ĐIỆN THOẠI Alexander Graham Bell(1847-1922) :

Một phần của tài liệu Động cơ hơi nước (Trang 54 - 56)

Giờ đây, khi hầu hết mọi người đều có thể sắm riêng cho mình một cái điện thoại di động và nhà nào cũng có một điện thoại cố định thì việc biết đến người đã phát minh ra nó không phải ai cũng tường tận. Đó chính là Alexander Graham Bell, ông tổ của chiếc điện thoại ngày nay.

Người phát minh ra điện thoại hữu tuyến là Alexander Graham Bell chào đời tại Edinburg thuộc Scotland, nước Anh ngày 3 tháng 3 năm 1847. Ông là con thứ hai trong một gia đình có ba anh em trai. Cả anh trai và em trai của ông đều mất vì bệnh viêm phổi. Cha ông là giáo sư Alexander Melville Bell còn mẹ là bà Eliza Grace Symonds Bell. Cả gia đình ông đều giảng dạy về diễn thuyết. Ông nội ông, cha và chú ông đều là những nhà diễn thuyết chuyên nghiệp. Cha ông đã xuất bản nhiều cuốn sách về chủ đề này, đến nay nhiều cuốn vẫn có giá trị.

Hồi nhỏ, ông theo học tại Trường Trung học hoàng gia tại Edinburgh rồi theo học tiếp tại Trường Đại học Edinburgh nhưng sau tốt nghiệp đại học tại Toronto. Lúc đầu, ông chú ý đến lĩnh vực âm học do có ý định cải thiện chế độ nghe cho mẹ của ông bi bệnh điếc .

Trong một thí nghiệm tình cờ, Alexander Graham Bell phát hiện ra một hiện tượng vô cùng thú vị: Khi có dòng điện chạy qua đứt quãng, những vòng dây xoáy ốc sẽ phát ra âm thanh. Từ hiện tượng này, Bell đã có ý tưởng sáng chế máy truyền điện tín. Khi có tiếng nói, nếu như chúng ta có thể dùng sự thay đổi của dòng điện để mô phỏng sự thay đổi của sóng âm thì chắc chắn sẽ làm được việc là dùng điện truyền tải lời nói.

Bell rất phấn khởi với ý tưởng này, anh trình bày với một số nhà khoa học và khẳng định: “Tôi sẽ nhất định làm được, nhất định sẽ tìm ra cách...”.

Nghe ý tưởng của Bell, không ít người tỏ ý hoài nghi, thậm chí có người còn cho là việc điên rồ. Có người còn khuyên Bell: “Sao anh hoang tưởng thế. Anh mới chỉ đọc vài cuốn sách nhập môn điện học, những kiến thức điện học cơ bản có lẽ còn chưa thông thì đừng nghĩ tới việc hoang đường là dùng điện để truyền tải lời nói!”.

Thông qua sự giáo dục của gia đình và do kiên trì tự học nên ông đã tiếp nhận được nhiều kiến thức. Bell cảm thấy hứng thú đối với việc tái hiện âm thanh đương nhiên một phần do ảnh hưởng từ cha ông còn là một chuyên gia về sinh lý học, chuyên nghiên cứu về phát âm và từng dạy cho người điếc cách phát âm chuẩn.

Năm 1870, ông theo cha mẹ di cư sang Ca-na-đa. Lúc đầu họ sống tại Brantford, Ontario. Năm 1871, gia đình ông lại chuyển sang Mỹ. Bất chấp những dị nghị của mọi người, Bell kiên định cách suy nghĩ của mình. Sau đó, Bell quyết định tới Washington tìm gặp nhà điện học nổi tiếng Joseph Henry. Ông Joseph Henry là một nhà vật lý kiệt xuất. Chính ông và Faraday, hai người độc lập nghiên cứu và cùng tìm ra hiện tượng cảm ứng điện từ. Ông này cũng là người phát minh ra thiết bị điện kế và động cơ dao động điện học.

Một ngày trong tháng 3 năm 1873, Bell đến tìm ông Joseph Henry và được ông Henry đón tiếp rất nhiệt tình. Bell trình bày cho ông Henry ý tưởng phát minh của mình. Cách trình bày chắc chắn, tự tin và thái độ đầy nhiệt huyết của Bell đã làm ông Henry cảm thấy vô cùng ấn tượng. Cuối cùng, Bell nói: “Thưa ông, ông nghĩ cháu nên làm gì bây giờ? Cháu nên làm gì với ý tưởng này?”

Ông Henry nhìn chàng trai trẻ Bell rồi khích lệ: “Cháu có một ý tưởng tuyệt vời đấy , Bell ạ !”.

- “Nhưng cháu - Bell ngập ngừng – Cháu không biết nhiều lắm về mặt chế tạo. Đó mới chỉ là ý tưởng, còn trong việc chế tạo điện học, kiến thức của cháu còn rất hạn chế”.

- “Không biết nhiều lắm à?”. Ông Henry nhắc lại hai lần rồi nói giọng chắc nịch: “Hãy học và nắm vững những kiến thức cần thiết cho ý tưởng của cháu! Hãy làm đi!”

Lời nói của ông Henry đột nhiên như chiếc đinh găm chặt vào tâm trí Bell: “Hãy học và nắm vững những kiến thức cần thiết! Hãy làm đi!”.

Năm 1875, tại đây ông đã hoàn thành công việc phát minh của mình đưa đến sự phát minh ra điện thoại. Tháng 2 năm 1876 ông xin bằng sáng chế và mấy tuần lễ sau được phê chuẩn.

Sau khi bằng sáng chế được xét duyệt, Bell đã cho trưng bày chiếc điện thoại của mình tại một cuộc triển lãm kỷ niệm 100 năm thành lập thành phố Philadelphia. Phát minh này được dư luận xã hội lúc đó rất hoan nghênh và ông đã nhận được giải thưởng. Do Công ty điện báo liên minh phía tây không đồng ý mua phát minh này với giá 100 ngàn đô-la nên đến tháng 7 năm 1877 Bell và một số bạn bè cùng hợp tác mở công ty riêng của họ. Đây chính là tiền thân của Công ty điện thoại và điện báo nước Mỹ (AT & T). Điện thoại đã giành được sự thành công về thương mại vô cùng nhanh chóng. Công ty AT & T sau này đã trở thành công ty tư nhân lớn nhất trên thế giới.

Tháng 3 năm 1879, Bell đã có 15% cổ phần của công ty. Ông không đoán trước được là công ty sẽ thu được rất nhiều lãi. Trong vòng bảy tháng, gia đình Bell đã bán phần lớn cổ phần của mình với giá trung bình là 250 đô-la cho một cổ phiếu. Ngay tháng 11 năm đó, giá cổ phiếu của công ty này đã lên đến 1.000 đô-la cho một cổ phiếu. Tuy

vậy, đến năm 1883, giá trị cổ phiếu của gia đình Bell cũng lên tới một triệu đô-la.

Mặc dù việc phát minh ra điện thoại đã giúp Bell trở thành triệu phú nhưng ông vẫn không ngừng việc nghiên cứu cuả mình. Ông còn phát minh thành công máy dò kim loại. Thiết bị này đã ngay lập tức được sử dụng cùng các thiết bị khác trong việc tìm viên đạn trên người Tổng thống Hoa Kỳ James Garfield. Niềm hứng thú của ông luôn luôn thay đổi. Vợ chồng ông sinh được hai người con trai và hai con gái nhưng hai con trai chết ngay từ thuở ấu thơ. Năm 1822, Bell trở thành công dân nước Mỹ. Ông qua đời tại nước Mỹ ngày 2 tháng 8 năm 1922.

Chính Bell đã nhiều lần khẳng định: “Nếu không có những lời gang thép của ông Joseph Henry - Hãy làm đi - Thì tôi không thể có được phát minh này”.

Một phần của tài liệu Động cơ hơi nước (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w