Chấm điểm ý tưởng

Một phần của tài liệu dung-lang-phi-hai-thu-quy-gia-nhat-cua-ban (Trang 52 - 55)

Chấm điểm ý tưởng là đánh giá tính khả thi của nó.

Đọc đến đây, bạn hoàn toàn có thể chấm điểm cho ý tưởng của mình. Ý tưởng của bạn là gì? Là sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ? Sự có mặt của yếu tố chất xám là bao nhiêu? Của yếu tố máy móc, công nghệ là bao nhiêu? Hãy xem rằng các yếu tố “thiên thời- địa lợi-nhân hòa” có tạo điểu kiện cho ý tưởng của bạn? Hãy xem xét đến các vấn đề khi triển khai nó? Và bạn đã cân nhắc về ba loại vốn ở bên trên?

Bạn hãy chấm điểm cho các ý tưởng của mình. Hoặc nếu có ai đó chia sẻ với bạn ý tưởng của họ. Bạn hãy chấm điểm chúng!

***

Bây giờ, để tổng kết lại các nhận định của mình, tôi sẽ chấm điểm cho các ý tưởng của tôi, để các bạn xem xét.

Ý tưởng cần được lên kế hoạch chi tiết ra thành các đề mục, các phần cụ thể… Việc chấm điểm một ý tưởng bao giờ cũng sẽ mang một chút yếu tố cảm tính. Tôi cũng cần các bạn phải có hiểu biết nhất định về thị trường, cũng như đời sống người dân nơi tôi định triển khai ý tưởng của mình.

Các tiêu chí tôi đưa ra để chấm điểm gồm: - Sự mới lạ, độc đáo của ý tưởng

- Đảm bảo bản quyền ý tưởng như không bị người dùng đánh cắp dùng chùa hay bị đối thủ làm nhái mang đi bán cạnh tranh với ta.

- Chi phí đầu tư ban đầu như: máy móc, dây chuyền công nghệ; cơ sở vật chất như văn phòng, bàn ghế, trang thiết bị; nhân lực như nhân viên, người quản lý…

- Chi phí quản lý, vận hành như: điều hành, đôn đốc, giám sát, quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, bán hàng, bảo hành, hậu mãi…

- Rủi do bởi thiên tai, cháy nổ hay người lao động thiếu trách nhiệm, làm hỏng hay đánh cắp

Chấm điểm cho ý tưởng thứ nhất:

Đó là tôi sẽ chấm điểm cho ý tưởng mở một cửa hàng sao chụp ở Hà Nội.

1. Ý tưởng:

- Đây là một ý tưởng về làm dịch vụ - Sao chụp lấy tiền. - Lưu ý đến:

+ Lượng khách hàng trên địa bàn. + Các đối thủ xung quanh cửa hàng.

- Ý tưởng này không có sự mới lạ. Xã hội đã có nhiều.

- Hàm lượng chất xám ít. Ai cũng có thể làm được khi được hướng dẫn - Đây là một loại hình dịch vụ cần có cơ sở vật chất và máy móc

2. Đầu tư cơ sở vật chất:

- Mua 2 máy photocopy khoảng 20-30 triệu/máy. - Mua 1 máy tính, một máy in khoảng 10 triệu

- Thuê 1 cửa hàng khoảng 5-10m2, ở mặt phố nhỏ khoảng 3-4 triệu/tháng. - Thuê 1 nhân viên khoảng 2,5-3,5 triệu/tháng

- Các trang thiết bị như bàn, nghế, tủ, dao kéo, văn phòng phẩm… - Đầu từ bán một số văn phòng phẩm

- Biển quảng cáo

- Mua vật tư để hoạt động: mực, giấy…

3. Quản lý:

- Giờ bắt đầu làm việc, giờ nghỉ

- Không bị nhân viên hay người ngoài đánh cắp vật tư, thiết bị, thời gian…

Vậy vấn đề khi triển khai ý tưởng này của tôi còn lại là địa điểm thuê cửa hàng và giám sát quá trình hoạt động kinh doanh.

- Nếu mở tại nhà mình, nơi có lượng khách khá tốt thu nhập khoảng 6-7 triệu/tháng. Nếu lượng khách ít hơn thì 3-4 triệu/tháng. Có tương xứng với công sức bỏ ra không? Nếu cho người khác thuê cửa hàng thì thế nào?

- Nếu đi thuê cửa hàng thì gần như chỉ hòa vốn hoặc lãi rất ít. Tự mình làm tại cửa hàng thì thu nhập cao hơn. Nhưng vẫn không tương xứng với công sức bỏ ra. Nếu đi thuê nhân viên mà quản lý không tốt, bị nhân viên ăn bớt thì sẽ lỗ vốn. Mà để quản lý nhân viên tại của hàng sao chụp là rất khó khăn bởi nó quá chi li.

Vậy, ý tưởng này của tôi chỉ được khoảng 4/10 điểm. Muốn có lãi cao để phát triển thêm thì cần có cửa hàng ở địa điểm tốt, nhưng lại có phí thuê thấp – điều không thể có ở Hà Nội. Ngoài ra cần phải tự làm lấy hoặc mất thời gian công sức để quản lý nhân viên. Vậy là mở cửa hàng ra và chết dí ở đó.

Xét đến thực tế bản thân tôi không có nhà ở mặt đường. Có thể làm được ở cửa hàng và quản lý được nhân viên. Nhưng không phát triển được. Tức là, với điều kiện của tôi ý tưởng này không khả thi.

Chấm điểm cho ý tưởng thứ hai:

Đó là tôi sẽ chấm điểm cho ý tưởng mở một quán café nhỏ.

1. Ý tưởng:

- Đây là một ý tưởng về pha chế đồ uống bán lấy tiền. - Lưu ý đến

+ Lượng khách hàng trên địa bàn. + Các đối thủ xung quanh cửa hàng.

- Ý tưởng này không có sự mới lạ. Xã hội đã có nhiều.

- Hàm lượng chất xám không nhiều. Người làm tốt đi làm thuê và có lương cao rồi. - Đây là một loại hình dịch vụ cần có cơ sở vật chất là cửa hàng và bàn nghế

2. Đầu tư cơ sở vật chất:

- Mua bàn, ghế, cốc, chén, đĩa, gạt tàn, phin café… - Mua 1 tivi, 1 bộ loa

- Thuê 1 cửa hàng khoảng 30-40m2, - Ở mặt phố nhỏ khoảng 3-4 triệu/tháng. - Ở mặt phố lớn thì 5-6 triệu/tháng

- Các trang thiết bị trang trí như rèm, cây cảnh… - Biển quảng cáo

- Mua nguyên liệu để pha chế hàng ngày…

3. Quản lý:

- Giờ bắt đầu làm việc, giờ nghỉ

- Không bị nhân viên hay người ngoài đánh cắp vật tư, thiết bị, thời gian…

Vậy ý tưởng này của tôi chỉ được khoảng 3/10 điểm. Cũng giống ý tưởng trên, muốn có lãi cao để phát triển thêm thì cần có cửa hàng ở địa điểm tốt, nhưng lại có phí thuê thấp – điều không thể có ở Hà Nội. Vậy với tôi, ý tưởng này không khả thi.

Bây giờ tôi nhờ các bạn chấm điểm cho ý tưởng viết một phần mềm quản lý bán hàng, hoặc mở một trung tâm đào tạo kỹ năng… Phần mềm quản lý bán hàng là một ý tưởng còn khá mới lạ, nhưng rất dễ bị đánh cắp dùng chùa hay bị đối thủ sao chép… Trung tâm đào tạo kỹ năng cho các bạn thanh thiếu niên cũng là một ý tưởng mới lạ, khi mà các trung tâm khác trên thị trường hiện nay thường đánh vào tầng lớp lãnh đạo với học phí rất cao. Tuy nhiên, việc xây dựng giáo trình, kinh nghiệm giảng dạy, quản lý trung tâm và việc đăng ký thành lập trung tâm là không hề đơn giản.

Một phần của tài liệu dung-lang-phi-hai-thu-quy-gia-nhat-cua-ban (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)