Bảng 2.23: Bảng giá thành thực tế sản phẩm nhập kho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Xuân Hoà (ko lý luận, nhật ký chứng từ) (Trang 52 - 68)

BẢNG GIÁ THÀNH THỰC TẾ SẢN PHẨM NHẬP KHO Tháng 12 năm 2009 Tên sản phẩm Số lượng nhập kho Giá thành đơn vị thực tế Tổng giá thành thực tế I- Tủ sắt 1,205 2,623,573,971 Tủ sắt CA-1A-L 102 2,102,895 214,495,294 Tủ sắt CA-1B-L 57 2,134,757 121,681,154 Tủ sắt CA- 8D 61 2,283,447 139,290,244 Tủ sắt CA- 8D 74 2,315,309 171,332,842 ... II- Bàn văn phòng 2,018 4,457,967,545 TAB-16-08I 303 1,975,447 598,560,396 HBG-04-01 254 2,081,654 528,740,033 BOV-1205BC 119 2,230,343 265,410,843 BHE-01-00 403 2,389,653 963,030,340 ….. Tổng cộng 5,544 12,041,176,736 Ngày 31 tháng 12 năm 2009

Người lập biểu Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XUÂN HOÀ

3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

Công ty Xuân Hoà đã được thành lập gần 30 năm và đã trải qua biết bao khó khăn thăng trầm. Để có thể đứng vững và phát triển như ngày nay tập thể cán bộ công nhân viên của công ty đã phải rất nỗ lực cũng như có sự năng động sáng tạo trong quá trình làm việc. Vì vậy tuy gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt từ phía các đối thủ nhưng công ty Xuân Hoà vẫn có 1 chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín trong quá trình hoạt động, được người tiêu dùng trong và ngoài nước tín nhiệm, doanh thu không ngừng tăng cao qua các năm. Không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm Ban lãnh đạo công ty đã có sự nhìn nhận sâu sắc về sự phát triển bền vững nên công ty đã áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường vào quá trình sản xuất. Có được sự phát triển ấy là nhờ sự đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty và sự chỉ đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo công ty. Bên cạnh đó cũng không thể không kể đến vai trò của phòng kế toán công ty. Với quy mô 9 người cùng với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Effect phòng kế toán của công ty đã hoàn thành tốt nhịêm vụ cung cấp thông tin kế toán phục vụ đắc lực cho công tác quản lý. Các nhân viên kế toán trong phòng được phân công làm 1 phần hành nhất định đảm bảo tính chuyên môn hoá trong công việc, tránh tình trạng chồng chéo dẫn đến nhầm lẫn và sai sót. Đồng thời các nhân viên kế toán trong phòng cũng luôn có sự giúp đỡ, hỗ trợ

lẫn nhau trong việc để đảm bảo công việc kế toán được liên tục, kịp thời, chính xác.

Các nhân viên trong phòng kế toán đều là những người có trình độ đại học và có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm kế toán của công ty do vậy việc phản ánh các thông tin kế toán luôn được phản ánh kịp thời phục vụ công tác quản lý.

Công ty cũng thực hiện 1 cách nghiêm túc chế độ kế toán doanh nghiệp do nhà nước ban hành và mở các tài khoản, sổ sách theo đúng quy định.

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được lập các chứng từ hợp lý, kịp thời làm căn cứ pháp lý để phản ánh trên sổ kế toán liên quan.

Cùng với quá trình nghiên cứu để hoàn thiện Chuyên đề thực tập em có dịp tìm hiểu sâu sắc hơn về phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Qua đó em xin nêu lên những nhận xét của mình về việc hạch toán phần hành này tại công ty.

3.1.1. Ưu điểm

3.1.1.1. Hiện đại hoá công tác kế toán

Là một doanh nghiệp sản xuất với số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối lớn so với quy mô của công ty do vậy công tác kế toán được ban giám đốc coi trọng và tạo đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thu thập xử lý số liệu kế toán, công tác kế toán được thực hiện một cách khoa học phù hợp với chế độ kế toán của Bộ Tài Chính ban hành. Trên cơ sở “Nhật ký chứng từ” Công ty đã có một số thay đổi phù hợp với nhu cầu thu thập thông tin của kế toán và thuận lợi cho việc sử dụng máy vi tính. Hệ thống sổ sách kế toán được mở tương đối đầy đủ và phù hợp với việc ghi chép thường xuyên đúng quy trình hạch toán tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán trong việc đối chiếu, kiểm tra. Trước đây khi công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán mà làm thủ công thì công việc của các nhân viên kế toán đặc biệt vất vả vào cuối tháng. Với khối lượng công việc nhiều

cộng việc sự phức tạp của quy trình sản xuất và nghiệp vụ phát sinh nên thường xuyên xảy ra sai xót. Hơn nữa doanh nghiệp lại sử dụng hình thức sổ NKCT tuy giúp phản ánh tốt các nghiệp vụ kế toán và tránh trùng lắp trong phản ánh tuy nhiên khi có sai sót thì rất khó tìm ra lỗi và khắc phục rất tốn thời gian. Nhưng với việc hiện đại hoá công tác kế toán thì việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phần mềm hỗ trợ rất nhiều. Kế toán viên chỉ cần nhập số liệu vào đúng các phần hành thì cuối kỳ phần mềm sẽ tính ra giá vật tư bình quân trong kỳ, tính ra mức trích khấu hao trong tháng,... tự động lên các báo cáo theo yêu cầu của người dùng. Điều này giúp công tác kế toán nhanh chóng, tiện lợi, và đảm bảo tính chính xác cao. Việc tính giá thành trong công ty vì thế mà cũng đơn giản hơn rất nhiều. Kế toán giá thành thực tế chỉ cần đánh giá chi phí cho những phế phẩm hay phế liệu thu hồi, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ còn việc tính ra giá thành thực tế của từng loại sản phẩm sẽ do phần mềm thực hiện.

3.1.1.2. Phương pháp tính lương công nhân sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng

Lương nhân viên sản xuất là lương sản phẩm còn lương của Tổ trưởng bao gồm lương theo sản phẩm (vì người tổ trưởng cũng trực tiếp tham gia sản xuất) và lương thời gian.

Lương của Giám đốc và Đốc công là lương thời gian do đây là bộ phận không tham gia sản xuất trực tiếp mà chỉ quản lý tại phân xưởng. Với cách tính lương linh hoạt và phù hợp với thực tế nên đã khuyến khích được tinh thần làm việc của công nhân viên và bảo đảm sự chính xác trong việc tính toán các chi phí nhân công phát sinh liên quan đến việc chế tạo sản phẩm.

Hơn nữa, việc công ty áp dụng tính lương công nhân theo sản phẩm hoàn thành đạt chất lượng quy định đã đảm bảo cho việc gắn thu nhập của người lao động với thời gian làm việc và kết quả sản xuất cuối cùng của họ, góp phần khuyến khích tinh thần lao động, ý thức tiết kiệm trong sản xuất của

công nhân. Đồng thời với nguyên tắc quản lý "Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít" và có tính thưởng luỹ tiến cho các lao động có việc có năng suất, vượt kế hoạch, công ty cũng đã khuyến khích công nhân không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.

3.1.1.3. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công ty đã tổ chức tốt việc quản lý NVL thông qua việc quản lý theo mã số, NVL được mở chi tiết cho từng loại cụ thể do vậy có thể biết chính xác được số lượng nhập – xuất – tồn của từng loại để có kế hoạch cho công tác kế toán vật tư. Mặt khác Công ty cũng đã xây dựng được hệ thống định mức NVL do vậy có thể xây dựng được kế hoạch NVL, thúc đẩy tiết kiệm chi phí NVL sản xuất.

Công ty luôn quản lý chặt chẽ các khoản chi phí nguyên vật liệu. Khi có đơn đặt hàng mới thì công ty tiến hành nghiên cứu, sản xuất thử để xác định mức độ tiêu hao vật liệu qua đó xây dựng định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm. Việc này giúp cho việc quản lý vật liệu được tiến hành 1 cách khoa học, đồng thời phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, từ đó để có các biện pháp điều chỉnh hợp lý.

3.1.1.4. Lựa chọn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành

Mỗi sản phẩm của công ty được sản xuất theo 1 định mức nguyên vật liệu, theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và đều có sự thay đổi nhỏ cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng do đó việc công ty chọn đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành là điều rất hợp lý và nó cũng tiện lợi cho việc tính và hạch toán tiêu thụ sản phẩm.

Công ty chọn kỳ tính giá thành theo tháng một mặt phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn tại công ty, mặt khác nó cũng bảo đảm cho việc cung cấp thông tin kịp thời về giá thành thực tế của sản phẩm tới các nhà quản lý

để làm cơ sở ra các quyết định về giá bán các mặt hàng hay việc mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất 1 loại sản phẩm nào đó.

3.1.1.5. Hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm Công ty hạch toán chi phí sản xuất theo từng khoản mục : CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CP SXC. Các chi phí sản xuất trong kỳ khi phát sinh sẽ được tập hợp vào 1 trong 3 khoản mục trên sau đó sẽ kết chuyển sang TK 154. Trong kỳ kế toán có tiến hành xác định giá trị của phế liệu thu hồi từ các sản phẩm hỏng và trừ khoản mục đó ra khỏi giá thành của các sản phẩm trong kỳ theo bút toán :

Nợ TK 152, 111, ... Giá trị phế liệu thu hồi. Có TK 154

Với đặc điểm là 1 doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ phức tạp và số lượng chủng loại sản phẩm nhiều cộng với thế mạnh là có giá thành kế hoạch được xây dựng hết sức công phu, khoa học nên việc công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành tỷ lệ là hợp lý.

3.1.2. Nhược điểm

3.1.2.1.Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu phụ thuộc khá nhiều vào phương pháp tính giá xuất kho. Hiện nay tại công ty các loại hàng tồn kho trong đó có nguyên vật liệu được tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ, điều này làm giảm nhẹ công tác kế toán nhưng đồng thời nó lại có nhược điểm là trong kỳ kế toán chỉ theo dõi được về chỉ tiêu số lượng mà không theo dõi được về chỉ tiêu giá trị. Thực tế tại các phiếu xuất kho của công ty trong kỳ cột đơn giá và thành tiền đều để trống. Công ty tuy có thể theo dõi được tình hình tăng giảm nguyên vật liệu về số lượng nhưng lại không theo dõi được về mức độ hao phí các yếu tố sản xuất trong điều kiện mà giá vật tư đầu vào của công ty biến động theo từng ngày. Mặt khác việc theo dõi theo hiện vật sẽ không cho phép

so sánh và đánh giá tình hình tiêu hao của mỗi loại nguyên vật liệu cũng như tổng các loại nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm, hạn chế đến việc tạo cơ sở cho việc ra quyết định được nhanh chóng, kịp thời và có thể tiết kiệm chi phí.

Vì những bất lợi trên mà kế toán của công ty có thể xem xét để lựa chọn 1 phương pháp tính giá xuất vật tư thích hợp với đặc điểm của công ty và có thể theo dõi theo cả 2 chỉ tiêu : Số lượng và giá trị

3.1.2.2. Về chi phí nhân công trực tiếp

Hiện tại doanh nghiệp hạch toán toàn bộ tiền lương của Tổ trưởng các tổ sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng trong lương của người Tổ trưởng ngoài khoản tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành thì có 1 khoản khác gọi là lương thời gian. Và mức lương này được tính theo công thức :

Lương thời gian = Lương 1 ngày x số công thời gian

Số công thời gian = Số ngày làm việc thực tế trong tháng/2

Xét về bản chất thì khoản tiền lương thời gian này không phải để trả cho những ngày làm việc mà không thể quy ra được số sản phẩm hoàn thành như các công nhân sản xuất khác. Đây thực chất là khoản mà doanh nghiệp trả cho người Tổ trưởng với vai trò là nhân viên quản lý doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp trích cả khoản này vào chi phí nhân công trực tiếp là chưa hợp lý và không phản ánh đúng được bản chất của khoản chi.

3.1.2.3. Về chi phí sản xuất chung

a. Chi phí CCDC xuất dùng trong kỳ không phân bổ mà tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Khi xuất CCDC để sử dụng trong kỳ kế toán của công ty sẽ tính hết vào chi phí sản xuất trong kỳ mà không phân bổ. Việc này có thể giúp kế toán giảm bớt công việc và thực hiện được nhanh chóng nhưng đồng thời nó lại tạo

ra sự chênh lệch lớn về chi phí. Các CCDC của doanh nghiệp rất nhiều loại như máy bào, máy cưa, các loại khuôn có thể dùng trong nhiều kỳ kế toán và giá trị của chúng là khá lớn. Việc không phân bổ chi phí này sẽ khiến chi phí sản xuất bị phản ánh sai lệch so với thực tế.

Như theo tài liệu tháng 12/2009 thì chi phí CCDC xuất dùng tính vào chi phí sản xuất chung là 428,920,000đ. Nếu như công ty phân bổ giá trị trên làm 2 kỳ thì chi phí sản xuất chung trong kỳ đã giảm đi 428,920,000đ/2 = 214,460,000đ. Đây là 1 con số khá lớn và có ảnh hưởng đáng kể tới tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ.

Trong điều kiện hiện nay khi mà công tác kế toán tại các doanh nghiệp đang rất nỗ lực để phản ánh trung thực và chính xác, chi tiết các loại chi phí phát sinh thì công ty cũng nên xem xét để có thể tiến hành phân bổ chi phí CCDC xuất dùng thành nhiều lần trong quá trình sử dụng chúng.

b. Không đánh giá lại TSCĐ cuối kỳ và không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Hiện nay công ty Xuân Hoà chưa tiến hành đánh giá lại giá trị TSCĐ cuối kỳ và vì doanh nghiệp không tiến hành đánh giá lại nên không biết được thực trạng hiện tại của TSCĐ như thế nào. Và do đó cũng không xác định được khi nào cần phải tiến hành sửa chữa nâng cấp tài sản.

Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không được trích trước mà khi phát sinh thì được tính hết vào chi phí trong kỳ dẫn tới sự tăng lên đột biến của chi phí sản xuất trong kỳ có tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ.

c. Tính khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng

Mặc dù công ty tuân thủ khá đầy đủ các quy định trong quyết định 15/2006 của BTC nhưng việc trích khấu hao của công ty vẫn theo nguyên tắc tròn tháng : TSCĐ tăng trong tháng này thì tháng sau mới bắt đầu trích khấu hao, TSCĐ nào giảm trong tháng này thì tháng sau mới thôi trích khấu hao.

Theo quy định hiện nay thì TSCĐ được tính khấu hao theo nguyên tắc cập nhật tức là TSCĐ tăng từ ngày nào thì bắt đầu tính khấu hao từ ngày đó, TSCĐ giảm từ ngày nào thì thôi tính khấu hao từ ngày đó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Xuân Hoà (ko lý luận, nhật ký chứng từ) (Trang 52 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w