Dự báo xu hướng cạnh tranh trên thị trường Ngân Hàng trong thời gian

Một phần của tài liệu 22480 (Trang 65 - 66)

Đến năm 2010, về cơ bản Việt Nam đã hoàn thành việc cơ cấu lại các NHTM. Năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt và cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng nước ngoài. Các hệ số an toàn và tiêu chuẩn quản trị hoạt động NH cơ bản đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin được xây dựng hiện đại đáp ứng tốt cho các yêu cầu phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ NH. Các NHTM nhà nước sau khi được cơ cấu lại phát triển thành các tập đoàn tài chính đa sở hữu có tầm cỡ trong khu vực. Trong giai đoạn này, thị trường chứng khoán đã phát triển ở trình độ cao hơn và trở thành một kênh huy động vốn dài hạn quan trọng của nền kinh tế. Thị trường tín dụng của các NHTM được thu hẹp dần.

- Sức nóng cạnh tranh đang ngày càng tăng lên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam. Đặc biệt là trong năm tới, khi các ngân hàng ngoại có thể cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng nội, thay vì hoạt động bó hẹp khi còn là một chi nhánh của ngân hàng mẹ ở nước ngoài.Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quy mô vốn của các ngân hàng Việt Nam hiện vẫn còn nhỏ, ngay cả ngân hàng có quy mô vốn lớn nhất Việt Nam là Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) cũng mới chỉ là 650 triệu USD (11.000 tỷ đồng), vẫn thấp so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, tâm lý chuộng ngoại của người Việt Nam cũng là một trong những khó khăn của ngân hàng nội. Chi nhánh của Ngân hàng ANZ tại phố Lý Thái Tổ (Hà Nội), mặc dù là điểm giao dịch nhỏ nhưng vẫn có rất nhiều khách hàng người Việt giao dịch. Bởi nhu cầu của nhiều người Việt Nam hiện nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi sử dụng các dịch vụ thanh toán tại Việt Nam mà còn sử dụng những dịch vụ thanh toán quốc tế, điều này thì những ngân hàng Việt Nam chưa thực sự thuận tiện.

- Cạnh tranh giữa ngân hàng nội và ngoại là xu thế tất yếu. Có thể, trong năm 2009 các ngân hàng ngoại chưa thể áp đảo ngay được các ngân hàng Việt Nam vì họ chưa quen khách hàng, hệ thống pháp luật Việt Nam nhưng nếu trong tương lai dài hạn, các ngân hàng nội không tự củng cố tiềm lực hoặc tìm ra cho mình những hướng phát triển riêng thì có thể phải chịu cảnh thua trên sân nhà. Đặc biệt là những ngân hàng hoạt động ở các thành phố lớn, cho vay những khoản lên tới hàng trăm triệu USD mà không có đủ tiềm lực thì khó có thể đáp ứng kịp.

Đến nay, đã có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hiện diện thương mại hoặc đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam với 33 ngân hàng được cấp phép mở chi nhánh; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh với 19 chi nhánh trực thuộc; 9 tổ chức tín dụng phi ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài và 54 văn phòng đại diện.

Một phần của tài liệu 22480 (Trang 65 - 66)