Những vấn đề bạn gặp phải khi triển khai ý tưởng

Một phần của tài liệu dung-lang-phi-hai-thu-quy-gia-nhat-cua-ban (Trang 45 - 52)

Có ba vấn đề lớn bạn sẽ gặp phải khi thành lập một công ty, đó là phải xác định và đảm bảo được đủ ba nguồn vốn: vốn ý tưởng, vốn cơ sở vật chất và vốn quản lý.

Vốn ý tưởng: đó là kinh doanh cái gì (sản xuất hay dịch vụ)? Sản xuất mặt hàng gì? Cung cấp loại hình dịch vụ gì? Kinh doanh như thế nào?

Vốn cơ sở vật chất: bao gồm hệ thống văn phòng, nhà xưởng, kho bãi và trang thiết bị cho những nơi này; dây chuyền công nghệ và đội ngũ nhân lực vận hành.

Vốn quản lý: là toàn bộ việc quản lý, điều hành, đốn đốc, kiểm tra, thuyết phục, truyền lửa, thỏa hiệp đối với những người lao động trong doanh nghiệp của bạn. Bạn quản lý có tốt không? Truyền lửa có tốt không? Nhân viên của bạn có làm việc hết mình không? Có sáng tạo không? Hiệu suất hoạt động có cao không?... Nếu bạn không có thời gian, hoặc không làm được thì hãy đi thuê. Hãy để công việc cho những chuyên gia!

Ba loại vốn này là ba thành phần chính cấu thành lên một doanh nghiệp. Ở trên tôi còn nói đến việc khác, đó là có một số chuyên gia khi đánh giá khả năng thành công của môt doanh nghiệp, họ dựa vào ba tiêu chí: mục đích đúng, con người đúng và hành động đúng. Tôi cho rằng mục đích nằm trong phần vốn ý tưởng, con người nằm trong phần vốn công nghệ, và hành động nằm trong phần vốn quản lý.

Ba loại vốn này sẽ bao trùm hết các góc độ mà một người nào đó đặt ra, khi nhận định, đánh giá về một doanh nghiệp.

***

Một thanh niên Việt Nam hoàn toàn có một ý tưởng mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Nhưng để biến nó thành hiện thực, trước mắt là ở Việt Nam là điều vô cùng khó khăn. Cụ thể như sau:

* Vốn ý tưởng

Như trên tôi đã nói, mỗi người chúng ta thường có vài ý tưởng. Đây không phải là điều quá khó khăn. Nếu cho mỗi người vài chục phút, tôi tin mỗi người chúng ta đều có thể

gạch ra vài ý tưởng. Có những người còn có rất nhiều hơn, họ đóng gói ý tưởng của mình rồi mang đi bán.

Khó khăn về ý tưởng không phải là thiếu ý tưởng mà là không biết được mức độ khả thi của nó. Chưa làm sao mà biết được? Chả phải có ối người thành công từ những ý tưởng bất khả thi đấy sao. Một khó khăn khác là không lên được bản kế hoạch chi tiết để công khai chia sẻ với mọi người. Khi nhận được người ta sẽ phản biện. Sẽ là rất tốt nếu nhận được ý kiến phản biện tích cực, và biết đâu họ lại đầu tư vốn.

* Vốn công nghệ

Để triển khai các ý tưởng bạn cần thành lập công ty. Dưới mức độ công ty thì cuốn sách này xin phép được không bàn. Cách đây vài năm, thành lập công ty là việc khá khó khăn, vì cần phải hoàn thiện nhiều loại giấy tờ thủ tục. Nhưng nay đã dễ dàng hơn nhiều vì số lượng thủ tục được giảm bớt. Ngoài ra, bây giờ xuất hiện nhiều các công ty luật chuyên lo việc này với giá khá mềm.

Thành lập công ty thì phải có văn phòng. Đây là yêu cầu bắt buộc của các chi cục thuế. Bạn sẽ phải gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn bất động sản, nói nôm na thì thành lập công ty thì phải có nơi nào đó để làm trụ sở, không có thì phải đi thuê.

Hiện nay, ở các thành phố lớn của Việt Nam, bất động sản có thể nói là giá ở trên trời. Tất nhiên, cùng với đó là giá thuê văn phòng không hề rẻ. Muốn thuê được một địa điểm, có thể gọi là tạm được, để đặt làm văn phòng thì giá vào khoảng vài trục triệu đồng/tháng. Đó là một điều quá khó khăn đối với các bạn trẻ.

Việt Nam là một đất nước mà dân số có thu nhập ở mức trung bình, ấy thế nhưng Việt Nam lại ở trong những nước có giá thành bất động sản rất cao trên thế giới. Đây là một nghịch lý! Hiện tại, giữa thu nhập của người dân và giá thành bất động sản có một khoảng cách rất lớn. Tức là với thu nhập của người một bình thường, anh ta cần “vài trăm năm” để mua được một căn nhà ở thành phố Sài Gòn hay thủ đô Hà Nội.

Khó khăn tiếp đến là nguồn nhân lực trình độ thấp. Chúng ta đều biết việc đào tạo trong nhà trường Việt Nam hiện tại khá xa thực tế. Rất ít học sinh ra trường có thể viết được một văn bản đúng quy phạm. Tôi đã đã đọc khá nhiều đồ án tốt nghiệp của các bạn trẻ, lỗi trình bày khá nhiều, còn lỗi chính tả là điều phổ biến. Tôi tin rằng các thày giáo không đọc, vì họ vẫn được những điểm số rất cao.

Điều này dẫn đến việc khi nhận một nhân viên mới ra trường vào làm việc, các doanh nghiệp phải đào tạo rất nhiều, thậm chí đào tạo lại từ đầu. Và tất nhiên chúng ta đều hiểu, việc đào tạo này gây tổn thất về thời gian và tiền bạc cho các doanh nghiệp. Bây giờ người ta coi đó như là việc đương nhiên. Họ phải chịu những hậu quả của nền giáo dục, vì đã cho ra đời những sản phẩm thiếu hoàn thiện. Giờ đây ít còn thấy các doanh nghiệp kêu nữa, chắc bởi họ đã kêu mãi rồi mà mọi việc vẫn không thay đổi.

* Vốn quản lý

Quản lý con người là một công việc khó khăn. Người mới vào làm việc, người làm việc lâu năm, người phải mắng xối xả, kẻ chỉ cần nói bâng quơ… Có thể nói đó là một nghệ thuật! Một số người có khả năng thiên bẩm trong việc này, một số người khác phải học.

Cũng như một nhà nước văn minh - nhà nước pháp chế - lấy pháp luật là chế tài cho mọi hoạt động xã hội - một công ty văn minh cần có nội quy và quy chế. Nội quy là văn bản quy định những hoạt động diễn ra hàng ngày như: giờ đến, giờ về, đeo thẻ, ăn mặc... Còn quy chế là văn bản quy định cơ cấu tổ chức của một công ty, nhiệm vụ của các bộ phận và cách thức để các bộ phận ấy tương tác với nhau.

Quy chế và nội quy định cần phải được lập ra để điều tiết mọi hoạt động của công ty. Quan trọng là hai văn bản này phải là "to" nhất - theo cách gọi dân gian - chứ không phải ông giám đốc. Tức là giám đốc cũng phải đi làm đúng giờ.

Thoạt đầu, một số người lầm tưởng hình thức quản trị nhân sự bằng sự “bắt vía” phù hợp với những nhân viên mới, chưa chủ động trong công việc. Kỳ thực nó giết chết sự sáng tạo. Những người mới vào tập thể thường có được con mắt khách quan, sự lo lắng sẽ khiến họ không thể có và đưa ra những ý kiến đóng góp quý báu. Quản trị con người bằng cá tính là thứ quản trị kém văn minh. Cá nhân tôi ưa những người lãnh đạo dân chủ hơn những người lãnh đạo độc đoán.

Những người độc đoán sáng suốt thì rất hiếm, kể cả là như vậy họ cũng không được lòng đa số mọi người. Cũng có thể với họ điều đó không quan trọng. Điều họ hướng đến sự hiệu quả. Còn lại phần đa sự độc đoán đến từ những kẻ thiển cận. Họ coi quyền lực - việc đưa ra các quyết định - là một thú vui, thật tại hại! Họ không hiểu rằng sự rủi ro của những người đưa ra quyết định là rất cao. Áp lực với những người đưa ra quyết định là rất lớn. Vì những sự quả quyết bừa bãi, họ có thể phải trả giá bằng chính tương lai của mình.

Nhưng tố chất quan trọng của một nhà lãnh đạo giỏi là sự quyết đoán. Thế nào quyết đoán, thế nào không thì chỉ có thể thấy được qua thực tế. Nói đến tài năng ở đây có thể đúng, nhưng chỉ đúng một phần. Nhiều khi sự thành công cần có sự mạo hiểm, và cần đến sự may mắn. Một số người có tài năng, có nhiều kiến thức làm họ tự tin, nhưng cũng vì đó họ dè dặt. Vậy nên sự thành công vẫn luôn cần đến hai mẫu người, một người thiên về hành động và người kia thiên về suy ngẫm (mưu mẹo). Họ phải hiểu nhau, phối hợp và bù trừ cho nhau một cách hợp lý. Điều này ta vẫn thường thấy trong lịch sử, đó là bên cạnh những quân vương anh minh thường có những vị quân sư lỗi lạc.

Người phương Tây có cách quản lý rất văn minh mà Việt Nam nên học, đó là coi nhân viên là đối tác. Kỳ thực thì họ vẫn là đối tác! Họ rằng buộc với người quản lý bằng hợp đồng lao động, có bên A và bên B. Nhưng có một số nhà quản lý lại coi nhân viên như là kẻ làm thuê, thậm chí tệ hơn như giúp việc. Khi chọn hình thức quản lý như vậy, thì chính những “ông chủ” với là những người chịu nhiều thiệt hại. Thứ nhất, họ không kích lệ được sự sáng tạo của nhân viên, bởi đã làm thuê là kẻ chỉ đâu đánh đấy. Thứ hai là họ chịu hoàn toàn phần rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

Và khi ấy chính những người quản lý với là những người đang bị nhân viên của mình bóc lột. Họ luôn phải nghĩ ra các công việc để sai bảo người làm. Họ luôn phải đưa ra các ý tưởng mới và phải chịu hoàn toàn sự rủi ro từ chúng. Thay vì thế, khi coi các nhân viên là đối tác, họ tôn trọng nhân viên và luôn nhắc nhở nhân viên phải chủ động trong công việc của mình. Họ còn có thể yêu cầu nhân viên phải chịu một phần trách nhiệm nào đó khi gây ra thiệt hại cho công ty. Vì đối tác là cùng nhau hành động, cùng nhau chịu sự rủi ro.

***

Việt Nam luôn thiếu những nhà quản lý, những nhà điều hành chuyên nghiệp. Không phải chỉ các công ty, tập đoàn lớn mới thiếu những người đó, mà ngay cả những công ty vừa và nhỏ cũng gặp phải các vấn đề như vậy. Các công ty nhỏ thì ông chủ thường là người điều hành nên có thể nói họ đang thiếu những kỹ năng làm lãnh đạo, thiếu kỹ năng quản lý, kỹ năng điều hành, đàm phán, thuyết phục, truyền lửa…

Bằng chứng cho điều này là các trung tâm đào tạo kỹ năng xuất hiện ngày một nhiều, đây đang là một loại hình kinh doanh phát đạt. Hiện tại ở Việt Nam đang có các trào lưu đi học các kỹ năng, cùng với đó là xuất bản dòng sách “Hạt giống tâm hồn”. Những cuốn sách không thực sự hiểu về văn hóa và nền kinh tế Việt Nam, những cuốn sách dạy người ta cách “lên gân lên cốt” khi nói với người ta rằng “không được nuông chiều bản thân mình”.

Tôi cho rằng mỗi người Việt Nam không cần phải “lên gân lên cốt”, ta chỉ cần sống với đúng con người của mình, không để lãng phí thời gian và các cơ hội là ta có thể cảm thấy hài lòng với mình. Thứ gì thái quá cũng sẽ bất cập! Cứ sống thuận theo các quy luật của tự nhiên và xã hội, mỗi ngày chỉ cần cố gắng hơn sức mình một chút, là sẽ có được thành công mà thôi. Đói thì phải ăn, ốm thì phải nghỉ… Tôi không hiểu việc nuông chiều bản thân là gì và mức độ nuông chiều như vậy của tôi là đúng hay sai?

***

Dù phân chia ra ba loại vốn như thế, những tựu chung lại vẫn là tiền. Một người cần có ý tưởng cần có tiền thì mới triển khai được ý tưởng đó. Ý tưởng - như đã nói là không khó lắm - còn tiền? Ta không có tiền, ta có thể vay vốn ở đâu? Xin thưa là ở Việt Nam, ngoài việc huy động sự đóng góp của gia đình và người thân, bạn gần như không còn nguồn huy động nào khác.

Việc tiếp cận vốn ngân hàng hiện nay là vô cùng khó khăn. Nhất là từ sau cuộc đại khủng hoảng, dẫn đến suy thoái kinh tế thế giới năm 2008. Về vấn đề này, dù không muốn nhưng tôi vẫn sẽ phải đưa vào đây một vài con số để các bạn dễ hình dung thực trạng. Các doanh nghiệp tư nhân chiếm 95% số lượng doanh nghiệp trên cả nước. Tiếp cận được khoảng 40% nguồn vốn ngân sách nhưng đã lo được 70% lượng công ăn việc làm cho người lao động. Tìm vốn từ thị trường chứng khoán, với một công ty nhỏ thì là một điều quá xa vời.

Thực trạng của xã hội hiện nay là như vậy. Khó khăn của thanh niên hiện nay là như vậy. Cho dù có ý tưởng tốt, lập được một kế hoạch kinh doanh khả thi, họ cũng không thể làm cách nào để huy động vốn. Gia đình và bạn bè thì không phải lúc nào cũng có điều kiện. Họ đành phải đi làm thuê cho người khác. Có người nói đi làm thuê là đi bán sức khỏe, bán trí tuệ và bán niềm tin. Nhưng theo tôi, đó là bán thời gian và bán ý tưởng. Mà bán hai thứ đó chính là bán tương lai của mình.

Như vậy là hiện tại, các bạn thanh niên của nước ta gần như không có lối thoát. Thanh niên không có lối thoát là đất nước không có lỗi thoát. Bởi trong hàng trăm, hàng ngàn người kinh doanh sẽ có vài người thành công. Họ đi đúng hướng nên sẽ phát triển được. Khi ấy họ giải quyết được công ăn việc làm cho những người còn lại. Ta không thể cứ trông chờ ở các công ty nhà nước, khi mà họ chiếm dụng rất nhiều vốn của nhà nước, nhưng lại chỉ giải quyết được công ăn việc làm cho 30% người lao động.

Các doanh nghiệp tư nhân đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Loại hình doanh nghiệp này có ưu điểm là rất năng động, cần ít vốn, chi phí quản lý thấp, nhạy cảm với biến

động thị trường, thay đổi mặt hàng kinh doanh nhanh… Nhưng các ngân hàng vẫn cứ e dè với các lý do cố hữu như tài sản thế chấp nhỏ, thiếu minh bạch và khó khăn trong việc thẩm định năng lực kinh doanh…

Kể ra những khó khăn bên trên, là tôi còn chưa tính đến một khó khăn cũng rất cơ bản khác trong mỗi công ty, đó là sự đoàn kết. Các thành viên tạo thành một khối thống nhất, hành động nhất quán chung một mục tiêu đưa công ty phát triển đi lên. Đây là một khó khăn đã và đang làm tan vỡ rất nhiều doanh nghiệp trẻ Việt Nam hiện nay. Họ không xác định được một cách chính xác giữa công và lợi. Việc đóng góp công sức và những quyền lợi được hưởng từ sự đóng góp đó. Họ không phân định được quyền lực của các thành viên. Họ không thống nhất được với nhau khi vận hành như việc có trung thành với ý tưởng ban đầu, hay các hướng phát triển của công ty trong tương lai…

***

Còn một khó khăn nhỏ khác là vấn đề bảo vệ bản quyền trí tuệ. Đó là việc đăng ký bản quyền để đảm bảo rằng ý tưởng của ta không đánh cắp hay làm nhái được. Hiện tại, việc đăng ký bản quyền ở nước ta không khó khăn lắm. Chỉ mất vài ngày công nghiên cứu thủ tục và chờ đợi là xong được. Cũng có thể bỏ tiền ra thuê các công ty luật làm.

Việc đăng ký là như vậy, nhưng việc đảm bảo không có ai đánh cắp dùng chùa, hay không có ai dám sản xuất ra sản phẩm giống y hệt như sản phẩm của mình để bán là việc vô cùng khó. Khó khăn này đến từ đạo đức kinh doanh một số người, đến từ công tác kiểm tra phát hiện không kịp thời, từ quy định xử phạt chưa nghiêm minh… Thử hỏi nếu luật pháp Mỹ không nghiêm, nếu người dân Mỹ cũng sử dụng phần mềm „chùa‟ như Việt Nam, thì liệu Bill Gates có giàu được đến vậy?

Hay ta thử đặt một tình huống giả tưởng, đó là tôi có một ý tưởng đó là chế tạo ra một

Một phần của tài liệu dung-lang-phi-hai-thu-quy-gia-nhat-cua-ban (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)