Lồng ghép giới vào các hoạt động trồng rừng, vườn ươm

Một phần của tài liệu Báo cáo kết quả nghiêm cứu tham vấn hiện trường các vấn đề về giới trong lâm nghiệp (Trang 61 - 62)

4. Đề xuất nội dung lồng ghép giới vào chiến lược quốc gia giai đoạn 2006-

4.3 Lồng ghép giới vào các hoạt động trồng rừng, vườn ươm

Đối vi Ngành NN&PTNT: Việc lồng ghép giới vào chiến lược phát triển ngành cần đựợc lồng ghép ngay từ mục tiêu chung của chiến lược và phải đựơc thể hiện trong định hướng hoạt động, chếđộ, chính sách ..vv. Xây dựng các chỉ tiêu và chỉ số về giới nhằm thực hiện và giám sát các hoạt động có nhạy cảm về giới. Xây dựng các phương án lồng ghép giới trong các mục tiêu cụ thể phát triển Ngành phải đạt đựợc các mục tiêu chính sau:

- Tăng tỉ lệ tham gia của phụ nữ trong các cấp lãnh đạo và quản lý

- Tăng cường sự tham gia của hai giới trong các lĩnh vực giám sát, khi xây dựng các chỉ số tác động, đánh giá phải có yếu tố giới

- Đạt đựợc các quyền bình đẳng cho phụ nữ trong lao động và việc làm.

- Đạt được các quyền bình đẳng cho phụ nữ trong đào tạo và phát triển nghề nghiệp. - Đạt đựợc các quyền bình đẳng cho phụ nữ trong việc chăm sóc sức khoẻ.

- Hình thành và tăng cường năng lực cho mạng lưới cán bộ giới.

Đối vi chính quyn địa phương: Phổ cập việc đào tạo, nâng cao nhận thức về giới cho các nhà hoạch định chính sách của địa phương. Cần lồng ghép giới vào các văn bản cụ thể hoá chính sách của Nhà nước. Việc tuyển dụng mới, bổ nhiệm cán bộ, thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn cần ưu tiên đối với cán bộ nữ.

Đối vi các t chc quc tế và các nhà tài trợ: Bắt buộc phải có yếu tố lồng ghép giới từ khi xây dựng chương trình, dự án. Tổ chức tập huấn và trang bị các kiến thức về giới cho cán bộ và người dân, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các chương trình của dự án, đây là một yếu tố tiên quyết khi xem xét đánh giá thành công của một dự án.

Đối với các tổ chức đoàn thể: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Thanh niên…vv cần phải mở rộng mạng lưới hoạt động của mình đến những thôn, xóm, bản, đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm giảm nguy cơ bị tụt hậu cũng như tăng cơ hội cho phụ nữ tiếp cận với các chương trình phát triển khác tại nông thôn. Đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình tín dụng , giúp phụ nữ xoá đói giảm nghèo và góp động viên cộng đồng tham gia tích cực vào công tác bảo vệ rừng tại điạ phương.

1) Một số giải pháp: Việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các vị trí kể cả lãnh đạo và nhân viên trong các cơ quan bảo vệ rừng và dịch vụ môi trường được coi như là biện pháp giải quyết triệt để sự cách biệt về giới đó là lồng ghép giới, đưa bình đẳng giới vào giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Ở Việt nam nói chung và trong lĩnh vực Ngành lâm nghiệp nói riêng, một số giả pháp cần thực hiện để đảm bảo việc lồng ghép giới như sau:

Các giải pháp Chỉ tiêu Công cụ giám sát

Cơ quan , tổ chức có trách

nhiệm

+ Nâng cao nhận thức về giới cho các nhà Lãnh đạo và hoạch định chính sách

80-100% các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách đựơc tham gia tập huấn về giới

Các báo cáo thống kê của cơ quan cấp tỉnh về bảo vệ rừng và dịch vụ môi trường Ban VSTBPN cấp trung ương , Hội PNVN, Lãnh dạo các cơ quan chuyên ngành của điạ phương

+ Đảm bảo sự tham gia bình đẳng của cả nam và nữ trong tất cả các quá trình lập kế hoạch phát triển KT-XH của điạ phương

có sự tham gia của PN trong quá trình lập kế hoạch họat động

Các báo cáo của các cơ quan chuyên ngành của điạ phương

Lãnh dạo các cơ quan chuyên ngành của điạ phương

+ Xây dựng khung chính sách phù hợp với đặc thù riêng của ngành lâm nghiệp, đảm bảo nhạy cảm về giới: Cụ thể là trong chiến lược phát triển ngành phải có yếu tố về giới, có kế hoạch triển khai thực hiện, đánh giá theo định kỳ. Trong các cơ quan, Ban Ngành phải có ít nhất một chuyên gia về giới có chuyên môn về lồng ghép giới nhằm tham mưu cho lãnh đạo về vấn đề giới.

Một phần của tài liệu Báo cáo kết quả nghiêm cứu tham vấn hiện trường các vấn đề về giới trong lâm nghiệp (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)