Vận dụng chế độ chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính tại Công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất và thương mại Thái Hoà - Hà Nội (Trang 49 - 54)

Công ty TNHH Thái Hòa.

Chế độ chứng từ kế toán: Hệ thống kế toán Công ty đang áp dụng theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính, gồm có hai loại là chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn. Đồng thời trên cơ sở đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý, kế toán của Công ty đã xây dựng lên quy trình lập, phê duyệt và luân chuyển chứng từ phù hợp với từng phần hành kế toán.

Các chứng từ kế toán của từng phần hành mà Công ty đang sử dụng đ ược trình bày trong phụ lục 2.

Chế độ tài khoản kế toán: Căn cứ Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính và đặc điểm kinh doanh của Công ty. Vì vậy Phòng Kế toán của Công ty đã đề xuất xây dựng hệ thống tài khoản kế toán sử dụng phù hợp với hoạt động kinh doanh sản xuất và xuất khẩu của Công ty nói chung và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty.

Hệ thống tài khoản của công ty được chi tiết 4 chữ số, được trình bày trong phụ lục số 3.

Chế độ sổ sách kế toán: Trước năm 2002 doanh nghiệp sử dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ phục vụ hạch toán kế toán. Nhưng từ năm 2002, do nghiệp vụ phát sinh nhiều, doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng phần mềm kế toán do Phòng Thưng mại Công nghiệp Việt Nam cung cấp, đồng thời chuyển sang hình thức sổ Nhật ký chung để hạch toán nhằm phù hợp với hệ thống kế toán máy cũng như thuận tiện hơn cho công tác kế toán.

Với hình thức sổ Nhật ký chung, tại Công ty Thái Hoà ngoài sổ tổng hợp là Nhật ký chung, với mỗi phần hành kế toán riêng còn sử dụng một hệ thống sổ cái, sổ tổng hợp chi tiết và sổ chi tiết riêng. Và riêng hai phần hành là kế toán tiền mặt và kế toán tiêu thụ còn được theo dõi thông qua sổ Nhật ký đặc biệt.

Chế độ báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính do Công ty lập căn cứ theo quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và hướng dẫn theo thông tư 23/2005/TT-BTC. Cuối niên độ kế toán năm Công ty lập và sử dụng 4 Báo cáo Tài chính là Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính của Công ty sau khi được kiểm toán được gửi đến các cơ quan theo đúng quy định.

2.1.3.3. Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Thái Hòa

Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty được xây dựng theo trình tự chung của hình thức Sổ Nhật ký chung và yêu cầu quản lý của kế toán.

Nhờ sử dụng phầm mềm kế toán trong hạch toán, công việc ghi sổ kế toán được tiến hành đơn giản và thuận tiện hơn. Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ chứng từ gốc kế toán tập hợp và phân loại theo từng phần hành, kiểm tra ban đầu về các quy định ghi chứng từ. Dữ liệu kế toán sẽ được vào máy theo từng phần hành riêng biệt. Từ dữ liệu ban đầu chương trình sẽ tự động quản lý vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp theo trình tự ghi sổ, cuối kỳ sau khi kiểm tra tính cân đối và thực hiện các bút toán cuối kỳ cũng như bút toán điều chỉnh, kế toán chạy chương trình lập các Báo cáo tài chính.

Toàn bộ quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung tại Công ty Thái Hòa được mô tả qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3 : Trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp

Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát

sinh

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ kế toán chi tiết

Sổ cái Nhật ký chung

Chứng từ gốc

Chú thích:

Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ (tháng, quý) : Quan hệ đối ứng :

2.2. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÁI HOÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÁI HOÀ 2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất tại công ty

TNHH Thái Hoà.

2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty Thái Hòa tiêu hao lao động sống và lao động vật hóa của mình. Hao phí lao động sống đó là tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Hao phí về lao động vật hóa đó là các khoản hao phí cho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất, khấu hao tài sản cố định…

2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất

Để thuận tiện cho quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, Công ty TNHH Thái Hòa tiến hành phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành (hay theo công dụng và mục đích của chi phí phát sinh). Theo cách phân loại này Công ty xác định các chi phí giống nhau về công dụng và mục đích sử dụng để tập hợp vào một khoản mục giá thành. Đó là các khoản mục:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: đó là toàn bộ các chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ trực tiếp dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản phải trả, thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất như: Tiền lương, các khỏan bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Chi phí sản xuất chung là các chi phí sử dụng để phục vụ cho sản xuất, không trực tiếp tạo giá trị vật chất sản phẩm, nhưng tiêu hao tại phân xưởng. Đó là chi phí nguyên vật liệu, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất, và các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

2.2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, nơi phát sinh chi phí mà kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí.

Công ty TNHH Thái Hòa sản xuất sản phẩm trên cơ sở hợp đồng ký kết với khách hàng và các đối tác, đồng thời Công ty cũng sản xuất sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Vì vậy để tạo điều kiện cho công tác tính giá thành, kế toán tại công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí theo sản phẩm. Tức là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến chế tạo sản phẩm.

Tuy nhiên đặc điểm quan trọng nhất liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí là việc sản xuất các sản phẩm của Công ty được cụ thể theo từng chi nhánh và từng phân xưởng. Trong đó bốn chi nhánh đặt tại vùng nguyên liệu sẽ có nhiệm vụ thu mua và sản xuất đồng thời cà phê nhân Arabica và cà phê nhân Robusta. Riêng đối với hai phân xưởng Liên Ninh và Giáp Bát đặt tại Hà Nội, phân xưởng Liên Ninh sản xuất cà phê nhân Arabica, phân xưởng Giáp Bát sản xuất cà phê hòa tan. Vậy nên để tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh gắn với sản phẩm, kế toán tiến hành tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh tại phân xưởng sản xuất loại sản phẩm cần tập hợp chi phí.

Từ đối tượng tập hợp chi phí theo từng sản phẩm, tạo điều kiện quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất từ góc độ nhà quản lý cũng như người làm kế toán. Do đó để thuận tiện cho việc nghiên cứu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm em xin đi sâu nghiên cứu quá trình tập hợp chi phí tại phân xưởng sản xuất Liên Ninh sản xuất cà phê nhân Arabica, là mặt hàng chủ yếu của Công ty Thái Hòa.

2.2.2. Quy trình hạch toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Thái Hoà.

2.2.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất và thương mại Thái Hoà - Hà Nội (Trang 49 - 54)