3 số đầu do tổ chức MSMV quốc tế cấp
5.5.2. Nội dung của NHHH
1- Tên hàng hoá
Do doanh nghiệp tự đặt, không được làm hiểu sai lệch về bản chất và công dụng của hàng ho. Trường hợp tên của thành phần được dùng làm tên hay một phần của tên hàng hoá thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.
- Đối với hàng hoá sản xuất trong nước thì ghi tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất đó.
- Hàng hoá được nhập khẩu và lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất và tên, địa chỉ của đơn vị nhập khẩu.
3- Định lượng hàng hoá
- Các đại lượng đo lường phải ghi theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.
- Các định lượng bằng số lượng phải ghi theo số đếm tự nhiên.
- Nếu có nhiều đơn vị hàng hoá thì phải ghi định lượng của từng đơn vị hàng hoá và định lượng tổng của các đơn vị hàng hoá.
4- Ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản
Phải ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm theo năm dương lịch. Mỗi số chỉ ngày, tháng, năm ghi bằng 2 chữ số và của một mốc thời gian ghi cùng 1 dòng.
5- Xuất xứ hàng hoá
Đối với hàng sản xuất và lưu thông trong nước đã có địa chỉ (ở mục 2) thì không phải ghi xuất xứ. Với hàng nhập khẩu thì ghi "sản xuất tại", "chế tạo tại" hay "xuất xứ".
6- Thành phần và thành phần định lượng
+ Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu, kể cả phụ gia dùng để sản xuất.
+ Ghi thành phần định lượng là ghi thành phần kèm theo định lượng của chúng.
Đối với thực phẩm phải ghi thành phần từ cao đến thấp về khối lượng. Các phụ gia phải ghi tên nhóm phụ gia, tên chất phụ gia, mã số quốc tế (nếu có). Nếu phụ gia là hương liệu hay tạo ngọt, tạo màu phải ghi thêm đó là chất "tự nhiên" hay "tổng hợp".
7- Thông số kỹ thuật, thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn: Mục này chủ yếu dành cho các sản phẩm là hàng điện, điện tử, thuốc chữa bệnh, vac xin, sinh phẩm y tế ...
CHƯƠNG 6