Cơ hội và khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với tín dụng: Trong các hộ gia đình sản xuất lâm nghiệp thì khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng rất quan trọng Ở khu vực

Một phần của tài liệu Báo cáo kết quả nghiêm cứu tham vấn hiện trường các vấn đề về giới trong lâm nghiệp (Trang 31 - 33)

nông thôn có nhiều tổ chức, nhà nước và tư nhân, kể cả chính thức và không chính thức cho các hộ nông dân vay tín dụng, khoản tiền nhỏ với lãi suất ưu đãi và các hộ gia đình đều có thể tiếp cận nguồn tín dụng này. Tuy nhiên, trong lĩnh vực lâm nghiệp, khả năng phụ nữ tiếp cận các nguồn tín dụng này rất thấp. Các nguồn tín dụng chủ yếu được triển khai cho người dân vay qua một số dự án thuộc ngành kiểm lâm (Nghệ An), các nguồn tín dụng chính thống (Tuyên Quang, Hoà Bình) và một số nguồn tín dụng được thông qua hình thức tín chấp ở Hội phụ nữ, và các tổ chức NGOs (Lạng sơn).

Kết quả khảo sát tại Nghệ An: Trên địa bàn Nghệ An có nhiều tổ chức có liên quan đến việc cung cấp tín dụng trong lâm nghiệp, tuy nhiên trong quá trình tham vấn, dự án BVR và quản lý lưu vực sông tỉnh Nghệ An đã triển khai hoạt động tín dụng thông qua Hội phụ nữ ở 3 huyện Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu đã được lựa chọn. Dự án đã tổ chức cho 1.377 lượt chị em (chủ yếu là phụ nữ nghèo) được vay vốn, với số tiền 2,7 tỷ đồng. Đi kèm với hoạt động vay vốn là mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý tín dụng cho các nhóm trưởng để họ quản lý nguồn tín dụng tiết kiệm được hiệu quả, đồng thời, họđược đi tham quan học hỏi các mô hình kinh tế hộ từ các Dự án khác như: dự án tạo việc làm tăng thu nhập SNV ở Quảng Bình và Dự án Cứu trợ trẻ em Mỹ ở Thanh Hoá. Ngoài ra, những người được vay vốn còn được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn trồng cây, làm vườn ươm,...

Tuy nhiên hình thức tín dụng này cũng còn một số tồn tại: Thu nộp lãi chưa đảm bảo đúng thời gian, công tác chuyển giao KHKT của dự án chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân: Bởi vì, dự án được triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng là chủ yếu; địa bàn dự án triển khai là khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi người dân có cuộc sống khó khăn nên họ mong muốn được hỗ trợ cho cuộc sống trước mắt; việc đầu tư của dự án cho công tác KHKT chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của người dân. Cán bộ trưởng tổ TKTD chưa nhiệt tình với công việc: Hầu hết cán bộ trưởng tổ TKTD là kiêm nhiệm vì thế thời gian họ dành cho công tác này còn hạn hẹp. Mặt khác một số thành viên hạn chế về trình độ và chưa chịu khó học hỏi, một số do gặp rủi ro ốm đau, dịch bệnh và ảnh hưởng của thiên tai.

Kết quả khảo sát tại Tuyên Quang: Hình thức tín dụng khác thông qua các kênh chính thống từ các nguồn: Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng NN & PTNT và Ngân hàng chính sách xã hội. Nguồn tín dụng này thường đi kèm với đào tạo tại các nông, lâm trường, hay các dự án nông lâm nghiệp, hoặc các trung tâm khuyến nông và tại trường Trung học kỹ thuật tỉnh. Đối tượng được tham gia vay vốn của quỹ hỗ trợ phát triển là các lâm trường hoặc các dự án; còn đối tượng được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội là các hộ nghèo (thông qua ban xoá đói giảm nghèo xã hoặc qua hội phụ nữ, tổng số trên 500 lượt người vay ở loại hình này ở xã Phúc Ứng, trong đó nữ chiếm trên 50% số lượt người vay).

Nhưng thực tế người dân đã gặp phải một số khó khăn khi vay vốn, đó là vay vốn đòi hỏi phải có thế chấp và thừa kế khoản vay cho nên chỉ những người có tài sản và người thừa kế mới có khả năng tiếp cận. Như vậy, ở Tuyên Quang vẫn còn rất nhiều hạn chế cho phụ nữ trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng này. Thông thường thông qua các

kênh chính thống, cơ hội tiếp cận tín dụng của phụ nữ thấp hơn nam do các điều kiện vay nhiều ràng buộc hơn như thế chấp..., trong khi đó thường nam giới là người đứng tên chủ hộ nên các giao dịch thường là nam giới.

Kết quả khảo sát tại Lạng Sơn: Nguồn tín dụng ở địa phương gồm Ngân hàng NN & PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội và vốn của một số dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh như dự án 120 hoặc dự án CIDSE. Ở nông thôn, phụ nữ được tiếp cận nguồn vốn tín dụng thông qua hình thức tín chấp mà Hội phụ nữ làm trung gian. Tại huyện Lộc Bình, đã có 647 hộđược vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, 526 hộđược vay từ Ngân hàng nông nghiệp & PTNT và 30 hộđược vay từ dự án 120. Tại huyện Đình Lập đã có 467 hộđược vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội và 248 hộđược vay vốn từ dự án CIDSE. Trong sốđối tượng được vay vốn thì phụ nữ chiếm trên 60% tổng số lựơt người vay. Kết quả khảo sát cho thấy thông qua các cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, đa dạng kênh tín dụng thì cơ hội của phụ nữ tham gia sẽ cao hơn.

Kết quả khảo sát tại Hoà Bình: Ngân hàng NN & PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội và các dự án. Ở nông thôn, phụ nữ được tiếp cận nguồn vốn tín dụng thông qua hình thức tín chấp mà Hội phụ nữ làm trung gian. Trong số đối tượng được vay vốn thì phụ nữ chiếm trên 55% tổng số lựơt người vay.

Mặc dù, nguồn tín dụng dồi dào ở nhiều vùng trên đất nước, một số rào cản vềđiều kiện vay vốn tiếp tục hạn chế khả năng tiếp cận của phụ nữ với nguồn tín dụng hoặc vốn vay có các điều kiện thích hợp. Tín dụng giúp các hộ gia đình có thểđa dạng hoá hoạt động và mở rộng sản xuất. Các đơn vị tín dụng nên nhận thức được nhu cầu về vốn để mở rộng các hoạt động sản xuất, chế biến trong lĩnh vực nông lâm nghiệp để mở rộng thêm các hình thức cho vay ưu đãi phù hợp với từng ngành sản xuất (có thể cho vay để sản xuất lâm nghiệp với thời gian dài hơn để phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh trong lâm nghiệp). Thông tin các kỹ thuật và kỹ năng trong sản xuất, hệ thống quản lý là vô cùng quan trọng: Để sử dụng vốn vay có hiệu quả, người cho vay vốn và người vay vốn cần thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, vì thế, họ đều là người cùng được lợi.

Đểđảm bảo sự tiếp cận của phụ nữđối với tín dụng, hệ thống các cơ quan tổ chức trong kênh phân phối vốn đến phụ nữ cần phải được củng cố. Các nguồn tín dụng không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu vay vốn của phụ nữ, đặc biệt khi phụ nữ không thoả mãn các điều kiện để vay vốn qua các kênh chính thức. vì vậy, cần có biện pháp đảm bảo khác để thay thế việc thế chấp tài sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tiếp cận tín dụng thương mại. Đối với tín dụng phi thương mại, các tổ chức tham gia vào hoạt động quản lý và phân phối vốn vay như Ban xoá đói giảm nghèo xã, Hội phụ nữ và Ngân hàng người nghèo cần được củng cố để đảm bảo việc cung cấp tín dụng ổn định với những thủ tục, trình tự rõ ràng trên phạm vi cả nước. Các quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả vốn vay của phụ nữ như đào tạo và những hỗ trợ khác cần được đưa vào như một phần của chương trình tín dụng.

Một phần của tài liệu Báo cáo kết quả nghiêm cứu tham vấn hiện trường các vấn đề về giới trong lâm nghiệp (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)