Môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu 2779_1625 (Trang 42)

Có thể nói rằng yếu tố tự nhiên ngày càng có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ngân hàng nhất là các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, xuất khẩu…Ở nước ta những năm gần đây thường xảy ra hàng loạt các cơn bão lũ lụt lớn ở miền Trung, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, dịch bệnh

xảy ra ở nhiều nơi trên cả nước… gây thiệt hại rất lớn đến đời sồng của bà con nông dân, mùa màng bị phá huỷ và Nhà nước phải thực hiện các biện pháp khoanh nợ, xoá nợ hàng ngàn tỷ đồng, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm khắc phục hậu quả thiên tai và khôi phục, phát triển các hoạt động của ngân hàng.

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank Chi nhánh Thanh Xuân qua một số năm gân đây.

Năm 2004, VPBank đã chính thức được Ngân hàng Nhà Nước ký quyết định chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt vào ngày 6/7/2004 trước thời hạn 3 tháng so với quy định. Từ đó đến nay toàn bộ cán bộ nhân viên trong Ngân hàng luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc công việc của mình để ngân hàng có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trưởng trong nước và quốc tế.

2.1.5.1. Huy động vốn.

Trong những năm qua chi nhánh đã đã tập trung cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thực hiện cải tiến chính sách chăm sóc khách hàng, cải tiến quy trình nghiệp vụ giao dịch… Nhờ đó vốn huy động có chiều hướng tăng mạnh, thể hiện qua số tiền huy động tự dân cư và các tổ chức kinh tế như sau.

Bảng 2.1. Hoạt động huy động vốn.

Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Huy động vốn 430,100.67 485,710.47 479,075.58 Tiền gửi tiết 61,306.35 87,722.61 99,264.75

kiệm Tiền gửi TCKT

và CN

368,359.62 397,470.81 379,346.76

Tiền gửi và vay trên TT II

0 0 0

Tiền gửi của các TCTD và tiền

gửi khác.

434.7 517.05 464.07

(Nguồn Báo cáo thường niênVPBank Thanh Xuân năm 2005-2007)

Huy động vốn là một trong những hoạt động được VPBank Thanh Xuân đặc biệt quan tâm với mục tiêu đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản, tăng trưởng nhanh nguồn vốn và nâng cao vị thế của chi nhánh cũng nhu của VPBank trong toàn hệ thống ngân hàng. Do đó, trong thời gian qua các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như khu vực liên ngân hàng đều được chú trọng khai thác triệt để.

Trong khu vực dân cư, VPBank Thanh Xuân đã đưa ra những hình thức huy động như: “Tiết kiệm rút gốc linh hoạt”,” tài khoản tiền gửi siêu lãi suất”,” tiết kiệm an sinh”… Những sản phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên kết quả huy động vốn đạt được khá cao. Mặt khác, trong khu vực liên ngân hàng VPBank Thanh Xuân tiếp tục duy trì quan hệ tôt với các ngân hàng bạn để kinh doanh tiền tệ nên nguồn lợi tăng lên đáng kể.

430,100.67 485,710.47 479,075.58 400,000.00 410,000.00 420,000.00 430,000.00 440,000.00 450,000.00 460,000.00 470,000.00 480,000.00 490,000.00 Triệu đồng

năm 2005 năm 2006 năm 2007

Huy động vốn

Kết quả đến hết năm 2007, tổng số vốn huy động đạt 479,075.58 triệu đồng, tăng 11.45% so với năm 2005 và giảm 1.37% so với năm 2006. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân c ư chiếm phần lớn trong lượng vốn huy động, năm 2005 là 368,359.62 triệu đồng chiếm 85.64%, năm 2006 là 397,470.81 chiếm 81.83%, năm 2007 là 379,346.76 triệu đồng chiếm 79.18%. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền gửi khác chiếm tỷ trọng nhỏ.

Có thể nói trong năm 2007 nền kinh tế có nhiều biến động, lãi suất huy động phải tăng lên theo lãi suất thị trường. Điều này làm cho chi phí trả lãi của các ngân hàng cũng tăng lên. Với một ngân hàng có quy mô chưa lớn như VPBank đây cũng là một cản trở khá lớn. Nhưng với sự phán đoán nhanh nhạy của ban lãnh đạo ngân hàng và các chi nhánh, VPBank là một trong những ngân hàng có quyết định tăng mức lãi suất huy động đối với các loại tiền gửi nhanh và cao. Mục đích là để tranh thủ huy động vốn, chuẩn bị cho những kỳ kinh doanh tiếp theo. Mặc dù nguồn vốn huy động của VPBank Thanh Xuân năm 2007 có thấp hơn so với năm 2006 nhưng là không đáng kể và vẫn tăng khá lớn so với

năm 2005. Có thể nói vẫn đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, và có một cơ cấu vốn hợp lý hơn. VPBank Thanh Xuân đạt được kết quả trên là nhờ vào:

- Lãi suất huy động ở mức cao hơn so với các ngân hàng thương mại khác, nhất là đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh, đồng thời kết hợp với chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng nên nguồn vốn huy động đạt chỉ tiêu đề ra, nguồn vốn huy động trong 2 năm 2006 và 2007 đều tăng cao so với năm 2005.

- Công tác quản lý tiền gửi được thực hiện nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra bằng nhiều hình thức, từ đó khắc phục được những sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn tiền gửi dân cư và các giấy tờ quan trọng, nâng cao uy tín của ngân hàng đối với người gửi tiền.

- Đội ngũ giao dịch viên nhanh nhẹn, trẻ đẹp, có năng lực, nhiệt tình với công việc và phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình.

2.1.5.2. Hoạt động tín dụng.

Hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho Ngân hàng. Năm 2007, nền kinh tế trong nước lại tiếp tục tăng trưởng cao 8.5%, VPBank vẫn thực hiện nhiều biện pháp tổng thể như tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh, uy tín nên VPBank Thanh Xuân đã đạt được những mức tăng trưởng tín dụng tương đối khả quan. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của VPBank Thanh Xuân được phát triển theo hướng tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và cho vay tiêu dùng. Tổng dư nợ cho vay liên tục tăng qua các năm.

Bảng 2.2. Hoạt động tín dụng.

Hoạt động tín dụng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh số cho vay

112,470.24 119,765.13 128,821.98

Doanh số thu hồi nợ trong kỳ 106,434.66 118,435.68 128,319.72 Dư nợ cuối kỳ 171,100.32 172,429.77 172,932.03 Thu nhập từ lãi thuần 3,742.2 5,844.24 8,336.36 Nợ quá hạn cuối kỳ 2,069.28 1,270.77 1,081.74 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1.23 0.75 0.63

(Nguồn Báo cáo thường niên VPBank Thanh Xuân năm 2005-2007)

Tính đến cuối năm 2007 doanh số cho vay của Chi nhánh đạt 128,821.98 triệu đồng tăng 7.56% so với năm 2006 và tăng 14.54% so với năm 2005. Dư nợ cuối năm 2007 là 172,932.03 triệu đồng tăng 0.29% so với năm 2006 và tăng 1.07% so với năm 2005. Thu nhập thuần từ tiền lãi năm 2007 là 8,336.36 triệu đồng tăng 42.64% so với năm 2006 và tăng 122.76% so với năm 2005.

0.00 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 100,000.00 120,000.00 140,000.00 Tr iệ u đồng

năm 2005 năm 2006 năm 2007

Doanh số cho vay Doanh số thu hồi nợ Biểu 2.3. Tình hình nợ quá hạn 1.23 0.75 0.63 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 2005 2006 2007 Năm % tỷ lệ nợ quá hạn

Năm 2007 là năm mà VPBank Thanh Xuân đã đạt được thành công ngoài dự kiến trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn. Nợ quá hạn của Chi nhánh đã giảm từ 1.23% năm 2005 xuống còn 0.75% năm 2006 và xuống 0.63% năm 2007. Trong mấy năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, VPBank đã đưa ra được quy trình tín dụng khoa học chặt chẽ, gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng với chất lượng tín dụng của ngân hàng, đồng thời có nhiều cố gắng trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn bằng những biện pháp khác nhau, giảm được tỷ lệ nợ quá hạn. Số liệu thực tế cho thấy nợ quá hạn của chi nhánh đã giảm qua các năm. Đây

thực sự là kết quả đáng khích lệ trong việc thu hồi nợ quá hạn. Dư nợ quá hạn năm 2005 là 2,069.28 triệu đồng đã giảm xuống còn 1,081.74 triệu đồng vào năm 2007. Điều này chứng tỏ rủi ro tín dụng đã được giảm thiểu và hoạt động tín dụng ngày càng đạt hiệu quả cao.

2.1.5.3. Hoạt động thanh toán quốc tế.

Bảng 2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế.

Đơn vị: Ngàn USD

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Trị giá L/C nhập mở trong kỳ

151.35 167.01 222.87

Trị giá L/C xuất báo trong kỳ

67.02 30.96 46.35

Doanh số chuyển tiền 241.71 237.48 255.44

(Nguồn Báo cáo thường niên VPBank Thanh Xuân năm 2005-2007)

Các hoạt động thanh toán quốc tế năm 2007 có xu hướng tăng cụ thể:

-Trị giá L/C nhập mở trong kỳ đạt 222.87 ngàn USD tăng 33.45% so với năm 2006 và tăng 47.25% so với năm 2005.

- Trị giá L/C xuất báo trong kỳ đạt 46.35 ngàn USD tăng 49.71% so với năm 2006 và giảm 30.84% so với năm 2005.

- Chuyền tiền thanh toán quốc tế đạt 255.44 ngàn USD con số này đều tăng so với năm 2006 và năm 2005.

Măc dù là chi nhánh mới đi vào hoạt động, nhưng hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh ngày càng đáp ứng được tiêu chuẩn trong thanh toán quốc tế và phù hợp với mục tiêu “ hoàn thiện trên từng bước tiến” của VPBank.

2.1.6. kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của VPBank Thanh Xuân.

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Thanh Xuân từ năm 2005 đến 2007. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng thu nhập thuần 4,328.9 6,523.56 9,110.18 Trong đó: Thu nhập lãi thuần 3,742.2 5,844.24 8,336.36 Thu nhập thuần từ phí và hoa hồng DV 526.29 595.65 688.09

Thu lãi thuần từ kinh doanh ngoại

tệ Thu nhập từ các hoạt động khác 72.96 96.38 101.97 Chi phí hoạt động 1,342.1 1,429.44 1,904.95

Lợi nhuận trước thuế và DPRR

2986.8 5,094.12 7,205.23

(Nguồn báo cáo thường niên VPBank Thanh Xuân năm 2005-2006)

Lợi nhuận trước thuế và dự phòng của VPBank Thanh Xuân năm 2007 tăng 46,94% so với năm 2006 và tăng 141,24% so với năm 2005.

Biểu 2.4. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế và dự phòng rủi ro

2986.8 5,094.12 7,205.23 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 Triệu VND 2005 2006 2007 Năm

Để đạt được những kết quả trên là nhờ vào rất nhiều yếu tố như sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh, cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin mới vào quá trình hoạt động…

VPBank đã đưa ra được quy trình tín dụng chặt chẽ,gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng với chất lượng tín dụng của ngân hàng, đồng thời có nhiều cố gắng trong việc thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn bằng những biện pháp khác nhau nên tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống. Điều đó chứng tỏ rủi ro tín dụng đã được giảm thiểu, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.

Chi nhánh có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, trẻ trung, năng động, nhiệt tình với tác phong làm việc chuyên nghiệp đã tạo được niềm tin ở khách hàng, giúp duy trì mối quan hệ khách hàng lâu dài.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK THANH XUÂN

2.2.1. Điều kiện cho vay tiêu dùng tại VPBank.

- Khách hàng có hộ khẩu thường trú hoặc trụ sở chính tại những địa bàn mà VPBank đặt trụ sở hoặc chi nhánh. Ngoài ra, ngân hàng cũng mở rộng đối tượng tới những khách hàng có hộ khẩu thường trú ở những vùng lân cận.

- Khách hàng có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Khách hàng có bản giải trình mục đích vay rõ ràng và có nguồn trả nợ chắc chắn, có một phần vốn tự có tham gia vào phương án xin vay.

- Khách hàng phải có tài sản bảo đảm theo quy định hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản. Tài sản đảm bảo có thể là: Bất động sản, chứng từ có giá hoặc tài sản được hình thành từ vốn vay.

- Khách hàng phải có khả năng trả nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng.

- Chấp hành các quy định về tín dụng của Nhà nước, thể lệ cho vay và các quy định liên quan của VPBank.

2.2.2. Những quy định trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

♦ Mức cho vay

* Đối với khách hàng vay tiền mua nhà - xây dựng - sửa chữa nhà.

- Trường hợp đảm bảo bằng tài sản nhà cửa, căn hộ: mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản bảo đảm.

- Trường hợp đảm bảo bằng nền nhà theo đất đã được quy hoạch: mức tối đa bằng 60% giá trị tài sản bảo đảm.

- Trường hợp đảm bảo bằng chứng từ có giá như sổ tiết kiệm của VPBank, của các ngân hàng quốc doanh, kỳ phiếu, trái phiếu của Kho bạc Nhà nước hoặc của các ngân hàng quốc doanh: mức cho vay tối đa bằng 95% giá trị của các chứng từ có giá trên.

- Các trường hợp khác do VPBank quyết định nếu xét thấy khoản vay an toàn.

* Đối với khách hàng vay tiền mua ô tô.

- Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay tối đa là 70% giá trị xe.

- Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hợp pháp khác mức cho vay tối đa là 90% giá mua xe và tỷ lệ tiền vay tính trên giá trị tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định sau:

+ Đối với bất động sản: tỷ lệ tiền vay tối đa là 55% giá trị tài sản bảo đảm do VPBank định giá.

+ Đối với chứng từ có giá do Chính phủ hoặc các TCTD quốc doanh phát hành: tỷ lệ tiền vay tối đa là 90% giá trị tài sản bảo đảm.

+ Đối với thẻ tiết kiệm hoặc tiền gửi do chính VPBank phát hành: không quy định mức tối đa.

+ Đối với cổ phiếu, thẻ tiết kiệm do các NHTM cổ phần phát hành hoặc các trường hợp đặc biệt khác do ban tín dụng/Hội đồng tín dụng quyết định.

♦ Thời hạn cho vay.

Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào mực đích vay vốn, tài sản đảm bảo, nguồn và kế hoạch trả nợ của khách hàng và được quy định như sau:

* Đối với khách hàng mua nhà-xây dựng-sửa chữa nhà.

- vay trả góp mua nhà: tối đa 10 năm.

- vay trả góp mua nền nhà theo đất đã được quy hoạch để xây dựng nhà mới, mua căn hộ , hoặc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà: tối đa 5 năm.

* Đối với khách hàng vay tiền mua ô tô.

- Đối với trường hợp khách hàng dùng chiếc xe hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm thì thời hạn tối đa không quá 4 năm. Trường hợp xe ô tô mua để sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải, taxi, cho thuê, chở khách, hoặc xe đã qua sử dụng… thì thời hạn cho vay tối đa không quá 3 năm.

- Đối với trường hợp khách hàng vay sử dụng tài sản khác không phải là chiếc xe hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm thì thời hạn tối đa là 6 năm đối với xe mới 100% và 5 năm đối với xe đã qua sử dụng.

♦ Lãi suất cho vay và phương thức tính lãi.

- Lãi suất cho vay: áp dụng theo khung lãi suất cho vay do VPBank quy định trong từng thời kỳ, tuỳ theo thời hạn cho vay:

+ Lãi suất cố định ( nếu thời hạn cho vay không quá 12 tháng) + Lãi suất thả nổi ( nếu thời hạn cho vay quá 12 tháng).

Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng quyết định cụ thể đối với từng món vay. - Phương thức tính lãi: tiền lãi vay trả góp được trả hàng tháng và tính theo dư nợ thực tế.

♦ Phương thức hoàn trả.

Mức trả nợ của khách hàng được tính theo 2 cách sau:

* Theo dự nợ thực tế.

- Nợ gốc trả từng kỳ: khách hàng có thể trả nợ theo từng tháng, từng quý, hoặc theo thời gian nhất định tuỳ thuộc vào nguồn thu của mình.

- Nợ lãi phải trả: Khách hàng có nghĩa vụ trả lãi hàng tháng cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 2779_1625 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)