Khái niệm về thương hiệu

Một phần của tài liệu Bài giảng- Phát triển sản phẩm thực phẩm pot (Trang 46 - 47)

4. Hình thức của SSOP

8.1.1. Khái niệm về thương hiệu

Thương hiệu chính là tên gọi sản phẩm tên Công ty, biểu tượng, màu sắc, trang trí ... đặc trưng, được thể hiện trên nhãn hiệu hàng hoá của một đơn vị sản xuất.

Tất cả các dấu hiệu đó của sản phẩm sẽ dễ dàng đi vào tâm trí khách hàng, giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm cần mua. Doanh nghiệp nào có ý thức quảng bá thương hiệu của mình thì hình ảnh, giá trị, uy tín và niềm tin đối với họ sẽ được củng cố và tăng mạnh sức cạnh tranh trên thị trường.

Ví dụ: Ở Việt Nam cũng đã có nhiều thương hiệu được khẳng định và nổi tiếng như: Đồng Tâm, Kinh Đô, Toàn Mỹ, Vinacafe, Vinamilk ...

Thương hiệu phải được đăng ký quyền bảo hộ và được bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

8.1.2. Tác dụng của thương hiệu

Thương hiệu có những tác dụng chính sau:

+ Thương hiệu giúp khách hàng lựa chọn những hàng hoá cần mua sắm, khách hàng biết được xuất sứ, yên tâm về chất lượng, tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin, giảm chi phí thông tin, khẳng định giá trị bản thân, giảm rủi ro trong tiêu thụ.

+ Thương hiệu là nguồn củng cố khả năng cạnh tranh, giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận.

+ Một khi doanh nghiệp đã hiểu được những yếu tố tạo nên sức mạnh của thương hiệu, thì doanh nghiệp sẽ biết cách sử dụng để tăng sức sống của thương hiệu và mở rộng thương hiệu ra thêm các sản phẩm mới hoặc thị trường mới một cách dễ dàng hơn.

8.1.3. Giá trị của thương hiệu

- Từ khả năng phân tích và dự báo nhu cầu thị trường dựa vào sức mạnh thương hiệu mà doanh nghiệp đề ra được những biện pháp tốt ngăn ngừa các nguy cơ tiềm ẩn của thị trường tiêu thụ.

- Những giá trị của sản phẩm, đó chính là giá trị tinh thần mà người tiêu dùng coi thương hiệu đó như là một biểu tượng.

- Khi đánh giá tài sản một doanh nghiệp thì thương hiệu là một yếu tố rất quan trọng. Ví dụ: năm 1982 Công ty Schweppes đã mua lại hãng Crusch từ P & G với giá 220 triệu USD, trong đó chỉ có 20 triệu USD dành cho giá trị cơ sở vật chất, còn 200 triệu USD là giá trị thương hiệu, chiếm 91%.

Hay hãng Nestle khi mua lại Công ty Rowntree đã chấp nhận tới 83% chi phí dành cho thương hiệu.

Bởi vậy, có thể nói thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng- Phát triển sản phẩm thực phẩm pot (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)