111, 141 NVL,CC xuất kho hoặc mua ngoài sử dụng cho máy th
1.4.4 Nội dung công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.4.4.1 Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp
* Đối tượng tính giá thành sản phẩm: có thể là các loại sản phẩm, công việc lao vụ hoàn thành do doanh nghiệp sản xuất ra cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm, nó có ý nghĩa quan trọng, là căn cứ để kế toán mở các bảng chi tiết tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
Trong doanh nghiệp xây dựng, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành. Ngoài ra, đối tượng tính giá thành có thể là từng giai đoạn công trình hoặc từng giai đoạn hoàn thành quy ước có giá trị dự toán riêng, tuỳ thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư.
* Kỳ tính giá thành: là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành có thể là một tháng, một quý, một năm... tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của một sản phẩm.
Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm. Căn cứ vào đặc riêng của ngành xây dựng cơ bản mà kì tính giá thành có thể được xác định như sau:
Đối với những công trình, hạng mục công trình nhỏ thời gian thi công ngắn thì kỳ tính giá thành là thời gian mà sản phẩm xây lắp hoàn thành và được nghiệm thu, bàn giao thanh toán cho chủ đầu tư.
Đối với những công trình lớn hơn, thời gian thi công dài hơn thì chỉ khi nào có một bộ phận công trình hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu bàn giao thì lúc đó doanh nghiệp tính giá thành thực tế của bộ phận đó.
Đối với những công trình, lắp đặt máy móc thiết bị có thời gian thi công nhiều năm mà không tách ra được từng bộ phận công trình nhỏ đưa vào sử dụng thi từng phần việc xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong hợp đồng thi công sẽ được bàn giao thanh toán thì doanh nghiệp xây lắp tính giá thành thực tế cho khối lượng bàn giao.
Ngoài ra đối với công trình lớn, thời gian thi công kéo dài, kết cấu phức tạp… thì kỳ tính giá thành có thể xác định là hàng quý, vào thời điểm cuối quý.
1.4.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định .Trong các doanh nghiệp xây dựng thường áp dụng phương pháp tính giá thành sau:
Đây là phương pháp tính giá thành phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp. Theo phương pháp này thì tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính thức là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. Trong trường hợp công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng hoàn thành xây lắp bàn giao thì:
Giá thành thực tế của KLXL hoàn thành bàn giao = Chi phí thực tế dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ - Chi phí thực tế dở dang cuối kỳ Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp cho cả công trình nhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình, kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kĩ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho từng hạng mục công trình.
* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng (ĐĐH): Đối với doanh nghiệp xây dựng thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo những hợp đồng có thời gian ngắn và bên A quy định thanh toán sản phẩm sau khi đã hoàn thành toàn bộ thì nên sử dụng phương pháp tính giá thành theo ĐĐH. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng ĐĐH. Trong xây dựng đơn đặt hàng có thể là từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp nhất định, do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải là từng đơn đặt hàng. Việc tính giá thành chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không đồng nhất với kỳ báo cáo. Đối với những ĐĐH đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với những ĐĐH đã hoàn thành thì
tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm theo đơn.
Tuy nhiên, công tác hạch toán nội bộ phải yêu cầu cụ thể chi tiết cho từng hạng công trình hay khối lượng công việc hoàn thành trong từng ĐĐH.
Do đó, doanh nghiệp phải xác định được hệ số phân bổ chi phí. Từ đó,
tính giá thành thực tế của hạng mục công trình hay khối lượng công việc hoàn thành theo công thức sau:
Giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình,
khối lượng xây lắp hoàn thành = Giá trị dự toán của công trình, hạng mục công trình x Hệ số phân bổ
Hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng ĐĐH và khi hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất thực tế tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của ĐĐH đó.
* Phương pháp tính giá thành theo định mức: Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp xây dựng thoả mãn các điều kiện sau:
- Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành.
- Vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thực hiện thi công công trình.
- Xác định được các chênh lệch định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch đó. Theo phương pháp này giá thành thực tế sản phẩm xây lắp được xác định:
Giá = Giá thành định ± Chênh lệch do Chênh lệch Hệ số phân
bổ = Tổng giá trị dự toán của công trình, hạng mục công Tổng chi phí tập hợp được trình, khối lượng hoàn thành
thành thực tế của sản phẩm xây lắp mức của sản phẩm xây lắp thay đổi định mức ± do thoát ly định mức
Ngoài các phương pháp tính giá thành chủ yếu trên, trong doanh nghiệp xây lắp có thể sử dụng một số phương pháp khác: Phương pháp tính giá thành theo hệ số; phương pháp tỷ lệ; phương pháp tổng cộng chi phí ... Việc áp dụng phương pháp tính giá thành nào cũng đều phải dựa vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp như trình độ tổ chức, trình độ công nghệ sản xuất...