Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty CP Sông Đà 9

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán kế toán tài sản cố định với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty cổ phần Sông Đà 9 (Trang 69 - 73)

Phân tích tình hình biến động TSCĐ hữu hình tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9

Loại tài sản Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

Nguyên giá Nguyên giá Tuyệt đối Tỷ lệ % TSCĐ HH 744.934.552.896 793.576.553.870 48.642.000.974 6,53

- Nhà cửa, vật kiến trúc

174.426.597.362 186.326.553.650 11.899.955.288 6,82

- Máy móc, thiết bị 260.869.031.756 280.869.031.756 20.000.000.000 7,67

- Phương tiện vận tải 308.250.588.216 323.655.590.870 15.405.002.654 4,99

- Thiết bị, dụng cụ quản lý

1.256.585.931 2.375.535.931 1.118.950.000 89,05

- TSCĐ khác 131.749.631 349.841.663 218.092.032 165,54 Bảng 9: Bảng tính toán phân tích tình hình biến động của TSCĐ

Qua bảng tính toán trên, nhìn chung nguyên giá của TSCĐ tăng so với năm 2006 là 48.642.000.974 đồng( về số tương đối là 6,53%). Trong đó phương tiện vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu TSCĐ hữu hình, năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 15.405.002.654( số tương đối là 4,99%) đã cho thấy sự phát triển của

Công ty. Việc TSCĐ hữu hình tăng đã chứng tỏ Công ty hoạt động kinh doanh rất có hiệu quả và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất thông qua việc tích cực mua sắm máy móc thiết bị cũng như phương tiện vận tải. Việc Công ty chuyển đổi sang mô hình cổ phần đã đem lại kết quả khả quan cho hoạt động kinh doanh. Đồng thời, Công ty đã chú ý đến việc xây dựng cơ cấu tài sản một cách hợp lý. Với tính chất hoạt động là thi công xây lắp các công trình, Công ty Sông Đà 9 đã chú trọng đến việc đầu tư nâng cao chất lượng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Là một Công ty lớn, chính vì vậy Công ty đã mở rộng quy mô hoạt động của mình thông qua việc không ngừng tăng nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc. So với năm 2006, Công ty đã có nhiều bước tiến đáng kể và cơ cấu TSCĐ hợp lý hơn.

Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty, ta tính các chỉ tiêu sau:

Tổng khấu hao tài sản trong năm Hệ số hao mòn = ________________________ TSCĐ Nguyên giá TSCĐ bình quân

Tổng doanh thu thuần

Sức sản xuất của = ___________________________ TSCĐ Nguyên giá TSCĐ bình quân

Lợi nhuận thuần trước thuế Sức sinh lời của = _________________________ TSCĐ Nguyên giá TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

Tuyệt đối %

1.Nguyên giá TSCĐ đầu năm

822.575.031.563 750.424.552.896

cuối năm 3.Nguyên giá TSCĐ bình quân năm 786.499.792.230 775.800.678.383 4.Khấu hao TSCĐ trong năm 312.323.165.239 355.766.170.943

5.Doanh thu thuần 226.262.867.835 478.926.330.717 6.Lợi nhuận thuần 11.290.806.412 13.789.950.142 7.Hệ số hao mòn của TSCĐ( 7=4/3) 0,36 0,46 0,1 27,78 8.Sức sản xuất của TSCĐ (8=5/3) 0,54 0,62 0,08 14,81

9.Sức sinh lời của TSCĐ ( 9=6/3)

0,017 0,018 0,001 5,88

Bảng 10: Bảng tính các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ

Từ bảng tính toán ở trên, cả hai năm hệ số hao mòn đều trên 0,3 điều đó cho thấy TSCĐ của Công ty được tính khấu hao nhanh tạo điều kiện cho đổi mới công nghệ nhanh chóng. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công ty xây dựng có tỷ lệ TSCĐ/ Tổng tài sản trên 50%. Hệ số hao mòn của TSCĐ năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,1 tương đương với 27,78%, chứng tỏ khấu hao của máy móc thiết bị và các phương tiện vận tải được tính nhanh hơn. Đó là do thực tế tại Công ty, TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn tín dụng tương đối lớn nên có thể lựa chọn phương pháp khấu hao để nhanh chóng trả được vay tín dụng. Tuy nhiên, Công ty cần lưu ý trong việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao, để tránh tình trạng gây lãng phí và không tận dụng được hết sức sản xuất của TSCĐ.

Sức sản xuất của TSCĐ năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,08 tương đương 14,81%; đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty đang tăng. Điều đó là nhờ biện pháp quản lý cũng như kế hoạch sử dụng TSCĐ đúng đắn của Công ty. Công ty cần phát huy sức sản xuất của TSCĐ hơn nữa

Trong năm 2007, sức sinh lời của TSCĐ có tăng nhưng không đáng kể, tăng 0,001 tương đương 5,88%. Như vậy, Công ty đã cố gắng tận dụng TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn. Cả hai năm sức sinh lời của TSCĐ khá cao nên cũng là một tiền đề tốt để công ty có thể tích luỹ vốn, đầu tư chiều sâu sản xuất.

PHẦN III : MỘT VÀI Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN SÔNG ĐÀ 9

Từ đặc điểm TSCĐ tại Công ty, thì việc hạch toán TSCĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý TSCĐ là hết sức cần thiết. Hơn nữa, do TSCĐ là một yếu tố đầu vào

hết sức quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời TSCĐ thường có giá trị lớn nên các công ty cần quan tâm để công tác về TSCĐ được chuyên nghiệp, hiệu quả và tiết kiệm hơn. Đặc biệt, tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9 do đặc điểm về loại hình kinh doanh nên TSCĐ đóng vai trò hết sức quan trọng. Công ty không ngừng hoàn thiện và phát huy công tác quản lý, sử dụng và tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ.

Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9, bằng những kiến thức đã học được, cũng như thực tế ghi nhận ở Công ty, cùng sự hướng dẫn, giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn – Th.S Đặng Thuý Hằng, và các anh chị trong phòng Kế toán- Tài chính, phòng Kinh tế, phòng Vật tư- Cơ giới, tôi xin có một vài ý kiến đánh giá về thực trạng công tác quản lý, sử dụng và tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ và mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhằm nâng cao công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán kế toán tài sản cố định với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty cổ phần Sông Đà 9 (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w