Các nguồn của Silic vô cơ trong biển

Một phần của tài liệu Hóa học biển (Trang 120)

L ỜI GIỚI THIỆ Ụ

5.3.2Các nguồn của Silic vô cơ trong biển

Trong biển, các nguồn làm tăng và giảm nồng độ Silic cũng tương tự như đối với Phốt Phát, đó là bị thực vật hấp thụ trong quá trình quang hợp, được tái sinh trực tiếp từ các hoạt động hô hấp, bài tiết của sinh vật, được tái sinh gián tiếp từ quá trình phân huỷ và khoáng hoá tàn tích hữu cơ ở các lớp nước sâu và đáy và được bổ sung từ dòng lục địạ Quá trình tái sinh gián tiếp Silíc xảy ra thường nhanh hơn so với tái sinh Nitơ và Phốtpho vì sau khi động vật ăn khuê tảo chết đi, vỏ Silíc dễ dàng bị tách khỏi xác của chúng. Nhưng chuyển Silíc thành dung dịch phân tử đòi hỏi khoảng thời gian nhất định.

Ngoài các nguồn như đã nêu, trong biển Silic còn có những nguồn riêng của mình, đó là: hoà tan các khoáng chất lơ lửng, các nham thạch ở đáy và bờ biển, bờ đảo, hoà tan các bộ xương và các lớp vỏ silic của xác sinh vật; Silic có thể bị hấp phụ bởi các vật lơ lửng trong nước biển và do đó bị lắng đọng theo chúng xuống các lớp nước sâu và đáỵ

Trong nước biển, mặc dù Silic tồn tại với nồng độ khá lớn (từ vài chục tới vài nghìn mgSi/m3) song giá trị này còn nhỏ hơn nhiều so với độ hoà tan của nó. Vì vậy nước biển không thể bão hoà các ion Silicat và do đó không thể có kết tủa Silic bằng con đường hoá học. Tuy vậy lượng Silíc được tách khỏi nước biển và đi vào trầm tích khá lớn. Điều này chính do các vật thể khác nhau có mang Silic chìm lắng xuống đáy biển. Ví dụ, bùn khuê tảo chiếm tới 10% diện tích đại dương thế giớị

Một phần của tài liệu Hóa học biển (Trang 120)