Rủi ro kiểm toán là những rủi ro ảnh hưởng bất lợi tới KTV hay ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty khi chấp nhận một KH mới hay tiếp tục một
KH cũ. Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng đều có rủi ro, do vậy các KTV cần phải đánh giá rủi ro một cách thận trong khi chấp nhận KH. Việc đánh giá này chủ yếu mang tính xét đoán nghề nghiệp. Do vậy, Ban Giám đốc sẽ cử một thành viên của Ban Giám đốc (Phó Giám đốc) là người có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro kiểm toán và xem xét khả năng chấp nhận KH.
Dựa trên cơ sở thông tin chung như: lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, khả năng tài chính, môi trường hoạt động, tính liêm chính của Ban Giám đốc Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tổng quát (Bảng số 7), KTV tiến hành chấm điểm và tiến hành xếp loại KH theo 3 cấp độ như sau:
• KH có mức độ rủi ro ở mức thông thường (tương ứng với số điểm <50). Đặc điểm của KH này là:
- Hoạt động của DN qua các năm đứng vững và có chiến lược cũng như khả năng phát triển dài hạn.
- DN có hệ thống tài chính và hệ thống KSNB hiệu quả. - Chính sách kế toán và nhân sự ít có sự thay đổi
- BCTC luôn được tuân thủ về nguyên tắc và thời gian
- Bộ phận quản lý của DN có năng lực chuyên môn, chính trực, có sự hiểu biết về tình hình kinh doanh và hợp nhất trong các quyết định của Ban Giám đốc.
• KH có rủi ro ở mức độ kiểm soát được (tương ứng với số điểm nhỏ hơn 380 và lớn hơn 50). Tuy nhiên, việc đánh giá về KH phụ thuộc rất nhiều vào thực tế và khả năng suy đoán dựa trên sự xét đoán tổng thể và kinh nghiệm của KTV.
Nếu KH được đánh giá ở trong hai mức rủi ro trên thì Công ty chấp nhận KH này.
• KH có rủi ro ở mức cao (tương ứng với số điểm >380): Đây là những KH có khả năng gây ra tổn thất cho hãng kiểm toán hoặc làm mất uy tín của hãng kiểm toán.
Đối với hai công ty đang xem xét:
Công ty ABC chuyên kinh doanh tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng. Ngoài ra, Công ty còn mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình như làm đại lý ký gửi, mua bán và vận chuyển hàng hoá, đại lý rượu bia, giải khát, sản xuất lắp ráp đồ gia dụng.
Hiện nay, Công ty đã có được uy tín trên thị trường và do đó thị trường của công ty ngày càng được mở rộng. Công ty có 3 chi nhánh ở Hà Nội, các chi nhánh ở Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Vốn điều lệ của Công ty là 30 tỷ đồng.
Lực lượng lao động lớn: khoảng trên 200 nhân viên chưa kể thuê ngoài. Trong những năm qua, Công ty ABC không ngừng phát triển, doanh thu tăng qua các năm, thương hiệu công ty được khẳng định. Tuy nhiên những năm trước Công ty chưa thực hiện kiểm toán BCTC.
Qua việc xem xét BCTC của công ty A cùng với những kỹ năng, tìm hiểu nghành nghề kinh doanh, quan sát công ty, phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc Công ty ABC để xem xét tính liêm chính của Ban Giám đốc đồng thời nhận diện lý do kiểm toán của công ty AASC, Chủ nhiệm kiểm toán nhận định:
- Công ty TNHH ABC hoạt động có lãi và đang có sự phát triển bền vững, mở rộng về mặt hàng và thị trường kinh doanh.
- Ban giám đốc có năng lực chuyên môn, có sự nắm rõ về tình hình tài chính và lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Như vậy, qua xem xét tông thể cho thấy rằng không có yếu tố nào ảnh hưởng đến tính liên tục hoạt động của Công ty tính đến thời điểm kiểm toán.
Với nhận định trên, cùng với sự phân tích, Chủ nhiệm kiểm toán hoàn thành bảng câu hỏi được xây dựng sẵn để đưa ra kết quả đánh giá rủi ro tổng quát. Chủ nhiệm kiểm toán phải xét được tầm quan trọng của các vấn đề ảnh hưởng tới BCTC. Rủi ro cao nhất ứng với số điểm là 380 và thấp nhất là 0. Số điểm của từng câu trả lời tương ứng với tầm quan trọng của các thông tin được đưa ra.
Đối với công ty Cổ phần XYZ: là một DNNN chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội.
Nhà nước sở hữu khoảng 30% vốn, còn lại là vốn cổ đông khác.
Hiện nay, Công ty đã được mở rộng với khoảng 500 lao động và bộ phận quản lý được tổ chức gọn nhẹ theo hướng chuyên môn hoá.
Công ty có các đại lý và cửa hàng trên cả nước với ngành nghề chính là sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, phục vụ sức khoẻ cho con người. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất mỹ phẩm, dược liệu, tinh dầu, nhập khuẩ nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
Những năm trước, Công ty đã từng là KH của AASC. Do đó, việc tìm hiểu tương đối nhanh hơn thông qua hồ sơ chung được lập và liên hệ với KTV tiền nhiệm. Kết quả đánh giá rủi ro kiểm toán tổng quát của Công ty XYZ được lưu trong hồ sơ chung cùng những cập nhật mới. Bảng kết quả tóm lược về đánh giá rủi ro kiểm toán của hai công ty như sau:
Bảng 2.1. Bảng kết quả đánh giá rủi ro tổng quát
Tên KH Công ty ABC Công ty XYZ
Tổng số điểm 100/380 150/380
1. Lĩnh vực hoạt động
kinh doanh Kinh doanh Gas, khí đốt
SXKD thuốc, cho thuê kho bãi, nhà xưởng 2. Tình hình sở hữu Công ty TNHH Công ty Cổ phần (30%
vốn Nhà nước) 3. Chính sách kế toán
của công ty
Thống nhất theo quy định của Bộ tài chính và tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
Thống nhất theo quy định của Bộ tài chính và tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
4. Cơ cấu quản lý Được tổ chức tốt Được tổ chức tốt 5. Hệ thống KSNB của
công ty xét trên khía cạnh chung nhất
Chưa hợp lý Hợp lý
6. Quy mô KH Doanh thu của công ty 245.752.512.068 đồng
Tổng tài sản ban đầu 13.900.000.000 đồng 7. Mức độ các khoản nợ
và khả năng tăng trưởng Trung bình Thấp 8. Quan hệ của công ty
và KTV Tốt Tốt
9. Khả năng công ty báo cáo sai các kết quả tài chính và tài sản ròng
Thấp Thấp
10. KH có ý định lừa dối KTV
Cung cấp đầy đủ thông tin yêu cầu của KTV
Cung cấp khá đầy đủ thông tin yêu cầu của KTV
11. Mức độ chủ quan
trong xác định kết quả Thấp Trung bình
12. Năng lực của Ban Giám đốc điều hành và Giám đốc tài chính
Tương đối phù hợp với yêu cầu hoạt động của công ty
Chưa phù hợp với yêu cầu hoạt động của công ty
13. Khả năng KH bị
về liên tục hoạt động Kết luận:
- Công ty TNHH ABC thuộc nhóm KH có rủi ro ở mức thông thường. - Công ty CP XYZ vào nhóm KH có mức rủi ro có thể kiếm soát được. Do đó Chủ nhiệm kiểm toán chấp nhận kiểm toán cho cả hai KH.