10. Động lực học tập và động cơ học tậ p
1.2. Động lực học tập nói chung và động lực học tiếng Anh
Vấn đề động lực học tập người học đã được nghiên cứu rất nhiều, hình thành nên một hệ thống lý thuyết vững chắc và ứng dụng vào giảng dạy từ lâu
trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, cho đến nay, số lượng bài nghiên cứu
về chủ đề này chưa được nhiều và bao quát hết các khía cạnh của nó.
Donald Clark (2007) trong một tài liệu có chủ đề trò chơi (game),
động lực và học tập bàn về sự phổ biến của trò chơi, lý giải tại sao mọi người đều thích trò chơi, ông cho rằng nên đưa trò chơi vào giáo dục để làm cho học
sinh say mê. Trò chơi có thể là giải pháp tốt nhất cho trình trạng chán học.
Trò chơi là yếu tố tạo nên động lực bên trong (intrinsic motivation). Những
trò chơi thích hợp cùng với thuyết động lực cho thấy bảy thành phần chính có
thể tạo nên những thành công từ động lực. Đó là những yếu tố bên trong, sự
tự do, tự tin, thử thách, phản hồi, mục tiêu, xã hội. Ông đưa ra các kết quả
30
động cơ học tập của người học, còn ông cho thấy rằng trò chơi cũng có thể
tạo nên bảy yếu tố này trong người chơi. Đó là lý do tại sao ông nhận định trò
chơi có thể tăng động lực học tập nếu được đưa vào trong môi trường giảng
dạy. Tác giả gợi mở những triển vọng giáo viên có thể tăng động lực học tập
nếu họ sử dụng trò chơi trong giảng dạy.
Junko Matsuzaki Carreira (2006) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa động cơ học tiếng Anh và sự hồi hộp đối với ngoại ngữ trong sinh viên Nhật
Bản. Nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi liệu sinh viên có động cơ học tập tiếng
Anh cao thì có mức độ hồi hộp thấp hơn, loại động cơ nào có thể giúp tiên
đoán mức độ hồi hộp ở sinh viên nhất. Khách thể nghiên cứu là 91 sinh viên
năm hai học chuyên ngành tiếng Anh ở một trường đại học tư thục dành riêng cho phụ nữ tại Nhật Bản. Công cụ thu thập dữ liệu là hai bảng hỏi về động cơ
học tiếng Anh (22 câu) và sự hồi hộp khi học ngoại ngữ (18 câu). Kết quả
nghiên cứu cho thấy chỉ có một biến động cơ thoả mãn tri thức và lý do thực
tiễn có mối liên hệ với sự hồi hộp. Các sinh viên có lý do thực tiễn và sự thoả
mãn tri thức khi học tiếng Anh có xu hướng ít hồi hộp hơn khi học ngoại ngữ.
Tác giả trình bày sự hồi hộp có thể ngăn trở quá trình học tiếng Anh nên đề
xuất những biện pháp đề nghị giáo viên quan tâm và bổ trợ tài liệu, biện pháp
làm giảm sự hồi hộp của người học bằng cách giúp sinh viên hiểu hơn về
những lý do thực tiễn và sự thoã mãn tri thức khi học tiếng Anh.
Trong nghiên cứu về động lực học tiếng Anh và sự khác biệt tuổi tác-
trường hợp của người nhập cư Trung Quốc đại lục vào Hồng Kông, Ruth M.
H. Wong (2008) tìm hiểu mối quan hệ giữa tuổi và động lực học tiếng Anh sẽ
mang lại những đề xuất khoa học cải tiến giảng dạy và học tập tiếng Anh,
31
mới. Dữ liệu được thu thập dựa trên một bảng hỏi có 55 câu và phỏng vấn bán