Các nhân tố ảnh hưởng đến độ muối nước biển

Một phần của tài liệu Hóa học biển (Trang 47 - 49)

L ỜI GIỚI THIỆ Ụ

2.2.3Các nhân tố ảnh hưởng đến độ muối nước biển

Các nhân tố làm giảm độ muối nước biển

Các quá trình và nhân tố làm giảm độ muối thể hiện sự tác động của chúng theo hướng pha loãng nước biển, bao gồm mưa và tuyết rơi trên đại dương, dòng nước từ lục địa đổ ra biển và băng tuyết tan. Trong số các nhân tố này, mưa và tuyết rơi trên mặt đại dương có ý nghĩa hơn cả, dòng nước từ lục địa chỉ có ý nghĩa ở vùng biển ven bờ, băng tuyết tan có ý nghĩa ở các vùng biển vĩ độ caọ

Nước mưa và tuyết rơi trên mặt các đại dương và biển có độ khoáng rất thấp, thường không vượt quá 0,03%o và thực tế được coi là nước ngọt. Đây là nhân tố có ý nghĩa nhất làm giảm độ muối lớp nước

mặt các đại dương và biển. Hàng năm, lượng nước mưa và tuyết rơi trên mặt đại dương thế giới vào khoảng 411000 km3, có thể phủ một lớp dầy gần 1200mm nếu không bốc hơị Tuy nhiên, lượng nước này phân bố không đều theo không gian và thời gian phụ thuộc vào vĩ độ địa lý và điều kiện khí hậu từng vùng đã dẫn đến hiện tượng nước bề mặt đại dương có nơi, có lúc bị pha loãng nhiều, ít khác nhaụ

So với nước biển, dòng nước từ lục địa đổ ra có độ khoáng rất thấp và được xem là nước ngọt hoặc ngọt-lợ. Theo giá trị độ khoáng, các sông trên thế giới được chia thành 4 bậc: bậc 1 có độ khoáng dưới 0,2%o, bậc 2 từ 0,2 đến dưới 0,5%o, bậc 3 từ 0,5 đến dưới 1%o và bậc 4 từ 1%o trở lên. Phần lớn các sông trên thế giới có độ khoáng thuộc bậc 1 và 2, rất ít các sông bậc 3, rất hiếm các sông bậc 4. .

Hình 2.1: Ảnh hưởng của thuỷ triều đến các đặc trưng dòng chảy tại cửa sông Thái Bình trong ngày 24-8-1996 (kết quả tính toán bằng chương trình WASP5 của Đoàn Bộ)

Khối lượng nước do các dòng sông của hành tinh mang ra biển không lớn lắm, khoảng 35,56 nghìn km3/năm (xem bảng 1.8, chương 1), chỉ chiếm 0,0026% so với khối lượng nước khổng lồ của đại dương thế giới (khoảng 1370,32 triệu km3) nên khả năng pha loãng nước đại dương bởi các dòng sông là không đáng kể. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các dòng sông đến sự giảm độ muối lại rất đáng kể ở vùng biển ven bờ, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Cường độ tác động của nhân tố này phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện khí hậu, thời tiết và chế độ thuỷ văn của các sông, có liên quan chặt chẽ với các điều kiện địa lý khu vực. Ngoài ra, vai trò của

0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 0 h , 2 4 -8 2 4 6 8 1 0 1 2 1 4 1 6 1 8 2 0 2 2 0 h , 2 5 -8 V ,H 0 2000 4000 6000 M ù c n−í c H (m ) T è c ® é V (m / s) L−u l−î n g Q (m 3 / s) Q

các quá trình động lực ở vùng biển ven bờ, đặc biệt là thuỷ triều cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc làm tăng cường hay hạn chế tác động của dòng nước từ lục địa đổ ra biển. Ví dụ, dòng nước từ sông Thái Bình đổ ra biển đã bị cản trở khi triều lên nhưng nó lại được tăng cường khi triều xuống (hình 2.1)

Các nhân tố làm tăng độ muối nước biển

Các quá trình và nhân tố làm tăng độ muối thể hiện sự tác động của chúng theo hướng cô đặc nước biển, bao gồm bốc hơi trên mặt đại dương và thải muối ra trong quá trình nước biển đóng băng. Trong số các nhân tố này thì bốc hơi trên mặt đại dương có ý nghĩa hơn cả, quá trình đóng băng của nước biển chỉ có ý nghĩa ở các vùng vĩ độ caọ Ngoài ra, quá trình hoà tan (bổ sung) muối vào dung dịch, bao gồm hoà tan đất đá ở bờ, đáy biển hoặc sự thâm nhập của vật chất vào biển từ khí quyển, từ các hoạt động kiến tạo ngầm dưới đáy biển cũng có thể làm tăng độ muối, song chỉ có ý nghĩa địa phương.

Nước bốc hơi từ mặt các đại dương và biển có độ khoáng không đáng kể, gần như nước tinh khiết. Đây là nhân tố có ý nghĩa nhất làm tăng độ muối lớp nước mặt các đại dương và biển. Hàng năm, lượng nước bốc hơi từ bề mặt đại dương vào khoảng 450000 km3 đã bỏ lại khoảng 15,75 nghìn tỷ tấn muốị Lượng nước bốc hơi này phân bố không đều theo không gian và thời gian phụ thuộc vào vĩ độ địa lý và điều kiện khí hậu từng vùng đã dẫn đến hiện tượng nước bề mặt đại dương có nơi, có lúc bị cô đặc nhiều, ít khác nhaụ

Một phần của tài liệu Hóa học biển (Trang 47 - 49)