Nhân tố vi mô

Một phần của tài liệu 2779_1625 (Trang 29 - 33)

Những nhân tố vi mô ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại bao gồm các nhân tố thuộc về phía khách hàng như đạo đức người vay, khả năng tài chính, tài sản đảm bảo và những nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại như nội lực của ngân hàng, chất lượng cán bộ tín dụng, sự chặt chẽ của chính sách tín dụng…

* Các nhân tố thuộc về phía khách hàng.

• Đạo đức người vay

Đạo đức người vay được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm. Đây là yếu tố tiên quyết để ngân hàng xem xét cho vay vì ngay cả khi người vay có thu nhập tốt thì chưa chắc họ có thiện chí trả nợ. Đạo đức người vay trong quan hệ tín dụng được đánh giá bằng độ tín nhiệm của khách hàng trên cơ sở tính thật thà, sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng và ý muốn kiên quyết trong việc thực hiện tất cả các giao ước trong hợp đồng tín dụng. Năng lực pháp lý là những quy định cụ thể về mặt pháp lý mà người vay cần phải có. Đây là cơ sở hình thành nghĩa vụ trả nợ của khách hàng trong quan hệ tín dụng.

• Khả năng tài chính.

Khả năng tài chính của khách hàng là nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng. Phần lớn các món cho vay tiêu dùng được quy định nguồn hoàn trả

là thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai. Nếu khách hàng có thu nhập cao và ổn định thì việc trả nợ ngân hàng thường ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác, đặc biệt là các chỉ tiêu thông thường hay thiết yếu...Với những người vay này, họ sẵn sàng thành toán tiền cho ngân hàng và khoản tín dụng trở nên an toàn hơn.

• Tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là cơ sở pháp lý để có thêm nguồn trả nợ thứ hai cho ngân hàng ngoài nguồn thu nợ thứ nhất, mang tính dự phòng rủi ro và tăng mức độ an toàn cho khoản tín dụng của ngân hàng. Mặc dù nắm giữ tài sản đảm bảo song nếu khách hàng không trả nợ thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro giảm thu nhập vì muốn phát mại tài sản phải có thời gian và mất chi phí khác liên quan…Vì vậy, tài sản đảm bảo là một trong những tiêu chuẩn để xét duyệt cho vay nhưng không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất giữ vai trò quyết định trong việc cho vay của ngân hàng thương mại.

* Các nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại.

Sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ở một ngân hàng thương mại chủ yếu do chính nột lực của ngân hàng quyết định, nhân tố tiên quyết là định hướng phát triển của ngân hàng. Nếu ngân hàng không có một định hướng toàn thể về phát triển cho vay tiêu dùng thì chắc chắn nó sẽ không thể mang lại hiệu quả như mong muốn.

Nội quy làm việc và chế độ thưởng phát nghiêm minh cũng ảnh hưởng nhất

định tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Các yếu tôs này sẽ tác động nhằm nâng cao trách nhiệm của các cán bộ trong công việc cũng như thái độ của họ đối với khách hàng. Các khuyến khích tài chính có tác dụng thúc đẩy các cán bộ ngân

hàng học hỏi, phấn đấu nâng cao trình độ, phát huy hết khả năng đóng góp cho ngân hàng.

Đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ và đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quyết định tới hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại. Nếu không có đạo đức nghề nghiệp thì dù giỏi mấy cũng vô giá trị, vì lợi ích cá nhân họ sẵn sàng làm tổn hại tới lợi ích của ngân hàng. Tuy nhiên chỉ có đạo đức thì chưa đủ,cán bộ tín dụng phải có trình độ nghiệp vụ cao, hiểu pháp luật, có khả năng tổng hợp thông tin, khả năng giao tiếp và đánh giá khách hàng… từ đó thẩm định khách hàng chính xác và đưa ra quyết định tín dụng đứng đắn.

Kỹ thuật và thủ tục thẩm định hiệu quả và không rườm rà, phức tạp là một trong những cách thức quan trong lôi kéo khách hàng. Nhằm đưa ra các đánh giá đúng đắn về khách hàng và các khoản vay, từ đó có quyết định cho vay đúng đắn. Một hệ thống các thủ tục và kỹ thuật được xây dựng một cách khoa học, hợp lý và được thực hiện một cách nghiêm chỉnh là yếu tố quyết định đến chất lượng thẩm định và do đó quyết định chất lượng khoản cho vay.

Ngoài ra, yếu tố vốn của ngân hàng cũng giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Cũng giống như các doanh nghiệp, muốn tiến hành kinh doanh ngân hàng cũng phải có vốn. Vốn tự có của ngân hàng càng lớn thì ngân hàng càng có khả n ăng mở rộng phạm vi cho vay, tăng cường cung cấp sản phẩm dịch vụ…Mặt khác, ngân hàng cũng có điều kiện đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị, công nghệ ngân hàng hiện đại…tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời đảm bảo được an toàn, hạn chế rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

Chương 2.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOẠI QUỐC DOANH

(VPBANK) CHI NHÁNH THANH XUÂN.

Một phần của tài liệu 2779_1625 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)