Vai trò của cách ợp chất dinh dưỡng Phốtpho vô cơ hoà tan trong

Một phần của tài liệu Hóa học biển (Trang 103 - 104)

L ỜI GIỚI THIỆ Ụ

5.1.2 Vai trò của cách ợp chất dinh dưỡng Phốtpho vô cơ hoà tan trong

tan trong nước biển

Phốtpho là một nguyên tố dinh dưỡng quan trọng, có trong thành phần của ATP (Adennozin Triphotphat) và TPN-H (Triphotpho peridin nucleotit), đó là các hợp chất hữu cơ tích trữ được nhiều năng lượng dinh dưỡng. Các chất này chỉ được hình thành trong cơ thể khi sinh vật sử dụng Phốtphọ

Cũng như một số chất vô cơ khác, Phốtpho trong biển có sự vận chuyển tuần hoàn từ môi trường vào sinh vật rồi lại trở lại môi truờng tạo nên chu trình Phốtphọ Cụ thể, khi Phốtpho vô cơ ở dạng các Phốt phát có trong môi trường được thực vật sử dụng vào quang hợp, nó đã được chuyển hoá thành Phốtpho liên kết trong tế bào thực vật (nằm chủ yếu ở cấu trúc ATP và TPN-H), tiếp đó được chuyển hoá thành Phốtpho liên kết trong tế bào các động vật từ bậc thấp tới bậc cao trong chuỗi

thức ăn ở biển. Khi các sinh vật chết đi, Phốtpho được chuyển hoá thành dạng liên kết lơ lửng, để rồi nhờ quá trình phân huỷ và khoáng hoá, Phốtpho vô cơ (các Phốt phát) được tái phục hồi cho môi trường.

Mức độ và cường độ sử dụng Phốtpho vô cơ có trong môi trường nước biển của các dạng thực vật là rất khác nhau, phụ thuộc vào nhiều điều kiện sinh học, sinh thái học và môi trường như sinh vật lượng, tính chất thành phần loài, kích thước cá thể, nhiệt độ môi trường, cường độ chiếu sáng... và do vậy có liên quan tới rất nhiều yếu tố hải dương. Tuy nhu cầu Phốtpho của các sinh vật biển nói chung không nhiều như nhu cầu đối với Nitơ và Silic (kém Nitơ khoảng 7 lần, kém Si lic khoảng 32 lần) nhưng Phốtpho lại dễ trở thành yếu tố giới hạn quang hợp bởi nồng độ các Phốt phát trong nước biển quá nhỏ bé, thậm chí có lúc không thoả mãn nhu cầu của quang hợp. Khi quang hợp phát triển mạnh, nồng độ các Phốt phát có thể giảm đến 0 sẽ dẫn đến hiện tượng quang hợp tạm ngừng lạị Cho đến khi Phốt phát được tái phục hồi (hoặc được bổ sung từ một nguồn nào đó), quang hợp lại tiếp tục phát triển ở một chu kỳ mớị

Hútchinsơn (1957) khi đề cập đến vai trò của Phốtpho trong biển đã nói: “Trong số tất cả các nguyên tố có mặt trong cơ thể sống thì Phốtpho chắc chắn có ý nghĩa sinh thái hơn, bởi vì tỷ lệ khối lượng của nó so các nguyên tố khác có trong cơ thể thường cao hơn rất nhiều so với cũng tỷ lệ ấy trong các nguồn mà từ đó các sinh vật chọn được các nguyên tố cần thiết. Rõ ràng rằng sự thiếu hụt Phốtpho trong môi trường đã hạn chế sức sản xuất sơ nhiều hơn so với sự thiếu hụt bất kỳ một chất nào, loại trừ nước”.

Như vậy, giữa Phốt phát và thực vật phù du biển có mối quan hệ rất chặt chẽ. Mối quan hệ này là cơ sở cho việc đánh giá khối lượng chất hữu cơ được thành tạo trong quá trình quang hợp (năng suất sơ cấp - primary productivity), đó là một thông số quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng nguồn lợi sinh vật của vùng biển.

Một phần của tài liệu Hóa học biển (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)