CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG VÀ QUAN ĐIỂM TÍN DỤNG XANH

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên 2009 Sacombank (Trang 112 - 113)

Cam kết đồng hành cùng cộng đồng

Bằng khen, giải thưởng tiêu biểu trong năm 2009

Trách nhiệm với môi trường và xã hội

I. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG VÀ QUAN ĐIỂM TÍN DỤNG XANH ĐIỂM TÍN DỤNG XANH

Từ năm 2003, khi trở thành một trong những ngân hàng Việt Nam đầu tiên đủ điều kiện tiếp cận các nguồn vốn từ IFC và FMO, Sacombank là một đơn vị tiên phong xây dựng hệ thống quản lý môi trường và xã hội. Đến năm 2005, hệ thống này được chính thức ban hành với các cam kết cho sự phát triển bền vững; xây dựng cơ sở quản lý môi trường và xã hội (ESMS)… Tháng 6 năm 2005, Sacombank ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của ban quản lý môi trường và xã hội. Đồng thời, Ngân hàng cũng ban hành hướng dẫn phương pháp đánh giá tác động môi trường đối với các khoản vay từ FMO.

Trên cơ sở tiếp cận các nguyên tắc mới về bảo vệ môi trường và về chương trình tín dụng xanh, tháng 7/2009 Sacombank đã ban hành Chính sách môi trường và thành lập Ban Quản lý môi trường và xã hội thay cho quy chế trước đây, với thành phần tham gia là các Đơn vị nghiệp vụ liên quan đến công tác thẩm định, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng tại Hội sở và với nội dung hoạt động đã được nâng lên một tầm cao mới. Theo đó, Sacombank đã phân loại rủi ro môi trường trong quá trình hoạt động, xây dựng các nguyên tắc và các biện pháp triển khai cho chính sách môi trường. Đặc biệt, Sacombank đã đưa ra các tiêu chí cụ thể trong việc kết hợp bảo vệ môi trường vào hoạt động tín dụng. Sacombank yêu cầu đánh giá môi trường đối với tất cả các khoản vay thuộc đối tượng phải có đánh giá. Quy trình đánh giá môi trường của

TRÁCH NHIỆM VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

Chính sách môi trường và quan điểm “ Tín dụng xanh “ Cam kết đồng hành cùng cộng đồng

Bằng khen, giải thưởng tiêu biểu trong năm 2009

111

Sacombank bắt đầu ngay khi các dự án tiềm năng do Sacombank tài trợ được xác định. Các khách hàng của Sacombank có trách nhiệm thực hiện đánh giá môi trường theo yêu cầu của Sacombank và theo quy định của pháp luật đồng thời có trách nhiệm thực hiện theo khuyến cáo đánh giá môi trường. Bên cạnh danh mục 12 ngành nghề loại trừ không cấp phát tín dụng, Sacombank cũng đã căn cứ vào bốn nhân tố gồm: lĩnh vực kinh doanh, địa bàn hoạt động, tính nhạy cảm và phạm vi tác động để chia các dự án đầu tư theo ba cấp độ. Đó là các dự án loại A có độ rủi ro môi trường cao, dự án loại B có rủi ro trung bình và dự án loại C có khả năng tác động thấp nhất đến môi trường. Sacombank cũng sẽ tham gia giám sát việc triển khai các biện pháp giảm thiểu rủi ro môi trường đã được thỏa thuận với khách hàng nhằm giảm tối thiểu các ảnh hưởng của dự án đến môi trường – xã hội.

Với sự đầu tư nghiên cứu và xây dựng các hệ thống chính sách quản lý môi trường xã hội được thiết lập, cùng với kế hoạch triển khai các gói tín dụng xanh trên phạm vi toàn hệ thống, Sacombank đang thể hiện những nỗ lực hướng đến một Ngân hàng Xanh.

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên 2009 Sacombank (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)