu rừng ở th−ợng nguồn vμ cho cả hai bên sông, suối cho cả l−u vực đó. Tùy theo tốc độ dòng chảy, độ dốc, chiều sâu vμ chiều rộng của sông suối mμ tiến hμnh xác định chiều rộng của đai rừng ven sông, suối cho phù hợp.

• Phòng hộ chống cát bay: Th−ờng phân bố ở các vùng ven biển phía Bắc, miền Trung đến cực Nam Trung Bộ n−ớc ta (tỉnh Bình Thuận). Loại rừng nμy có chức năng lμ

cố định cát, hạn chế sự di động của các đồi cát, chống cát bay, nhằm bảo vệ sản xuất, nhμ cửa vμ tμi sản vùng ven biển. Đồng thời bảo vệ có hiệu quả các trục đ−ờng giao thông (đ−ờng sắt, đ−ờng bộ, các nhμ máy, xí nghiệp ven biển).

• Phòng hộ chắn sóng: Mục đích lμ chống xói lở ven biển, ven sông lớn. Những đai rừng nμy nhằm hạn chế mức độ va đập của sóng biển, cố định sự lắng đọng của biển vμ cát. Ng−ời ta th−ờng bố trí các đai rừng chắn sóng có chiều rộng ít nhất lμ 30 m vμ

rừng phải ở tình trạng khép tán, bố trí ít nhất có hai đai vμ có cửa so le nhau theo h−ớng gió chính.

3.3.3 Rừng sản xuất

Rừng sản xuất bao gồm các diện tích rừng vμ đất rừng đ−ợc sử dụng để chuyên sản xuất gỗ vμ các loại lâm sản ngoμi gỗ. Thực trạng của rừng tự nhiên ở n−ớc ta, trải qua một thời kì dμi bị tμn phá do chiến tranh, cũng nh− việc khai thác lạm dụng, nạn cháy rừng, nên trong thực tế đa số lμ những rừng thứ sinh nghèo. Vì vậy, nhiệm vụ của điều chế rừng lμ phải từng b−ớc nâng cao chất l−ợng của rừng tự nhiên, nâng cao sức sản xuất bằng các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên, lμm giμu rừng, khai thác hợp lý để nhằm điều chỉnh sản l−ợng theo h−ớng có khả năng cung cấp lâu dμi vμ liên tục, đồng thời góp phần bảo vệ môi tr−ờng sinh thái ở n−ớc ta.

Rừng sản xuất lμ đối t−ợng của điều chế bao gồm các loại rừng nh−: - Rừng sản xuất gỗ lớn.

- Rừng sản xuất gỗ nhỏ. - Rừng sản xuất gỗ - tre nứa. - Rừng sản xuất lâm đặc sản khác.

Một phần của tài liệu Bài giảng quy hoạch lâm nghiệp điều chế rừng ppt (Trang 66 - 69)