Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

Một phần của tài liệu Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (Trang 46 - 50)

- Giá vàng tăng, thị trường chứng khoán, bất động sản ảm đạm làm giảm cơ hội đầu tư sinh lời của các doanh nghiệp bảo hiểm, thậm chí gây khó khăn vì phải trích lập dự phòng giảm

8 Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

8.2 Vị thế của Công ty trong ngành

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm SHB-Vinacominđược xây dựng và phát triển với mục tiêu trở thành một thương hiệu uy tín hàng đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác, là niềm tự hào của đội ngũ cán bộ nhân viên, từng bước mang lại thành công trên cơ sở bền vững và chuyên nghiệp.

SVIC cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ hiện có trên thị trường bao gồm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm hàng hoá,... SVIC phục vụ mọi đối tượng khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, bao gồm các dự án đầu tư, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hiệp hội, tổ chức và các khách hàng cá nhân.Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng “Con người là tài sản lớn nhất của công ty” vì vậy ngay từ đầu SVIC đã tập trung phát triển mạng lưới, chú trọng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, thường xuyên quan tâm và có hình thức phù hợp để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBNV trong toàn hệ thống. Cho đến nay SVIC đã phát triển đượchệ thống mạng lưới chi nhánh tại nhiều tỉnh thành, với 317CBNV trong đó có hơn 70% có trình độ đại học trở lên, tuyển dụng và đào tạo được trên 1160 đại lý bảo hiểm.

Mặc dù ra đời muộn so với các công ty bảo hiểm khác, nhưng SVIC đã tạo cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường bảo hiểm Việt nam. Năm 2011, doanh thu thị trường bảo hiểm đạt 20.551 tỷ đồng, tăng trưởng 20,5% so với năm 2010, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đạt doanh thu 18.481 tỷ đồng, tăng trưởng 17,56%, các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài đạt doanh thu 2.013 tỷ đồng, tăng trưởng 55,23%. Giá trị bồi thường đạt 8.785 triệu đồng, bằng 42,7% doanh thu, tăng 5,3% so với tỷ lệ bồi thường năm 2010 (37,5%). Về phía SVIC, tổng doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 326,7 tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch, tăng trưởng 15% so với năm 2010. Trong đó doanh thu bảo hiểm gốc đạt 312 tỷ đồng, tăng trưởng 14%. SVIC đứng vị trí thứ 14/29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ về doanh thu, chiếm 1,5% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ.

Bảng 20: Doanh thu – bồi thường bảo hiểm gốc toàn thị trường năm 2011 Stt Doanh nghiệp DT gốc (tr.đ) Thị phần Tăng trưởng Bồi thường (tr.đ) Tỷ lệ bồi thường 1 Bảo Việt 4.877.259 23,7% 16,2% 2.472.486 50,7% 2 PVI 4.241.086 20,6% 20,8% 934.811 22,0% 3 Bảo Minh 2.128.732 10,4% 7,1% 1.598.564 75,1% 4 PJICO 1.887.781 9,2% 18,6% 805.514 42,7% 5 PTI 1.069.810 5,2% 56,3% 505.555 47,3% 6 BIC 623.821 3,0% 23,4% 353.406 56,7% 7 VNI 592.771 2,9% 22,8% 236.024 39,8% 8 GIC 481.183 2,3% 29,3% 133.123 27,7% 9 AAA 463.456 2,3% 21,5% 212.645 45,9% 10 Samsung Vina 439.143 2,1% 113,2% 108.501 24,6% 11 MIC 430.848 2,1% 3,9% 183.501 42,6% 12 ABIC 407.887 2,0% 6,2% 156.859 38,5% 13 Liberty 402.052 2,0% 69,2% 224.461 55,8% 14 SVIC 312.056 1,5% 13,3% 106.105 34% 15 Bảo Long 306.091 1,5% -19,4% 165.843 54,2% 16 VASS 292.257 1,4% 2,0% 91.908 31,4% 17 Chartis 255.877 1,2% 24,6% 69.491 27,2% 18 BVTM 248.311 1,2% 24,3% 121.634 49,0% 19 MSIG 246.897 1,2% 42,7% 53.276 21,6% 20 Xuân Thành 192.481 0,9% 130,8% 40.935 21,3% 21 DN khác 651.536 3,17% 210.796 32,3% Tổng 20.551.326 100,0% 20,5% 8.785.092 42,7% Nguồn: SHS research Biểu đồ13: Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam năm 2011

Với ưu thế có cổ đông gồm các Tập đoàn lớn như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, Tập đoàn T&T, Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội, trong các năm qua, SVIC đã tập trung khai thác triệt để hệ thống khách hàng này. Sự tham gia và cam kết của các cổ đông đã tạo ra một đòn bẩy mạnh mẽ, tạo ra nền móng cho sự phát triển, đi lên của một thương hiệu đầy triển vọng của thị trường bảo hiểm Việt Nam – SVIC. Đồng thời SVIC không ngừng quảng bá, xây dựng hình ảnh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và đã thu hút được đáng kể hệ thống khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức có uy tín khác và đặc biệt là hệ thống khách hàng lẻ trên toàn quốc.

Với ưu thế là một doanh nghiệp trẻ, đi tắt đón đầu các công nghệ mới phục vụ công tác quản lý, khai thác bảo hiểm. Đồng thời với phương châm đặt hiệu quả lên hàng đầu, bằng cách tập trung khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm có hiệu quả cao, hạn chế khai thác các nghiệp vụ kém hiệu quả, sẽ hứa hẹn một kết quả kinh doanh tốt hơn cho SVIC trong tương lai.

8.3 Triển vọng phát triển của ngành

Theo báo cáo của Công ty Cung cấp Dịch vụ Tư vấn và Nghiên cứu Thị trường toàn cầu (RNCOS) công bố nêu rõ bất chấp khủng hoảng tài chính thế giới, ngành bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển với tốc độ tăng trưởng hàng năm có thể lên tới 25% trong giai đoạn năm 2009 - 2013. Bên cạnh đó, theo thỏa thuận khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam sẽ hoàn toàn mở cửa lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một trong những yếu tố khiến thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hứa hẹn tiềm năng phát triển trong thời gian tới.

Biểu đồ 14: Tổng phí toàn thị trường bảo hiêm Việt Nam giai đoạn 2005-2011 (Đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn năm 2011 - 2020 và kế hoạch phát triển giai đoạn năm 2011 - 2015. Theo đánh giá chung của Cục quản lý và giám sát bảo hiểm, Bộ tài chính, năm 2011 được đánh giá là năm khó khăn đối với kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, với nỗ lực của toàn ngành bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao, ổn định và an toàn, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Tổng

doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm ước đạt 36.327 tỷ đồng, tăng khoảng 18% so với năm 2010, gấp khoảng 3 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2011. Số liệu từ Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cũng cho thấy, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 21.500 tỷ đồng, tăng 25% so với 2010, tốc độ tăng trưởng có giảm hơn 3% so với 2010. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 17% so với 2010, tốc độ tăng trưởng cao hơn 2% so với 2010. Năm 2011, toàn ngành bảo hiểm đã đầu tư ước đạt trên 100.000 tỷ đồng bằng vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ vào nền kinh tế quốc dân và càng thể hiện rõ hơn vai trò tài chính thu hút nguồn vốn phát triển kinh tế xã hội. Bảo hiểm phi nhân thọ đã giải quyết bồi thường ước đạt 8.000 tỷ đồng khắc phục tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra cho người tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 5.500 tỷ đồng cho người bị tai nạn, ốm đau, tử vong và đáo hạn hợp đồng, chấm dứt hợp đồng trước hạn. Toàn ngành bảo hiểm có lợi nhuận trước thuế ước đạt trên 10.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 2.500 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và gần 2.000 tỷ đồng thuế VAT.

Ngày 15/02/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về kinh doanh bảo hiểm và từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia trong khu vực; nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm;phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành đạt chuẩn mực quốc tế, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh tích cực trên thị trường trong nước và khu vực; khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, bảo đảm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa đạng của các tổ chức và cá nhân; tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là đối tượng có thu nhập thấp được tham gia bảo hiểm...Để cụ thể hóa các mục tiêu kể trên, Thủ tướng Chính phủ cũng đặt ra một số chỉ tiêu phát triển như: Tổng doanh thu toàn ngành đến 2020 đạt 3 - 4% GDP; quy mô các quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm tăng gấp 4,5 lần và đóng góp vào ngân sách Nhà nước gấp 04 lần so với năm 2010.

Có thể thấy, ngành bảo hiểm nói chung và ngành bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng được đánh giá là một trong những ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt trong trung và dài hạn. Cụ thể:

- Những chuyển biến tích cực của các nền kinh tế sẽ tạo điều kiện cho sự phục hồi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, phí bảo hiểm sẽ tăng mạnh hơn đặc biệt là ở các thị trường bảo hiểm mới như Châu Á, Châu Mỹ Latin và ở một số nghiệp vụ bảo hiểm như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm kỹ thuật...

- Nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo hiểm ngày càng lớn do nhận thức về sản phẩm bảo hiểm được nâng cao và mức thu nhập trung bình của người dân ngày càng được cải thiện. Theo dự đoán của hãng nghiên cứu Business Monitor International (BMI) thì mức tăng trưởng bình quân của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong 5 năm tới là 18%/năm.

- Cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ gia tăng khi mà số lượng các công ty bảo hiểm trong nước và quốc tế được thành lập nhiều hơn và cùng hướng đến khai thác thị trường Việt Nam. Với môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt hơn, các công ty bảo hiểm sẽ có nhiều động lực hơn cho sự nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, mang tính khác biệt cao, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách hàng.

- Về khách hàng, xu hướng khách hàng sẽ có bước chuyển dịch cơ bản theo hướng tăng dần tỷ trọng doanh thu vào đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Các khách hàng lớn sẽ bắt đầu sử dụng các dịch vụ phòng ngừa rủi ro chất lượng cao hơn của ngành Bảo hiểm. Do vậy, cùng với sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân - khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, ngành bảo hiểm trong 5 năm tới sẽ đẩy mạnh việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khối khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân.

8.4 Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Tổng Công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung của thế giới ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung của thế giới

Căn cứ vào dự báo tình hình thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế, SVIC chủ trương sẽ tập trung nâng cao năng lực quản lý, hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tập trung khai thác triệt để các khách hàng trong cổ đông; tập trung khai thác các loại hình bảo hiểm có hiệu quả cao, hạn chế khai thác các loại hình bảo hiểm kém hiệu quả. Không ngừng hoàn thiện, sửa đổi bổ sung các sản phẩm hiện có, đồng thời nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm mới có tính khác biệt nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như vị thế của SVIC trên thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w