Những đánh giá chung về hoạt động Logistics trong giao nhận vận tả

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải Quốc tế (Trang 52 - 92)

quốc tế tại Đà Nẵng.

Từ những phân tích thực trạng hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế trên, chúng ta có thể thấy được những thành công cũng như những tồn tại của ngành giao nhận vận tải Đà Nẵng như sau:

2.2.4.1/ Nhng thành công

- Sản lượng khai thác hàng hóa ngày càng tăng, thu hút được nhiều tàu thuyền cập cảng cũng như lượng khách hàng ngày càng tăng.

- Nguồn nhân lực phục vụ trong ngành ngày càng đông, có kinh nghiệm và mang tính chuyên nghiệp hơn.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như giao thông phục vụ cho ngành ngày càng được nâng cấp và cải tạo hiện đại hơn nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu ngày một tăng của nền kinh tế.

- Thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn Logistics lớn tham gia vào thị trường giao nhận vận tải, tạo điều kiện cho các công ty giao nhận vận tải có điều kiện học hỏi kinh nghiệm cũng như mở rộng thị trường liên kết.

2.2.4.2/ Nhng tn ti

- Sản lượng khai thác hàng hóa tuy có tăng nhưng không đáng kể và đang có dấu hiệu chựng lại. Lượng khách hàng mới không tăng nhiều mà lượng khách hàng cũ đang có chiều hướng giảm dần.

- Đội tàu của các công ty còn lạc hậu và tuổi thọ trung bình già, đặc biệt là chưa có tàu trọng tải lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, còn phụ thuộc quá nhiều vào đội tàu nước ngoài nên giá cước vận chuyển cao, không chủ động điều phối tàu theo tình hình thị trường.

- Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà vận chuyển, công ty giao nhận và các công ty bảo hiểm nên dịch vụ cung cấp còn rời rạc, giá thành còn cao.

- Nguồn nhân lực phục vụ ngành tuy nhiều nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành. Còn thiếu những người có kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực Logistics.

- Chưa đầu tư đúng mức vào cơ sở vật chất cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động giao nhận vận tải. Chưa hiện đại hóa qui trình phục vụ khách hàng, đặc biệt là chưa sử dụng tốt những thành tựu của khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình.

2.2.4.3/ Nhng nguyên nhân dn đến s yếu kém trong hot động Logistics

a/ Bản thân các doanh nghiệp giao nhận vận tải

- Tiềm lực về tài chính của các công ty còn yếu, đội tàu còn lạc hậu, tải trọng nhỏ và tuổi tàu già. Vì vậy giá thành vận chuyển còn khá cao, chưa khuyến khích các doanh nghiệp dành quyền vận tải khi tham gia ký kết hợp đồng ngoại thương. - Nhân lực chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm để tổ chức dịch vụ Logistics cho

một công ty. Hiểu biết trong hoạt động Logistics cũng như trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.

- Chưa thực hiện tốt công việc marketing để khách hàng có thể biết đến những lợi ích khi sử dụng dịch vụ Logistics trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Việc đào tạo chuyên môn cho các nhân viên chưa thực sự khoa học, phần lớn các công ty tuyển nhân viên và tự đào tạo trong quá trình làm việc nên chất lượng chuyên môn còn khập khiểng, chưa phù hợp với tiêu chuẩn trong kinh doanh quốc tế.

- b/ Cơ chế quản lý của nhà nước

- Pháp luật kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải chưa rõ ràng, thủ tục hải quan còn nhiêu khê, gây cản trở các doanh nghiệp trong quá trình thông quan hàng hóa. Việc quản lý kinh doanh còn lỏng lẽo do trực thuộc nhiều cơ quan chủ quan khác nhau, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành. Các qui định, chính sách giữa các ban ngành có sự mâu thuẫn và chồng chéo lên nhau. - Chính sách bảo hộ trong ngành giao nhận vận tải và bảo hiểm trong thời gian dài

làm cho các doanh nghiệp ỷ lại vào cơ chế, không chịu khó học tập kinh nghiệm và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

- Chính sách phân biệt trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng không tạo điều kiện cho các công ty tư nhân vay vốn mở rộng hoạt động kinh doanh.

- Chính sách thuế không phù hợp đã không khuyến khích các doanh nghiệp trong nước giành quyền vận tải về cho các công ty giao nhận của nước mình.

c/ Những nguyên nhân khách quan khác

- Cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị của cảng ĐN còn yếu kém, thiếu đồng bộ tạo nên sự khập khiễng trong hoạt động kinh doanh. Chưa thực sự thu hút được những tàu thuyền có trọng tải lớn cập cảng nếu không có thiết bị cẩu trên tàu. - Hiệp hội VPA hoạt động cầm chừng, thiếu cập nhật thông tin, chưa làm trung

tâm liên kết cũng như là đại diện cho các doanh nghiệp giao nhận trong nước. - Nếp suy nghĩ mua CIF/CFR và bán FOB/FCA đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của

các doanh nhân VN.

- Sự bất ổn định về chính trị dẫn đến sự bất ổn định về kinh tế của các nước trên thế giới và các đối tác làm ăn của Việt Nam như Mỹ, Nhật bản….

- Sự mất ổn định trong giá cước vận chuyển do giá nguyên liệu tăng trong khi giá cước thuê tàu lại giảm.

- Qui mô các công ty sản xuất kinh doanh chưa đủ lớn, hoạt động mang tính cục bộ và rất thụ động. Chủ yếu là sản xuất những mặt hàng xuất khẩu từ những nguyên vật liệu trong nước, nhập khẩu những máy móc phục vụ cho sản xuất và nguyên vật liệu nước ngoài gởi về theo hợp đồng gia công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4.4/ Nhng nhân t nh hưởng đến hot động Logistics trong giao nhn vn ti quc tế ti Đà Nng.

Với thực trạng hoạt động Logistis nêu trên, tôi xin đúc kết dưới dạng ma trận vị thế cạnh tranh (SWOT) của hoạt động Logistics tại Đà Nẵng như sau :

a/ Những điểm mạnh:

- Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng không khá thuận tiện để kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức.

- Vị trí địa lý của cảng biển khá thuận lợi, là trung tâm của đất nước và ngã ba đường vận tải khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Là một trong những cảng nước sâu thuận tiện cho các tàu dưới 35000 DWT cập cảng xếp dỡ hàng.

- Các doanh nghiệp giao nhận vận tải hoạt động nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh và thực hiện các dịch vụ giao nhận vận tải.

- Lượng hàng khai thác thông qua cảng ngày một tăng.

b/ Những điểm yếu

- Tiềm lực về tài chính của các công ty còn yếu, đội tàu còn lạc hậu, tải trọng nhỏ và tuổi tàu già. Vì vậy giá thành vận chuyển còn khá cao, chưa khuyến khích các doanh nghiệp dành quyền vận tải khi tham gia ký kết hợp đồng ngoại thương. - Nguồn nhân lực còn yếu kém chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ trong lĩnh vực

Logistics.

- Chưa chú trọng công tác marketing để khách hàng có thể biết đến doanh nghiệp cũng như những lợi ích mà công ty sẽ mang lại cho khách hàng.

- Việc đào tạo chuyên môn cho các nhân viên chưa thực sự khoa học, phần lớn các công ty tuyển nhân viên và tự đào tạo trong quá trình làm việc nên chất lượng đào tạo còn khập khiểng, chưa phù hợp với tiêu chuẩn kinh doanh quốc tế. - Những dịch vụ mà các công ty cung cấp còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm

lực của mình.

- Ứng dụng CNTT vào quản lý và cung cấp thông tin cho khách hàng còn hạn chế

c/ Những cơ hội

- Chính sách khuyến khích xuất khẩu và đầu tư nước ngoài của Lãnh đạo thành phố nhằm thúc đẩy thương mại phát triển. Tạo điều kiện cho các công ty giao nhận vận tải mở rộng thị trường cũng như nâng cao sản lượng khai thác.

- Nhà nước tiến hành ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc tìm các đối tác nước ngoài.

- Chính sách kinh tế hướng ngoại của chính phủ trong những năm gần đây như tham gia khối ASEAN, APEC, là thành viên của WTO vào năm 2005… sẽ thúc đẩy thương mại hàng hóa, thu hút đầu tư nước ngoài… làm cho lượng hàng hóa thông qua Việt Nam tăng nhanh, góp phần ổn định thị trường vận tải.

- Nhiều dự án nâng cấp, cải tạo và xây dựng cảng cũng như hệ thống đường xuyên Á, hành lang Đông Tây…, đặc biệt là dự án xây dựng cảng nước sâu Vân Phong sẽ mở ra một hướng kinh doanh khả quan hơn cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải, VN sẽ trở thành một trong những trung tâm trong vận tải quốc tế.

- Hệ thống luật pháp dần đi vào ổn định và ngày càng phù hợp với những qui định của quốc tế.

d/ Những thách thức

- Sự bất ổn định về chính trị dẫn đến sự bất ổn định về kinh tế của các nước trên thế giới và các đối tác làm ăn của Việt Nam như Mỹ, Nhật bản….

- Sự mất ổn định trong giá cước vận chuyển do giá nguyên liệu tăng trong khi giá cước thuê tàu lại giảm.

- Nếp suy nghĩ mua CIF/CFR và bán FOB/FCA của các doanh nghiệp kinh doanh do sự yếu kém trong hoạt động ngoại thương và tâm lý muốn giao mọi việc cho đối tác của mình nhằm tránh các rủi ro có thể có trong quá trình vận chuyển. - Sự bảo hộ của nhà nước sẽ chấm dứt khi Việt Nam tham gia các hiệp định vận

tải quốc tế của khối ASEAN. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ càng khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Nghị định 125/2003/NĐ-CP cho phép các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt Nam làm cho thị trường giao nhận vận tải càng cạnh tranh khốc liệt hơn.

KẾT LUẬN:

Qua những phân tích về dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải đường biển tại thành phố Đà Nẵng ở trên, chúng ta có thể thấy rằng: tuy dịch vụ Logistics chưa thực sự phát triển tại Đà Nẵng nhưng các doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển và từng bước khẳng định mình. Bản thân các doanh nghiệp cũng có những điểm mạnh, điểm yếu cũng như phải đối mặt với những thuận lợi, khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình để vượt qua. Các công ty cũng có những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình như mở rộng thị trường, phát huy lợi thế của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh…. Bên cạnh đó, cũng có những tồn tại mà nguyên nhân không chỉ xuất phát từ bên trong bản thân doanh nghiệp mà còn do nhiền nhân tố khách quan ảnh hưởng cũng như cơ chế chính sách bất hợp lý của nhà nước mang lại. Các doanh nghiệp phải biết đối đầu với những thử thách khó khăn, nắm bắt những cơ hội nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục những yếu kém của bản thân doanh nghiệp cũng như của ngành nhằm nâng cao và phát triển hơn nữa những dịch vụ cung cấp cho khách hàng, thích ứng với những yêu cầu thay đổi.

Từ thực trạng hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế nêu trên, tôi xin mạnh dạn đề ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Logistics tại Tp.Đà Nẵng phù hợp với xu thế phát triển của cả nước và trên thế giới.

CHƯƠNG 3: CÁC GII PHÁP ĐẨY MNH HOT ĐỘNG LOGISTICS TRONG GIAO NHN VN TI ĐƯỜNG BIN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TI TP.ĐÀ NNG

3.1/ Dự báo phát triển dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế Việt Nam.

3.1.1/ Những mục tiêu chiến lược phát triển Ngành giao nhận vận tải quốc tế.

Theo định hướng phát triển ngành GTVT của Bộ GTVT và chiến lược phát triển ngành Hàng Hải của Cục Hàng Hải VN, mục tiêu chiến lược của ngành giao nhận vận tải quốc tế như sau:

1. Ðội tàu vận tải biển:

- Phấn đấu nâng tỷ lệ đảm nhận vận chuyển hàng XNK hiện nay lên 15-18% vào năm 2000, đến năm 2010 đảm nhận vận tải hàng XNK theo thông lệ quốc tế. - Ðến năm 2010 xây dựng, phát triển đội tàu Quốc gia có trang bị công nghệ hiện

đại, cơ cấu hợp lý, tăng cường các tàu chuyên dùng, tàu chở dầu, tàu hàng rời, tàu Container, tàu RO-RO... có trọng tải lớn, tuổi tàu bình quân của đội tàu 7-10

2. Hệ thống cảng biển:

- Phát triển một hệ thống cảng có đủ khả năng thông qua khối lượng hàng hoá gần 200 triệu tấn/ năm. Xây dựng cảng nước sâu để có khả năng tiếp nhận các tàu Container, hàng rời... có trọng tải tới 50.000-80.000 DWT.

- Ðổi mới và hiện đại hoá công nghệ thông tin, quản lý điều hành. - Xây dựng cảng chuyển tàu tại vị trí phù hợp.

3. Về an toàn hàng hải và dịch vụ hàng hải:

- Nâng cao chất lượng và độ an toàn trong giao nhận vận tải hàng hóa trên tất cả các loại hình vận tải. Ứng dụng tiến bộ khoa học trong thông tin liên lạc vào việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

- Ðầu tư xây dựng hiện đại hoá hệ thống Ðài thông tin duyên hải, hệ thống báo hiệu hàng hải, hệ thống tìm kiếm cứu nạn trên biển, hệ thống phòng chống dầu tràn trên cảng biển...

- Tạo thêm nhiều dịch vụ cung cấp cho xã hội để thu hút, tuyển dụng thêm nguồn nhân lực đang còn thừa ngoài xã hội. Chú trọng công tác đào tạo chuyên ngành giao nhận vận tải ở các cơ sở đào tạo và ở các doanh nghiệp. Phấn đấu tăng thu nhập cho người lao động trực tiếp và nhân viên từ 15 đến 20% mỗi năm.

- Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc pháp luật, hiểu sâu các điều ước quốc tế về hàng hải. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kỹ thuật được thực hiện bằng nhiều biện pháp: đào tạo mới và đào tạo lại tại các cơ sở đào tạo của Ngành, tại các trường trung học và đại học trong và ngoài nước.

5. Mở rộng thị trường:Đáp ứng nhu cầu giao nhận vận tải ở thị trường nội địa, đồng

thời cũng cố những thị trường đang phát triển như Nhật bản, Tây Âu, Đông Nam Á, Bắc Mỹ…. Khôi phục các tuyến giao nhận vận tải quốc tế đến các nước thị trường truyền thống thuộc Liên xô và Đông Âu trước đây trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

6. Tăng cường thu hút vốn đầu tư: Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội của

CB-CNV bằng nhiều hình thức như vay, mua cổ phần, vốn liên doanh với nước ngoài để nâng cấp, đầu tư mới kho bãi, phương tiện vận tải, trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa, thông tin liên lạc….

7. Trích nộp ngân sách nhà nước: Phấn đấu đóng góp vào ngân sách nhà nước với

mức tăng từ 25 đến 30% mỗi năm. Đồng thời gia tăng mức tích lũy vốn để phát triển kinh doanh từ lợi nhuận mang lại hàng năm.

8. Doanh thu: Phấn đấu duy trì đạt tốc độ bình quân từ 25-30% năm, tỷ lệ lãi/doanh

thu là 15%, tỷ lệ lãi/vốn từ 15-20%.

9. Liên doanh liên kết: Liên kết chặt chẽ với vận tải biển, hàng không và vận tải nội

địa, các công ty bảo hiểm trong nước để giành lấy thị phần vận chuyển quốc tế với tỷ lệ 40% trở lên theo đúng luật pháp và thông lệ quốc tế.

3.1.2/ Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa tính đến năm 2010.

3.1.2.1/ D báo nhu cu vn chuyn hàng hóa bng đường bin VN

Theo Cục Hàng Hải Việt Nam, hàng hóa xuất nhập khẩu trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng nhanh về qui mô, có khả năng đạt đến 86,2 triệu tấn hàng khô và hàng

Một phần của tài liệu Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải Quốc tế (Trang 52 - 92)