TIVI ( Philo Taylor Farnsworth :

Một phần của tài liệu Động cơ hơi nước (Trang 33 - 36)

Bất cứ nơi nào khi chiếc TV được bật lên, nó sẽ thu hút sự chú ý của tất cả mọi người hơn bất kỳ đồ vật nào khác. TV là nguồn giải trí, kiến thức và nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người cho dù có sự cạnh tranh gay gắt từ phía máy tính.

Năm 1920, hai nhà khoa học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học Anh John Logie Baird đã tạo ra vật mẫu thành công đầu tiên của chiếc TV.

Năm 1927, một người Mỹ trẻ tuổi là Philo Taylor Farnsworth đã phát triển thành công phiên bản thương mại ống tia cực âm nhằm phát tín hiệu truyền hình điện tử và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại.

Năm 1930, một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuất hiện và cạnh tranh để thống trị thị trường non trẻ này. Một trong những sản phẩm chiếm ưu thế là chiếc EMI- Marconi. Năm 1950 có thể chạy 25 khung hình trên một giây và khá phổ biến tại Anh. Một tiêu chuẩn TV khác có thể chạy 30 khung hình trên giây và chủ yếu phát triển tại

Chiếc TV thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các showroom ở Mỹ vào đầu những năm 1950

Ngay khi nhận thấy nội dung trên TV có giá trị khai thác, các công ty lập tức lao vào chạy đua trong ngành truyền hình. Thực tế này dẫn đến sự cần thiết phải có quy định về tần số phát sóng của các kênh.

Sức mạnh của TV là việc phát trực tiếp những bước đi lịch sử của nhà du hành Mỹ Neil Amstrong trên mặt trăng, ngày 20/1/1969

Nỗ lực phát triển TV màu xuất hiện từ đầu những năm 1950 và chiếc đầu tiên được hãng RCA giới thiệu năm 1954. Nhưng phải đến những năm 1960 việc bán các TV màu mới bắt đầu sinh lợi. Tới năm 1974 thì TV màu đã trở thành biểu tượng cho các gia đình giàu có tại Mỹ.

Năm 1959, hãng Philco đưa vào thị trường chiếc TV chỉ có màn hình rộng 2 inch và có thể thu cả sóng radio

Năm 1980, ngành truyền hình Mỹ do 3 mạng lưới chính thống trị, trong khi khán giả tại các nước châu Âu và châu Á bị giới hạn trong các lựa chọn chương trình.

Philo Taylor Farnsworth được coi là cha đẻ của máy truyền hình mà phần lớn các gia đình trong các quốc gia văn minh hiện nay đều có. Farnsworth sinh ra đời năm 1906 trong một ngôi nhà gỗ đơn sơ, thiếu cả ánh đèn điện, ở tiểu bang Utah, Hoa Kỳ. Năm ông 12 tuổi, gia đình chuyển về một trang trại ở Idaho, ngôi trường gần nhất cách nhà ngót bốn dặm, muốn đi học phải dùng ngựa. Một hôm, Farnsworth tình cờ tìm thấy trên tầng áp mái nhà một tạp chí khoa học thường thức đọc và tự nhiên nẩy sinh óc tìm hiểu khoa học. Khi đi học, Farnsworth đã chứng mình tài năng của mình khiến thày Justin Tolman dậy hóa học thương mến, bỏ giờ kèm thêm và cho phép người học trò này dự khóa học với học sinh lớp trên. Thầy Tolman sau này cũng chính là người tích cực nhất trong việc giúp Farnsworth kiện tập đoàn truyền thanh Mỹ RCA vi phạm bản quyền sáng chế tivi của Famsworth.

Bị mẹ bắt giặt quần áo nhiều quá, Famsworth vừa mỏi tay, vừa chán nản bèn nảy sáng kiến chế tạo một động cơ điện gắn vào chiếc máy giặt bình thường. Đây là một trong các một kỳ tích đáng kể của Famsworth ở tuổi 12. Hai năm sau, nhân trong lúc giúp gia đình cày ruộng khoai tây, lần đầu tiên ông nảy ra ý tưởng truyền hình ảnh bằng phương tiện điện tử. So sánh các luống khoai với việc chia hình ảnh thành từng dòng để truyền đi với một luồng điện tử trong máy chụp hình (camera) và ống hình, Famsworth đã phát minh nguyên lý căn bản trong kỹ thuật truyền hình sau này.

Lên trung học mới được hai năm và với khả năng đặc biệt, ông đã đủ điều kiện xin nhập đại học Brigham Young. Nhưng hai năm sau, người bố bất ngờ qua đời khiến ông phải bỏ học để đi làm nuôi gia đình. Năm 21 tuổi, sau khi lập gia đình và kiếm được đủ tài trợ, Farmsworth thực hiện ước mơ đã ấp ủ từ lâu. Ông chế tạo được chiếc máy quay phim điện tử đầu tiên và đem ra thí nghiệm. Nhưng máy bị nổ tung vì điện thế quá cao.

Farnsworth lại phải chờ tìm nguồn tài trợ mới. Ngày 7-9-1927, Farnsworth thành công và lần đầu tiên trên thế giới, người ta nhìn được hình ảnh qua máy chiếu không cần dây nối: một tấm kính bôi đen với một dòng chữ cạo trắng ở giữa.

Tiếc thay, Farnsworth đã không gặt hái được gì về thành quả do công trình sáng chế của mình. Đối thủ cạnh tranh của ông là kỹ sư vật lý người Nga sống ở Mỹ, Vladimir Zvorykin, đã đăng ký bằng sáng chế tivi điện tử năm 1923, mặc dù mãi đến năm 1933 ông này mới chế ra được ống hình camera cho hãng RCA, theo hình mẫu học được của Farnsworth. Hãng RCA dồn hết sức vào việc xây dựng vị thế độc quyền trên thị trường tivi, bằng cách mua hết mọi sáng chế, để sau này ai sản xuất tivi đều phải trả tiền bản quyền cho RCA.

Tuy Farnsworth không muốn thương mại hóa phát minh của mình; nhưng thầy giáo Tolman tự nguyện giúp ông kiện hãng RCA và Zvorykin vi phạm bản quyền sáng chế của Farnsworth. Giáo viên Tolman đã chưng được bản vẽ chứng minh ý tưởng phát minh sơ khởi của Famsworth lên mặt giấy từ tuổi 15. Vụ kiện dây dưa mãi, đến khi RCA chịu thua và trả tiền bản quyền cho Farnsworth thì thế chiến II đã đảo lộn mọi kế hoạch sản xuất tivi cho công chúng. Thay vì sản xuất tivi, các cơ xưởng được dùng vào việc sản xuất vũ khí và phương tiện chiến tranh. Khi thế chiến II kết thúc, thời hạn bảo vệ bản quyền của Farnsworth chỉ có bảy năm đã trôi qua. tivi được sản xuất mà không ai phải trả một xu cho người phát minh đầu tiên.

Famsworth chỉ còn lại một an ủi là ước mơ của ông dùng tivi vào giáo cụ để xóa nạn mù chữ, giúp con người phóng tầm mắt xa hơn về khung cảnh thế giới và hiểu nhau hơn đã trở thành hiện thực.

Dù bị thua kiện, nhưng hãng RCA vẫn công khai tung tin David Sarnoff và Vladimir Zvorykin là hai nhà phát minh tivi. Không đủ tài lực chống lại một tập đoàn tài phiệt khổng lồ, Farnsworth cay đắng lui về Maine và sinh ra nghiện rượu, sức khoẻ suy sụp, phải nằm bệnh viện. Năm 1947, ngôi nhà và phòng thí nghiệm của ông bị hoả hoạn thiêu sạch, cũng vào lúc Farnsworth cạn hết năng lực và ý chí để tiếp tục phát triển kỹ thuật tivi.

Cho đến cuối đời, Farnsworth tập trung nghiên cứu năng lượng hạt nhân. Ông qua đời năm 1971 trong bần hàn, thậm chí ở Mỹ cũng ít người biết tên ông. Song tài sản ông để lại cho nhân loại, ngoài máy truyền hình, còn 165 công trình khác như: các chi tiết trong radar, hệ thống báo động hỏa tiễn từ xa, máy dò tàu ngầm, kính hiển vi điện tử, lồng ấp cho trẻ sơ sinh thiếu tháng, máy soi dạ dày v.v…

Năm 1927, một người Mỹ trẻ tuổi là Philo Taylor Farnsworth đã phát triển thành công phiên bản thương mại ống tia cực âm (vật bằng kính trong ảnh) nhằm phát tín hiệu truyền hình điện tử và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại.

Một phần của tài liệu Động cơ hơi nước (Trang 33 - 36)